Khái quát về Học viện Cảnh sát Nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển văn hóa đọc cho sinh viên tại Học viện cảnh sát nhân dân (Trang 43 - 47)

Bảng 2.15 : Số lượng cơ sở dữ liệu hiện có tại Thư viện

8. Dự kiến kết quả nghiên cứu

1.2. Học viện cảnh sát nhân dân trƣớc yêu cầu phát triển văn hóa đọc

1.2.1. Khái quát về Học viện Cảnh sát Nhân dân

Học viện Cảnh sát Nhân dân, sau đây gọi tắt là Học viện có tiền thân là Khoa Cảnh sát nhân dân, thuộc trường Công an Trung ương, được thành lập ngày 15 tháng 5 năm 1968. Học viện là cơ sở đào tạo đại học, sau đại học cho đội ngũ cán bộ thuộc lực lượng công an nhân dân (CAND).

Đến nay, Học viện Cảnh sát nhân dân đã trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển. Chặng đường tuy chưa dài so với lịch sử phát triển của đất nước, lịch sử đấu tranh của lực lượng CAND, nhưng cũng đủ thời gian ghi nhận và khẳng định công lao to lớn của các thế hệ thày - trò của Học viện đối với sự nghiệp đào tạo của ngành, góp phần không nhỏ vào giữ gìn trật tự an toàn xã hội mà Đảng và Nhà nước tin cậy giao phó.

Từ một khoa nghiệp vụ II (1962), Phân hiệu Cảnh sát nhân dân (1965) thuộc trường Công an Trung ương, qua từng giai đoạn khác nhau, Học viện có các tên gọi khác nhau: Trường Cảnh sát nhân dân (1968-1975); trường Sỹ quan Cảnh sát Nhân dân (1975-1981); trường đại học Cảnh sát Nhân dân (1981-2001); và từ năm 2001 đến nay mang tên Học viện Cảnh sát Nhân dân.

Những ngày đầu mới thành lập, Học viện có 5 khoa, 3 phòng chức năng với hơn 100 cán bộ nhân viên. Đến nay, Học viện đã có 33 đơn vị, phòng khoa, bộ môn, trung tâm với tổng số cán bộ, giảng viên của Học viện đã lên tới hơn 800 người, Hơn 40 năm qua, Học viện đã đào tạo được 36 khóa đại học chính quy; 25 khóa đại học hệ vừa học vừa làm; 26 khóa đại học hệ chuyên tu với hơn 3 vạn cử nhân ra trường. Ngoài ra, Học viện cũng đã đào tạo được hàng trăm ngàn sinh viên các bậc học từ sơ cấp, trung cấp, bồi dưỡng nghiệp vụ cảnh sát, đến trình độ cử nhân, thạc sỹ và tiến sỹ luật cho lực lượng Cảnh sát Nhân dân, Tòa án, Viện Kiểm sát Nhân dân, cho Cục điều tra Hình sự Bộ Quốc phòng, cho nước bạn Lào, Campuchia và còn mở rộng đào tạo với INTERPOL, ASEANPOl. Bên cạnh đó, Học viện đã tiến hành nghiên cứu thành công hàng nghìn đề tài khoa học các cấp, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự của Tổ quốc.

Trong quá trình xây dựng và phát triển, Học viện đã có những đóng góp to lớn trong thực hiện nhiệm vụ đào tạo qua các thời kỳ. Học viện đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân chương cao quý: Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương độc lập hạng nhất, hàng chục Huân chương chiến công hạng Nhất, Nhì, Ba. Những phần thưởng cao quý đó là niềm tự hào của các thế hệ thày-trò thuộc Học viện. Đất nước đang vào giai đoạn phát triển mới, yêu cầu nhiệm vụ giữ gìn trật tự an toàn xã hội nặng nề hơn. Học viện ngày càng phát huy truyền thống vẻ vang, đổi mới mạnh mẽ, toàn diện để vươn lên tầm cao mới.

*Cơ cấu tổ chức của Học viện

Ngày 25/12/2000 Bộ trưởng Bộ Công an đã có quyết định số 2008/2006/QĐ- BCA(X13) quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Học viện. Theo đó, Ban giám đốc Học viện là bộ phận lãnh đạo cao nhất, chỉ đạo các hoạt động chung của các đơn vị trong toàn Học viện. Các đơn vị trực thuộc Ban giám đốc Học viện gồm: Các bộ môn, khoa đào tạo; các Hội đồng; các Phòng, Trung tâm, hoạt động thống nhất vì mục tiêu chung của Học viện (xem sơ đồ trang sau).

Các bộ môn, khoa đào tạo gồm có 7 bộ môn và 9 khoa đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành, thực hiện chức năng giảng dạy theo chương trình do Bộ GD&ĐT và Bộ Công an quy định. Học viện có 5 Hội đồng, thực hiện chức năng quản lý về các mặt công tác khác nhau như, khoa học; giáo dục; thi đua, khen thưởng, kỷ luật; thăng cấp, nâng lương; văn hóa, văn nghệ và thể thao.

