Bảng 2.15 : Số lượng cơ sở dữ liệu hiện có tại Thư viện
8. Dự kiến kết quả nghiên cứu
1.2. Học viện cảnh sát nhân dân trƣớc yêu cầu phát triển văn hóa đọc
1.2.2. Đổi mới giáo dục đào tạo và yêu cầu phát triển văn hóa đọc trong sinh viên Học viện
viên Học viện.
Xuất phát từ đòi hỏi quy trình đào tạo phải tổ chức sao cho, mỗi sinh viên có thể tìm được cách học thích hợp nhất cho mình, đồng thời trường đại học phải nhanh chóng thích nghi và đáp ứng được những nhu cầu của thực tiễn cuộc sống. Trên góc độ này, đổi mới toàn diện giáo dục đào tạo mà Đảng và Nhà nước đã đưa ra là một chủ trương đúng đắn và mang tính khách quan tất yếu. Việc chuyển đổi cơ chế đào tạo từ niên chế sang tín chỉ đã thể hiện triết lý giáo dục đào tạo trong lấy người học làm trung tâm, phù hợp với thời đại công nghệ thông tin và truyền thông, cũng như hội nhập quốc tế hiện nay.
Nghị quyết 14/2005/NQ-CP về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 đã nhấn mạnh việc “Xây dựng và thực hiện lộ trình chuyển đổi sang chế độ đào tạo theo hệ thống tín chỉ, tạo điều kiện thuận lợi để người học tích lũy kiến thức, chuyển đổi ngành nghề, liên thông, chuyển tiếp tới các cấp học tiếp theo ở trong nước và nước ngoài”. Thực hiện chủ trương này, ngày 15/08/2007, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT về Quy chế đào tạo đại học theo hệ thống tín chỉ hệ chính quy. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ sở giáo dục đại học có lộ trình chuyển đổi sang phương thức đào tạo mới đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đối với Học viện, sau 40 năm đào tạo, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác giáo dục đào tạo còn có những hạn chế nhất định: Động lực học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên chưa cao; cơ chế quản lý, cơ chế gắn kết giữa giảng
dạy, học tập với thực tiễn chiến đấu chưa chặt chẽ; năng lực thực hành của sinh viên còn hạn chế; quá trình rèn luyện mang tính vũ trang còn yếu so với các nước tiên tiến trên thế giới và các nước trong khu vực.
Trước tình hình đó, Bộ Công an xác định, đào tạo đại học trong CAND phải bám sát chủ trương, lộ trình cải cách giáo dục đại học mà Đảng và Nhà nước đã đưa ra. Ngày 04/12/2009, Bộ trưởng Bộ Công an đã ký kế hoạch số 149/KH-BCA-X11 về việc triển khai thí điểm đào tạo theo hệ thống tín chỉ trong giáo dục đại học CAND. Việc nghiên cứu mô hình đào tạo theo học chế tín chỉ trong CAND phải đảm bảo xác định không những các mặt tác động tích cực, mà còn phải chỉ ra những tác động tiêu cực của mô hình đào tạo này, đảm bảo hài hòa giữa tính mềm dẻo của mô hình đào tạo mới với yêu cầu kỷ luật trong đào tạo của lực lượng vũ trang, nâng cao sức chiến đấu của lực lượng CAND trong tình hình mới. Việc đổi mới giáo dục đào tạo đại học CAND được xem xét từ các góc độ cơ chế quản lý, nội dung và mục tiêu chương trình đào tạo, cũng như đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập.
Nghị quyết chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập giai đoạn 2008 - 2013 của Đảng ủy Học viện đã xác định “chủ động đảm bảo các điều kiện cần thiết cho việc áp dụng phương pháp đào tạo theo học chế tín chỉ”. Đồng thời, Kế hoạch đổi mới phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ cũng đã được Học viện đưa ra trong Đề án công tác năm học 2008 - 2009. Theo đó, việc áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập mới tại Học viện được thống nhất thực hiện từ năm 2010. Lộ trình đổi mới giáo dục đào tạo được Học viện xác định trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm, khắc phục các tồn tại của đào tạo theo niên chế hiện nay ở Học viện; học hỏi kinh nghiệm đào tạo theo học chế tín chỉ ở một số trường đại học khác; tiến hành soạn thảo các văn bản khung cho toàn bộ hệ thống về học chế tín chỉ, cũng như soạn thảo lại toàn bộ chương trình đào tạo, đồng thời tổ chức tập huấn cho giảng viên, cán bộ quản lý; thiết kế catalogue giới thiệu đầy đủ về Học viện và ngành học; hoàn thiện hệ thống tin học quản lý đào tạo đã có nhằm tận dụng tối đa khi chuyển sang đào tạo theo tín chỉ; xây dựng hệ thống tài liệu học tập cho mọi học phần và chuẩn bị các điều kiện cần thiết hỗ trợ cho quá trình giảng dạy, học tập, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập, đáp ứng yêu cầu của học chế tín chỉ.
