Hành vi Tổng số Nhóm nghiệp vụ CS hình sự; điều tra, kinh tế; PCTP ma túy Nhóm nghiệp vụ CS giáo dục và cải tạo phạm nhân Nhóm nghiệp vụ CS giao thông; QL hành chính và trật tự XH Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Cắt, xé tài liệu 9 2,0 3 0,02 2 0,013 4 0,03 Làm nhàu tài liệu 10 2,2 5 0,03 2 0,013 3 0,02 Ký tên, viết vẽ
bậy lên tài liệu 31 6,9 15 0,1 9 0,06 7 0,05
Tổng cộng 50 23 13 14
Ngoài ra, thái độ và hành vi ứng xử đúng đắn đối với tài liệu của sinh viên Học viện còn thể hiện cả ở tư thế ngồi đọc tài liệu thích hợp như, đặt sách vừa tầm mắt, đọc ở nơi có đủ ánh sáng, khoảng cách giữa mắt và tài liệu, không đọc tài liệu ở tư thế nằm, cũng như cả ở hình thức trang phục khi tới Thư viện đọc sách. Điều này không những thể hiện sự trân trọng đối với tài liệu, sự tôn trọng bản thân, mà còn thể hiện sự tôn trọng đối với mọi người xung quanh, hoặc nói rộng hơn là tôn trọng môi trường đọc trong Thư viện.
2.4. Các yếu tố tác động đến văn hoá đọc của sinh viên Học viện
Các yếu tố cơ bản tác động tới sự hình thành và phát triển văn hóa đọc trong sinh viên thuộc Học viện được phân tích đánh giá qua các nội dung chính sau: (1) Môi trường học tập của sinh viên; (2) Đặc điểm xuất bản phẩm của Ngành; (3) Thực trạng hoạt động thông tin-thư viện tại Học viện; (4) Ảnh hưởng của công nghệ thông tin và truyền thông.
2.4.1. Môi trƣờng học tập của sinh viên Học viện
Như đã trình bày ở trên, mọi sinh hoạt và học tập của sinh viên Học viện được thực hiện theo đúng thời gian biểu quy định, có sự giám sát và kiểm tra chặt chẽ của cán bộ quản lý. Điều này có tác động khá tích cực tới sự hình thành thói quen tốt
trong sinh viên Học viện. Đồng thời, đây cũng là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng tích cực đến sự hình thành và phát triển văn hoá đọc trong sinh viên Học viện.
Với cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình giáo dục đào tạo được Học viện quan tâm đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy nâng cao chất lượng học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên. Điều kiện kinh tế được bao cấp hoàn toàn là cơ sở đảm bảo để sinh viên an tâm học tập và rèn luyện, không bị phân tán tư tưởng và đầu tư toàn bộ thời gian và sức lực để hoàn thành nhiệm vụ. Điều kiện cơ sở vật chất đầy đủ cũng là yếu tố kích thích phát triển nhu cầu, hứng thú đọc của sinh viên với sự hỗ trợ của các phương tiện trang thiết bị được đầu tư của Học viện.
Ngoài ra, việc đổi mới phương pháp học tập theo hướng chú trọng tới khả năng tự học, tự nghiên cứu, đòi hỏi sinh viên Học viện phải chủ động tìm tòi, tích lũy và sử dụng có hiệu quả các kiến thức cần thiết, đáp ứng yêu cầu của các môn học. Điều này, một mặt kích thích phát triển nhu cầu đọc, hứng thú đọc của sinh viên Học viện, mặt khác, đòi hỏi sinh viên phải được trang bị các kỹ năng đọc cần thiết. Đây là vấn đề hết sức quan trọng và cũng là nhiệm vụ của Trung tâm trong vai trò phát triển văn hóa đọc cho sinh viên Học viện.
