Bảng 2.15 : Số lượng cơ sở dữ liệu hiện có tại Thư viện
8. Dự kiến kết quả nghiên cứu
3.2. Đa dạng hóa các loại hình sản phẩm và dịch vụ thông tin-thƣ viện
Kết quả phân tích đánh giá hiện trạng chất lượng và hiệu quả đáp ứng nhu cầu đọc của sinh viên Học viện đối với các loại hình sản phẩm và dịch vụ thông tin-thư viện cho thấy, các loại hình sản phẩm và dịch vụ thông tin-thư viện của Trung tâm
còn rất ít, chủ yếu mang tính truyền thống, thiếu các loại hình sản phẩm và dịch vụ có giá trị gia tăng. Do vậy, định hướng đa dạng hóa các loại hình sản phẩm và dịch vụ thông tin-thư viện của Học viện sẽ tập trung chủ yếu vào hoàn thiện và nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ hiện có, đồng thời phát triển các loại hình sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao, nhằm tăng cường thúc đẩy phát triển nhu cầu, hứng thú đọc của sinh viên Học viện, hỗ trợ đắc lực cho quá trình tự học, tự nghiên cứu của họ.
3.2.1. Hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng các sản phẩm và dịch vụ thông tin-thƣ viện hiện có
Hoàn thiện và nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ thông tin-thư viện hiện có của Trung tâm là giải pháp tích cực, hỗ trợ cho kích thích phát triển nhu cầu tin của sinh viên Học viện, thông qua việc tăng cường khả năng thích ứng của sản phẩm và dịch vụ thông tin-thư viện trước yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập theo học chế tín chỉ, cũng như yêu cầu Chuẩn đầu ra của sinh viên Học viện.
Đối với ấn phẩm “Thông báo sách mới” cần hoàn thiện chất lượng trình bày về hình thức và nội dung thư mục các tài liệu trong ấn phẩm sao cho thu hút được người dùng và dễ dàng tra cứu được thông tin cần quan tâm. Đồng thời, cần cải tiến khâu phát hành để ấn phẩm tới tay người dùng nhanh chóng, kịp thời cung cấp thông tin về tài liệu mới được bổ sung vào Thư viện.
Đối với các CSDL hiện có, cần có kế hoạch cụ thể cho rà soát hiệu đính thông tin các biểu ghi. Loại bỏ các biểu ghi trùng, sửa chữa thông tin chưa chuẩn xác trong các trường thông tin. Đồng thời, cần nâng cấp phần mềm quản trị CSDL, tăng cường tính thân thiện cho tra cứu thông tin của người dùng.
Đối với dịch vụ đa phương tiện, Trung tâm cần tăng cường bổ sung nguồn tài liệu điện tử đa phương tiện, đặc biệt là, nguồn phim chuyên án và các tài liệu trực quan, phục vụ cho học tập nghiệp vụ của sinh viên Học viện. Ngoài ra, cần có các chỉ dẫn rõ ràng về quyền, trách nhiệm và mức được phép khai thác các nguồn tin,
cũng như chủ động cung cấp các điều kiện thuận lợi cho sinh viên Học viện tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin điện tử.
3.2.2. Phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin-thƣ viện mới
Nhu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ thông tin-thư viện ngày càng tăng, tỷ lệ thuận với chiều hướng phát triển của vốn tài liệu, của cơ sở hạ tầng thông tin, cũng như cơ sở vật chất và trang thiết bị của Thư viện. Đặc biệt, trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông như hiện nay, các loại hình sản phẩm và dịch vụ thông tin-thư viện luôn được đổi mới và phát triển, đó là xu thế tất yếu của thời đại.
Bên cạnh đó, sự chuyển đổi từ phương thức đào tạo sang học chế tín chỉ, cũng là một yếu tố tác động mạnh mẽ tới nhu cầu được kịp thời cung cấp nguồn học liệu có khối lượng lớn và đa dạng. Do vậy, song song với việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ thông tin-thư viện hiện có, Trung tâm cần có định hướng chiến lược cho mở rộng và phát triển các loại hình sản phẩm và dịch vụ mới. Việc phát triển các loại sản phẩm và dịch vụ thông tin-thư viện mới của Trung tâm phải được xuất phát từ quan điểm, mở rộng và phát triển các loại hình sản phẩm và dịch vụ mới, có khả năng hỗ trợ lẫn nhau, phù hợp với các nhóm đối tượng dùng tin khác nhau thuộc Học viện. Đồng thời, các dịch vụ thông tin-thư viện mới phải hướng vào việc tăng cường khả năng khai thác và sử dụng các nguồn thông tin khác nhau, đáp ứng yêu cầu của học chế tín chỉ và Chuẩn đầu ra đối với sinh viên Học viện.
Việc tăng cường mở rộng và phát triển các sản phẩm, dịch vụ thông tin-thư viện cần chú trọng, trước hết, vào phục vụ nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của Học viện. Đặc biệt, cần chú ý tới các sản phẩm và dịch vụ thông tin-thư viện phù hợp với yêu cầu thực tiễn của Học viện và có tính ổn định cao, như các CSDL toàn văn. Trong đó, quan trọng là các CSDL toàn văn giáo trình, bài giảng, đề cương chi tiết các môn học; CSDL toàn văn luận văn, luận án; CSDL toàn văn tài liệu tham khảo theo môn học; CSDL toàn văn đề tài nghiên cứu khoa học. Các CSDL này cần được xây dựng tuân thủ nghiêm ngặt các chuẩn
nghiệp vụ, chuẩn kỹ thuật và theo khổ mẫu chung để có thể thuận lợi trao đổi, chia sẻ trong đảm bảo khai thác và sử dụng thông tin.
Song song với tra cứu tin bằng máy, Trung tâm cần khôi phục hệ thống tra cứu bằng phiếu mục lục. Điều này cũng xuất phát từ yêu cầu của sinh viên Học viện, bởi vì, hiện tại, tra cứu tin bằng máy chưa thể thay thế hoàn toàn được thói quen sử dụng hệ thống mục lục truyền thống. Hơn nữa, với sự hỗ trợ của phần mềm quản trị dữ liệu, việc in phiếu mục lục cũng khá thuận tiện.
Bên cạnh các sản phẩm thông tin-thư viện truyền thống, Trung tâm cần phải có kế hoạch xây dựng và phát triển các sản phẩm thông tin-thư viện hiện đại và có giá trị gia tăng cao, như: Ấn phẩm tóm tắt nội dung tài liệu theo chuyên đề; tài liệu tổng quan; tổng luận... Đồng thời, cần phát triển các loại hình dịch vụ thông tin-thư viện mới, như: Dịch vụ hỏi-đáp; dịch vụ tìm tin; dịch vụ cung cấp thông tin chọn lọc; dịch vụ cung cấp thông tin theo yêu cầu; hội thảo khoa học; nói chuyện chuyên đề; dịch vụ trao đổi và tư vấn thông tin; giao lưu trực tuyến... Đây là các dịch vụ giúp sinh viên Học viện tìm và chọn lọc thông tin phù hợp với nhu cầu của mình một cách dễ dàng, thuật tiện và nhanh chóng, giảm thiểu thời gian tìm kiếm thông tin, đồng thời cung cấp cho sinh viên các thông tin có tính tổng hợp và chọn lọc cao.