Ngoài ra, để có căn cứ đánh giá kết quả thực hiện đổi mới toàn diện giáo dục đào tạo tại Học viện, vừa qua, Giám đốc Học viện CSND cũng đã ký ban hành Đề án Chuẩn đầu ra đối với sinh viên các hệ đào tạo thuộc Học viện. Chuẩn đầu ra được Học viện áp dụng cho các khóa tuyển sinh đào tạo đại học, cao học, thạc sỹ, tiến sỹ bắt từ năm học 2009-2010. Trên cơ sở đó, Học viện đã trở thành một cơ sở giáo dục đại học đầu tiên trong ngành Công an Nhân dân nghiên cứu và áp dụng Chuẩn đầu ra cho sinh viên các hệ đào tạo.
Đề án Chuẩn đầu ra đối với sinh viên Học viện tập trung vào ba nhóm nội dung cơ bản sau:
a) Chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ: Cần đạt được mục tiêu cụ thể về kiến thức đào tạo theo yêu cầu của từng chuyên ngành, vững về kiến thức, thực hành thành thạo những tình huống nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân.
b) Chuẩn về chính trị: Sinh viên phải đảm bảo các yêu cầu về rèn luyện phẩm chất, có bản lĩnh chính trị, thực hiện nghiêm chỉnh điều lệnh Công an nhân dân, pháp luật của Nhà nước.
c) Chuẩn về kỹ năng mềm: Ngoại ngữ; tin học; bắn súng; võ thuật; và lái xe. Ngoài chuẩn về các kỹ năng mềm nói trên, sinh viên Học viện, tùy thuộc vào từng chuyên ngành đào tạo, còn được bồi dưỡng các kiến thức về giao tiếp, văn hóa ứng xử, kinh tế - tài chính, chứng khoán, pháp luật quốc tế…
Như vậy, việc thực hiện phương châm đổi mới giáo dục đào tạo tại Học viện, cũng như Chuẩn đầu ra đối với sinh viên Học viện, đã đặt ra cho Trung tâm Thông tin Khoa học và Tư liệu Giáo khoa nhiệm vụ phát triển văn hoá đọc cho sinh viên thuộc Học viện. Trọng tâm của phát triển văn hoá đọc cho sinh viên Học viện là, nhằm hỗ trợ sinh viên khai thác và sử dụng triệt để các tính năng của Thư viện trong quá trình học tập; cung cấp cho sinh viên các kỹ năng cần thiết phục vụ cho quá trình tự đào tạo của họ; rèn luyện các phương pháp tư duy khoa học, phương pháp tiếp cận vấn đề, phương pháp đọc có hiệu quả cho sinh viên. Từ đó tạo cho sinh viên kỹ năng đọc hiểu tốt, nhận thức sâu xa được những vấn đề tiếp thu được qua tài liệu, đáp ứng yêu cầu thực hiện phương châm đổi mới giáo dục đào tạo của Học viện.
Đồng thời, yêu cầu hình thành và phát triển văn hoá đọc cho sinh viên Học viện đòi hỏi Trung tâm phải thay đổi về chất các định hướng và nội dung hoạt động thông tin-thư viện, phù hợp với lộ trình đổi mới giáo dục đào tạo của Học viện, đáp ứng yêu cầu Chuẩn đầu ra của sinh viên, hỗ trợ đắc lực cho thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên thuộc Học viện.
1.2.3. Trung tâm Thông tin Khoa học và Tƣ liệu Giáo khoa trong phát triển văn hóa đọc cho sinh viên Học viện
Trung tâm Thông tin khoa học và Tư liệu giáo khoa, sau đây gọi tắt là Trung tâm, có tiền thân là tổ Tư liệu giáo khoa trực thuộc Ban giám hiệu. Năm 1968 khi Trường mới được thành lập, cơ sở vật chất và trang thiết bị của Trung tâm còn rất thô sơ, vốn tài liệu hạn chế với 3 cán bộ.