2.4.2. Đặc điểm xuất bản phẩm của Ngành
Như đã trình bày ở trên, đặc điểm xuất bản phẩm nói chung và xuất bản phẩm của Ngành nói riêng có tác động đáng kể tới nhu cầu, hứng thú đọc và kỹ năng đọc của sinh viên Học viện. Mặc dù, đọc điện tử hay đọc tài liệu in truyền thống đều có chung mục đích là, cung cấp thông tin đáp ứng nhu cầu đọc của sinh viên Học viện, nhưng hai loại hình tài liệu này đối với các xuất bản phẩm của ngành Công an cũng ít nhiều có sự tác động khác nhau tới văn hóa đọc của sinh viên Học viện.
Xuất bản phẩm của Ngành được in ấn và phát hành rộng rãi cho toàn ngành Công an, trong đó có Học viện. Phần lớn các xuất bản phẩm của Ngành đều tập trung chủ yếu vào lĩnh vực an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội (kể cả sách văn học); tài liệu về chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho mục đích tuyên truyền, giáo dục và hướng dẫn tham gia vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự xã hội; tài liệu phục vụ cho công tác của Ngành; tài liệu hướng dẫn
nghiệp vụ, hướng dẫn thi hành pháp luật; tài liệu tổng kết hoạt động nghiên cứu; tài liệu về lịch sử truyền thống; giáo trình; sách văn học nghệ thuật; văn hóa phẩm và các loại tài liệu tham khảo khác.
Số lượng tạp chí do Ngành xuất bản cấp cho Thư viện gồm có 8 đầu tên với số lượng 100 bản / mỗi kỳ. Cụ thể:
- Tạp chí Công an nhân dân (hai chuyên đề: An ninh và xã hội và Chuyên đề nghiệp vụ);
- Tạp chí Cảnh sát nhân dân;
- Tạp chí Khoa học và Giáo dục An ninh (thuộc Học viện ANND); - Tạp chí Khoa học và Giáo dục An ninh (thuộc trường ĐH ANND); - Tạp chí Khoa học và Giáo dục trật tự Xã hội (thuộc Học viện CSND); - Tạp chí Khoa học và Giáo dục CSND (Trường Đại học CSND);
- Tạp chí Khoa học và Giáo dục Phòng cháy chữa cháy (Trường ĐH PCCC); - Tạp chí Khoa học công nghệ và Môi trường Công an
Đối với tài liệu giáo trình, Thư viện mới chỉ bắt đầu được cấp từ năm 2010, gồm có 7 đầu tên với số lượng 1000 bản cho mỗi đầu tài liệu. Cụ thể:
Giáo trình Chính trị Giáo trình Luật
Giáo trình Xây dựng đảng
Giáo trình Tâm lý học đại cương Giáo trình Tâm lý xã hội
Giáo trình Xã hội học Giáo trình Đạo đức học
Ngoài ra, tài liệu nghiệp vụ ngành, Thư viện cũng mới được cấp trong năm 2010, có 3 đầu tên với 1000 bản cho mỗi đầu tài liệu. Cụ thể:
Tội phạm học
Vận động quần chúng An ninh quốc gia
Năm 2011, số đầu tài liệu nghiệp vụ cấp cho Thư viện có tăng thêm 1 đầu tên tài liệu là, Lý luận nhà nước và pháp luật với 1000 bản.
Như vậy, có thể nói, các xuất bản phẩm của ngành Công an cấp cho Thư viện khá đơn điệu, đa số là tài liệu tiếng Việt, thiếu tài liệu ngoại văn. Tài liệu dịch chuyên ngành chỉ chiếm 0,5%. Hơn nữa, số lượng bản trên mỗi đầu tài liệu còn hạn chế so với tổng số sinh viên của Học viện. Điều này có ảnh hưởng khá lớn tới nhu cầu, hứng thú đọc của sinh viên. Ngoài ra, tài liệu chuyên ngành Công an không được phổ biến rộng rãi, kênh thông tin để tìm tài liệu tham khảo đáp ứng yêu cầu học tập của sinh viên Học viện còn hạn hẹp. Điều này dẫn tới việc thu hẹp nhu cầu, hứng thú đọc của sinh viên, ảnh hưởng tiêu cực tới việc phát triển văn hoá đọc trong sinh viên Học viện.