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Học viện BAN GIÁM ĐỐC CÁC BỘ MÔN, KHOA CÁC HỘI ĐỒNG CÁC PHÒNG, TRUNG TÂM

1.Bộ môn Mác - Lênin và khoa học XHNV

2.Bộ môn Tâm lý 3. Bộ môn Pháp luật 4. Bộ môn Ngoại ngữ 5.Bộ môn Toán – Tin học 6. Bộ môn QSVT – TDTT 7. Bộ môn Nghiệp vụ cơ sở 8.Khoa nghiệp vụ QLHC và TTXH

9.Khoa Nghiệp vụ kỹ thuật hình sự 10.Khoa Nghiệp vụ CS hình sự 11.Khoa Nghiệp vụ CS kinh tế 12.Khoa Nghiệp vụ CSPCTP về ma túy

13.Khoa Nghiệp vụ CS điều tra 14.Khoa Nghiệp vụ CS giao thông

15.Khoa đào tạo sau đại học và bồi dưỡng nâng cao

16.Khao Nghiệp vụ CS giáo dục và cải tạo phạm nhân

1.Hội đồng giáo dục

2.Hội đồng khoa học

3.Hội đồng thi đua, khen thưởng, kỷ luật 4.Hội đồng xét thăng cấp nâng lương 5.Hội đồng văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao. 1.Phòng quản lý đào tạo và phương pháp dạy học 2.Phòng quản lý học viên 3.Phòng quản lý nghiên cứu khoa học 4.Phòng Công tác chính trị và tổ chức cán bộ 5.Phòng công tác Đảng và công tác quần chúng 6.Phòng hành chính tổng hợp 7.Phòng hậu cần 8.Phòng quản lý nhà ăn 9.Trung tâm TTKH & TLGK

10.Trung tâm dạy nghề và đào tạo lái xe.

Sơ đồ trên cho thấy, các đơn vị thuộc Học viện gồm có 7 phòng: Phòng quản lý hành chính; nhân sự; đào tạo; công tác chính trị; hậu cần và 2 Trung tâm, trong đó có Trung tâm Thông tin Khoa học và Tài liệu Giáo khoa học, thực hiện chức năng đào tạo nghề và thông tin-thư viện. Các đơn vị trên đều có mối quan hệ hoạt động chặt chẽ với nhau, phụ thuộc và hỗ trợ nhau trong thực hiện xây dựng Học viện vững mạnh.

*Đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục

Hiện nay, Học viện có đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn, tận tụy với nghề, trong đó, có 4 Giáo sư, 13 Phó giáo sư, 47 Tiến sĩ, 200 Thạc sĩ và hơn 100 giảng viên chính. Đội ngũ giảng viên trẻ chiếm hơn 50% quân số, là lực lượng khá năng động và sáng tạo, có trình độ tin học, ngoại ngữ, có lòng say mê nghề nghiệp đã và đang thi đua học tập, rèn luyện, tiếp thu và chiếm lĩnh đỉnh cao của khoa học. Đội ngũ cán bộ, giảng viên ở độ tuổi cao chiếm 30% quân số, có bề dày kinh nghiệm công tác, tâm huyết với nghề nghiệp, có khả năng quy tụ, đoàn kết giúp Học viện ổn định và phát triển.

Toàn Học viện hiện nay, có 47 cán bộ làm công tác quản lí giáo dục, trong đó, 4 người có trình độ Tiến sĩ, 11 Thạc sĩ và 32 người có trình độ đại học; trình độ sư phạm bậc 2 có 5 người, có 16 người đạt trình độ cao cấp chính trị. Nhìn chung, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đã đáp ứng được nhiệm vụ chính trị đề ra. Tuy nhiên, số lượng cán bộ quản lí giáo dục còn rất thiếu so với yêu cầu đào tạo của trường, cần được điều chỉnh, bổ sung kịp thời

*Cơ sở vật chất và trang thiết bị

Học viện tọa lạc tại Cổ nhuế - Từ Liêm - Hà Nội, có diện tích 7,5 hécta, gồm 10 tòa nhà độc lập nhưng có sự liên hoàn với nhau, được trang bị nội thất hiện đại, nối mạng nội bộ và mạng Internet, đảm bảo các điều kiện cho hoạt động giáo dục đào tạo của Học viện. Cụ thể: Nhà Hiệu bộ (trụ sở làm việc của Ban Giám đốc và các đơn vị chức năng); hệ thống giảng đường; hệ thống phòng học chuyên dụng, khu tập luyện (chuyên dùng phục vụ cho học tập chuyên ngành và tập luyện thể chất); Trung tâm TTKH & TLGK; ký túc xá (bảo đảm chỗ ở nội trú cho toàn bộ học

viên trong nước và quốc tế); nhà ăn tập thể (đảm bảo phục vụ nhu cầu ăn uống của cán bộ, giáo viên và học viên trong trường, với các phương tiện bảo quản, chế biến thực phẩm hiện đại); cơ sở vật chất phục vụ huấn luyện đào tạo lái xe; khu giáo dục truyền thống.

Với cơ sở vật chất đầy đủ như trên, đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho hoạt động giáo dục đào tạo của Học viện, góp phần quan trọng vào xây dựng lực lượng Công an lớn mạnh, xây dựng Học viện trở thành trường trọng điểm Quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển văn hóa đọc cho sinh viên tại Học viện cảnh sát nhân dân (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)