Sau đó, theo quyết định số 16/QĐ-TC, ngày 24/4/1973 của Ban giám hiệu, Phòng Tư liệu giáo khoa được thành lập. Thời gian này, Phòng có chức năng giúp cho Trường CSND thúc đẩy công tác biên soạn giáo trình, tài liệu học tập, xây dựng hệ thống hồ sơ tài liệu học tập, nhằm nâng cao một bước về chất lượng đào tạo của Trường. Đội ngũ cán bộ thư viện đã tăng lên với 15 người. Hoạt động thư viện vẫn được tổ chức theo hình thức truyền thống.
Năm 2001, khi trường Đại học CSND chuyển thành Học viện CSND, Phòng Tư liệu giáo khoa được đổi tên thành Trung tâm Thông tin khoa học và Tư liệu Giáo khoa. Số lượng cán bộ thư viện đã tăng lên thành 37 người. Được sự quan tâm của Ban giám đốc Học viện, Trung tâm được trang bị các máy móc và trang thiết bị hiện đại, cần thiết cho phát triển hoạt động thư viện theo hướng điện tử hóa. Trung tâm đã ứng dụng phần mềm tích hợp Libol 5.0 vào tin học hóa các khâu công tác, hỗ trợ cán bộ thư viện trong xử lý biên mục tài liệu, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để bạn đọc có thể tra cứu mục lục trực tuyến OPAC nhanh chóng và thuận lợi.
(i) Chức năng và nhiệm vụ
Trung tâm được giao chức năng phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học; triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và quản lý của Học viện thông qua việc sử dụng, khai thác các loại tài liệu có trong thư viện. Tham mưu cho Ban
giám đốc về công tác Thư viện và Thông tin khoa học, bao gồm công tác tổ chức, quản lý Thư viện và phục vụ bạn đọc.
Với chức năng trên Trung tâm có các nhiệm vụ chính sau: (1) Tham mưu giúp Ban giám đốc xây dựng quy hoạch, kế hoạch hoạt động dài hạn và ngắn hạn của thư viện; tổ chức điều phối toàn bộ hệ thống Thông tin tư liệu trong Học viện; (2) Lưu trữ và bảo vệ tài liệu mật của Nhà nước về ngành Công an Nhân dân; (3) Thu nhận lưu chiểu những xuất bản phẩm do Học viện xuất bản, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sỹ bảo vệ tại Học viện hoặc người viết là cán bộ, sinh viên thuộc Học viện; (4) Tổ chức và quản lý Thư viện, phục vụ nhu cầu đọc của toàn bộ cán bộ, giảng viên và sinh viên trong Trường. Từng bước hiện đại hoá Thư viện, tăng cường khả năng lưu trữ, tổ chức quản lý chặt chẽ sách, báo,.v.v.v. theo quy chuẩn của công tác Thư viện trong và ngoài nước; (5) xây dựng kế hoạch bổ sung sách, báo, giáo trình, tạp chí trong và ngoài nước thuộc các ngành chuyên môn và có liên quan của Trường; (6) kết hợp với các đơn vị có liên quan trong Học viện xây dựng kế hoạch và tổ chức biên soạn, in ấn, xuất bản giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ của Học viện. Tổ chức in tái bản, tu bổ, bảo quản giáo trình, tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của cán bộ và sinh viên. Phối hợp với các đơn vị khác trong Học viện triển khai bán tài liệu cho cán bộ và sinh viên có nhu cầu theo giá quy định, cũng như xử lý các trường hợp nợ sách, tài liệu của cán bộ và sinh viên trong Học viện; (7) biên soạn và phát hành các ấn phẩm thông tin-thư viện; (8) tổ chức hướng dẫn đào tạo về sử dụng thư viện.
(ii) Cơ cấu tổ chức bộ máy
Với chức năng và nhiệm vụ như trên, Trung tâm có cơ cấu tổ chức hoạt động bộ máy như ở Sơ đồ 1.2 (xem trang sau). Theo đó, ngoài Ban lãnh đạo, Trung tâm gồm có ba tổ chức năng: Tổ Thông tin-thư viện; tổ Thông tin khoa học và Quản trị mạng; và tổ Sao in. Trong đó, tổ Thông tin-thư viện được phân thành 7 phòng với các chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Tổ Thông tin khoa học và Quản trị mạng được phân thành hai phòng tương ứng với chức năng và nhiệm vụ cụ thể.