2.4.3. Thực trạng hoạt động thông tin-thƣ viện tại Học viện
Chức năng hoạt động thông tin-thư viện của Học viện được giao cho Trung tâm Thông tin Khoa học và Tư liệu Giáo khoa. Thực trạng chất lượng và hiệu quả hoạt động thông tin-thư viện trong đáp ứng yêu cầu phát triển văn hóa đọc cho sinh Học viện được tập trung phân tích đánh giá thông qua thực trạng vốn tài liệu; chất lượng và hiệu quả sử dụng của các loại hình sản phẩm và dịch vụ thông tin-thư viện trong tổ chức phục vụ sinh viên của Học viện.
(1) Thực trạng vốn tài liệu của Trung tâm
Số lượng vốn tài liệu của Trung tâm giai đoạn 2007-2011 được trình bày ở bảng dưới đây.
Bảng 2.9: Số lƣợng vốn tài liệu của Thƣ viện qua các năm
Năm Tổng số đầu tên tài liệu
Tổng số bản Số lượng báo, tạp chí (Loại/bản) 2007 17.680 198.760 25/750 2008 20.258 202.767 30/900 2009 22.016 210.559 35/1050 2010 23.336 221.158 45/1350 7 tháng/năm 2011 24.714 229.774 45/945
Theo đó, tổng vốn tài liệu của Thư viện có sự gia tăng qua các năm cả về số đầu tên tài liệu và số bản, cũng như số lượng báo, tạp chí. Số lượng gia tăng hàng năm tuy không cao, nhưng khá đều đặn, trong khoảng trên dưới 2000 đầu tên tài liệu. Riêng số đầu tên báo, tạp chí trong năm 2010 đã tăng lên gấp đôi (10 đầu tên so với 5 đầu tên của các năm trước). Mặc dù dự kiến kinh phí năm 2011 cho bổ sung vốn tài liệu của Thư viện đã tăng lên 100 triệu đồng, nhưng số đầu báo, tạp chí không tăng, trong khi đó, số đầu tên tài liệu cũng chỉ ở mức tăng như các năm trước. Điều này cho thấy, có sự tác động đáng kể của yếu tố giá cả đối với tài liệu trên thị trường xuất bản.
Cơ cấu vốn tài liệu của Thư viện phân theo lĩnh vực khoa học được trình bày ở bảng dưới đây.
Bảng 2.10: Cơ cấu vốn tài liệu theo lĩnh vực khoa học
Lĩnh vực khoa học Số lượng Đầu sáchTỷ lệ (%) Số lượng Số lượng bảnTỷ lệ (%) Kinh tế-chính trị-xã hội 8.403 34,0 41.359 18,0 Văn học nghệ thuật 3.213 13,0 13.786 6,0 Tâm lý 4.943 20,0 22.977 10,0 Pháp luật 3.707 15,0 32.168 14,0 Ngoại ngữ-tin học 1.483 6,0 16.084 7,0 Chuyên ngành đào tạo 3.977 4,0 85.019 37,0 Thể thao-giải trí 1.730 7,0 13.786 6,0 Lĩnh vực khác 258 1,0 4.595 2,0
Tổng số 24.714 229.774
Nguồn: Học viện Cảnh sát Nhân dân (Thống kê thư viện)
Theo đó, số lượng tài liệu thuộc lĩnh vực kinh tế-chính trị-xã hội có tỷ lệ cao nhất, chiếm hơn 1/3 tổng vốn tài liệu của Thư viện. Tuy nhiên, tổng số bản lại thấp hơn so với số lượng tài liệu thuộc chuyên ngành đào tạo, mặc dù số đầu tài liệu thuộc lĩnh vực này có tỷ lệ gần như thấp nhất trong tổng số đầu tên tài liệu thuộc Thư viện. Điều này cũng dễ hiểu, vì tài liệu thuộc chuyên ngành đào tạo phần lớn là giáo trình cần có nhiều bản để đảm bảo đáp ứng nhu cầu học tập của từng sinh viên Học viện.
Cơ cấu vốn tài liệu của Thư viện phân theo loại hình tài liệu được trình bày ở bảng dưới đây.
Bảng 2.11: Cơ cấu vốn tài liệu theo loại hình tài liệu
Loại hình tài liệu Đầu sách Số lượng bản Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Sách giáo khoa, giáo trình 423 1,70 164.876 71,80 Tài liệu tham khảo 12.305 48,80 31.462 12,52 Tài liệu tra cứu 600 2,43 919 0,40 Tài liệu trực quan 27 0,11 27 0,01 Báo, tạp chí 45 0,18 4.445 1,93 Báo cáo đề tài khoa học 603 2,40 603 0,26 Luận án, luận văn 1.033 4,20 1.033 0,45 Khóa luận tốt nghiệp 10.031 40,59 10.031 4,37 Phim chuyên án 226 0,91 226 0,10 Cơ sở dữ liệu thư mục 9 0,03 4.335 1,89 Cơ sở dữ liệu toàn văn 3 0,01 11.667 5,08 Tài liệu khác 50 0,20 150 0,07
Tổng số 24.714 229.774
Nguồn: Học viện Cảnh sát Nhân dân (Thống kê thư viện)
Số liệu bảng trên cho thấy, số đầu tên tài liệu tham khảo chiếm tỷ lệ cao nhất (gần một nửa) trong tổng vốn tài liệu thuộc Thư viện. Tương tự, số lượng khóa luận tốt nghiệp cũng chiếm tỷ lệ khá ấn tượng trong tổng vốn tài liệu thuộc Thư viện, chỉ đứng sau tài liệu tham khảo. Đây có lẽ là đặc trưng cơ bản trong cơ cấu vốn tài liệu thuộc các cơ sở đào tạo đại học nói chung và Học viện nói riêng. Một đặc trưng khác đối với nội dung vốn tài liệu của Học viện so với các trường đại học khác, đó là phim chuyên án, chiếm xấp xỉ 1% trong tổng vốn tài liệu thuộc Thư viện.
Cơ cấu vốn tài liệu thuộc Thư viện theo ngôn ngữ tài liệu được thể hiện ở bảng dưới đây.
Bảng 2.12: Cơ cấu vốn tài liệu theo ngôn ngữtài liệu
Ngôn ngữ Đầu sách Số lượng bản Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Tiếng Việt 21748 88 194572 84,68 Tiếng Anh 2026 8,2 21414 9,32 Tiếng Nga 370 1,5 4596 2,0 Tiếng Trung 446 1,8 3217 1,4 Ngôn ngữ khác 124 0,5 5975 2,6
Theo đó, số lượng tài liệu tiếng Việt chiếm tỷ lệ áp đảo cả về đầu tên và số lượng bản, với tỷ lệ gần 90%. Tiếp đó là tài liệu tiếng Anh, mặc dù chiếm tỷ lệ không lớn lắm, nhưng cũng cao hơn nhiều so với tổng số tài liệu ở các ngôn ngữ khác. Trong khi đó, tổng số tài liệu ở các ngôn ngữ khác (Pháp, Lào, Campuchia) cũng mới chỉ chiếm chưa đầy 3% trong tổng vốn tài liệu thuộc Thư viện. Điều này có hạn chế khá lớn tới nhu cầu, hứng thú đọc của sinh viên Học viện trong bối cảnh hội nhập quốc tế, cũng như áp dụng Chuẩn đầu ra của Học viện về kỹ năng ngoại ngữ của sinh viên Học viện.