Tổ Thông tin-thư viện có chức năng và nhiệm vụ tham mưu cho Ban Giám đốc Trung tâm về kế hoạch bổ sung nguồn tài liệu; tổ chức và quản lý hệ thống kho tài liệu; phục vụ nhu cầu đọc; mở các lớp hướng dẫn đào tạo bạn đọc về các kỹ năng sử dụng thư viện; kỹ năng tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin phục vụ quá trình học tập của sinh viên; cấp và quản lý thẻ bạn đọc; tiến hành biên mục, làm tóm tắt; biên soạn ấn phẩm thông báo sách mới, tổng quan, tổng luận.v.v.v.; quản trị cơ sở dữ liệu biên mục.
Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Trung tâm
T ư li ệu th ư vi ện P.Mư ợn tổ ng h ợp Ph òn g p há t h ành Ph òn g đọ c c án b ộ Ph òn g đọ c si nh v iê n Ph òn g m ượ n g iá o tr ìn h ch ín h tr ị Ph òn g m ượ n g iá o tr ìn h ng hi ệp v ụ
Thông tin khoa học Quản trị mạng Giám đốc Trung tâm Phó Giám đốc Trung tâm Phó Giám đốc Trung tâm Phó Giám đốc Trung tâm
Tổ Thông tin khoa học và quản trị
mạng Tổ Thông tin
thư viện
Tổ Thông tin khoa học và Quản trị mạng có chức năng và nhiệm vụ quản trị mạng LAN, Internet, Website của Học viện. Dựng phim thực hành cho sinh viên. Sao, in băng đĩa phục vụ quá trình học tập của sinh viên. Số hóa tài liệu, phục vụ phòng đọc điện tử cho bạn đọc thuộc trong Học viện.
Tổ sao in có chức năng và nhiệm vụ in ấn tài liệu theo kế hoạch phục vụ sinh viên của Học viện; in tài liệu do giảng viên trong Học viện biên soạn; sao và nhân bản tài liệu phục vụ bạn đọc theo yêu cầu.
Toàn bộ hoạt động của các bộ phận chức năng trên chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám đốc Học viện. Giám đốc Trung tâm chỉ đạo hoạt động của tổ chức năng thông qua các Phó giám đốc.
(iii) Đội ngũ cán bộ
Chức năng và nhiệm vụ được giao cho từng đơn vị thuộc Trung tâm do đội ngũ cán bộ thông tin-thư viện thực hiện. Tổng số cán bộ thuộc Trung tâm hiện nay là 40 người. Trong đó, có 1 Giám đốc, 3 Phó giám đốc và 36 cán bộ được phân vào 3 tổ chức năng. Theo đó, tổ Thông tin-thư viện gồm có 13 người; tổ Thông tin khoa học và uản trị mạng có 12 người; và tổ sao in có 11 người. Cụ thể:
Tổ Thông tin thư viện: Bao gồm 13 cán bộ, trong đó, có 4 cán bộ được đào tạo chuyên ngành thông tin-thư viện; 9 cán bộ có nghiệp vụ Công an và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện; 1 Phó giám giám đốc phụ trách nghiệp vụ của Trung tâm và phụ trách hoạt động của tổ. Tổ trưởng, tổ phó làm việc tại phòng tư liệu thư viện cùng 2 cán bộ xử lý; phòng Mượn tổng hợp (1 cán bộ); phòng Đọc sinh viên (2); phòng Đọc cán bộ (2 người); phòng Phát hành (2 người); phòng Mượn giáo trình chính trị, phòng Mượn giáo trình nghiệp vụ đều có 1 cán bộ chuyên trách phục vụ.
- Tổ Thông tin khoa học và Quản trị mạng: Bao gồm 12 cán bộ, trong đó, có 3 cán bộ chuyên ngành tin học; 9 cán bộ đào tạo lĩnh vực Công an và đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ thông tin-thư viện; 1 phó giám đốc phụ trách đời sống của Trung tâm và phụ trách hoạt động của tổ. Tổ Trưởng và tổ phó phụ trách hoạt động của tổ, 5 cán bộ quản trị mạng, 4 cán bộ số hóa tài liệu và làm công tác thông tin khoa học, 1 cán bộ làm công tác hành chính sự vụ.
- Tổ sao in: Bao gồm 11 cán bộ, trong đó, có 3 cán bộ đào tạo chế bản, 4 cán