Mức độ đáp ứng nhu cầu đọc của vốn tài liệu thuộc Thư viện được trình bày ở Bảng 2.13. Theo đó, chỉ có chưa đầy 3% tổng số sinh viên được hỏi cho rằng, vốn tài liệu thuộc Thư viện chưa đáp ứng được nhu cầu đọc của mình. Các lý do được đưa ra, chủ yếu có liên quan tới tính kịp thời trong đáp ứng nhu cầu đọc; hạn chế về loại hình tài liệu điện tử; hạn chế về tài liệu ngoại văn, hạn chế về tài liệu thuộc chuyên ngành đào tạo… Điều này đòi hỏi Trung tâm cần có chiến lược bổ sung phù hợp, đảm bảo sự hài hòa giữa các loại hình và lĩnh vực khoa học của vốn tài liệu thuộc Thư viện.
Bảng 2.13: Ý kiến đánh giá về mức độ đáp ứng nhu cầu đọc của vốn tài liệu
Mức độ đáp ứng Tổng số Nhóm nghiệp vụ CS hình sự; điều tra, kinh tế; PCTP ma túy Nhóm nghiệp vụ CS giáo dục và cải tạo phạm nhân Nhóm nghiệp vụ CS giao thông; QLý hành chính và trật tự XH Số
lượng Tỷ lệ (%) lượng Số Tỷ lệ (%) lượng Số Tỷ lệ (%) lượng Số Tỷ lệ (%) Đáp ứng tốt 221 49,1 69 46,0 74 49,3 78 52,0 Bình thường 217 48,2 77 51,3 70 46,7 70 46,7 Chưa đáp
ứng 12 2,7 4 2,7 6 4,0 2 1,3
Tổng cộng 450 100,0 150 100,0 150 100,0 150 100,0
Tóm lại, có thể nói, vốn tài liệu thuộc Thư viện khá đầy đủ về số lượng. Gần 50% tổng số sinh viên được hỏi cho rằng, vốn tài liệu thuộc Thư viện đáp ứng tốt nhu cầu của họ. Điều này cho thấy, vốn tài liệu thuộc Thư viện đã đảm bảo chất
lượng cho đáp ứng nhu cầu đọc của sinh viên Học viện. Đây là yếu tố tích cực cho phát triển văn hóa đọc cho sinh viên Học viện. Bởi vì, vốn tài liệu của Thư viện càng đa dạng về loại hình, càng đầy đủ về số lượng, càng phong phú về nội dung, sẽ càng kích thích phát triển nhu cầu, hứng thú đọc trong sinh viên, là điều kiện thuận lợi cho phát triển văn hóa đọc sinh viên tại Học viện.
Hiệu quả đáp ứng nhu cầu đọc của sinh viên Học viện được trình bày ở Bảng 2.14. Theo đó, chỉ có chưa đầy 2% (tương ứng với 8 trường hợp) trong tổng số sinh viên được hỏi cho biết, họ đã từng bị từ chối đáp ứng nhu cầu đọc. Như vậy, có nghĩa rằng, có hơn 98% sinh viên luôn được đáp ứng nhu cầu đọc, vì họ chưa từng bị từ chối đáp ứng nhu cầu đọc khi sử dụng Thư viện. Trong tổng số các trường hợp bị từ chối, có 3 trường hợp do tài liệu đã có người mượn, 4 trường hợp không tìm thấy tài liệu, chỉ có 1 trường hợp là do không có tài liệu. Lý do không tìm thấy tài liệu được lý giải bởi Trung tâm mới chuyển sang địa điểm mới, vị trí tài liệu trong kho vẫn chưa ổn định. Mặt khác, cũng do hạn chế của phương tiện máy móc trong quá trình tra cứu tài liệu.
Bảng 2.14: Hiệu quảđáp ứng nhu cầu đọc của sinh viên Học viện
Hiệu quả đáp ứng nhu cầu đọc Tổng số Nhóm nghiệp vụ CS hình sự; điều tra, kinh tế; PCTP ma túy Nhóm nghiệp vụ CS giáo dục và cải tạo phạm nhân Nhóm nghiệp