Bảng 2.15 : Số lượng cơ sở dữ liệu hiện có tại Thư viện
8. Dự kiến kết quả nghiên cứu
3.1. Xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin-thƣ viện
3.1.1. Xây dựng chính sách bổ sung phù hợp về hình thức và nội dung vốn tài liệu thuộc Thƣ viện vốn tài liệu thuộc Thƣ viện
Kết quả phân tích đánh giá thực trạng văn hóa đọc của Học viện ở Chương II cho thấy, mặc dù, vốn tài liệu thuộc Thư viện của Học viện, ở góc độ nhất định, đã đảm bảo chất lượng và hiệu quả trong đáp ứng nhu cầu đọc của các nhóm sinh viên khác nhau, nhưng vẫn còn mất cân đối về loại hình tài liệu, lĩnh vực chuyên ngành đào tạo, cũng như ngôn ngữ của tài liệu. Nguyên nhân chính, một phần là do tính đặc thù về nội dung và môi trường đào tạo của Học viện. Phần khác do hạn chế nguồn tài liệu chuyên ngành. Các tài liệu phục vụ học tập chuyên ngành của sinh viên Học viện, chủ yếu do ngành Công an cung cấp. Trong khi đó, tài liệu chuyên ngành được cấp cho Thư viện khá đơn điệu, hạn chế về số đầu tên và số lượng bản. Mặc dù, hiện nay Học viện đã có phòng đọc điện tử đa phương tiện, nhưng thông thường, kiến thức nghiệp vụ Công an không được phổ biến rộng rãi. Do vậy, việc học tập của sinh viên phụ thuộc khá lớn vào giảng viên, cũng như sự hỗ trợ tích cực của Trung tâm trong đáp ứng nguồn tài liệu cần thiết.
Để khắc phục tình trạng này, Trung tâm cần xem xét lại diện bổ sung và xây dựng chính sách bổ sung theo hướng bám sát, phù hợp với các đề cương môn học theo tín chỉ đã được Học viện phê duyệt. Phải thường xuyên cập nhật danh mục tài liệu bắt buộc và danh mục tài liệu tham khảo mà sinh viên cần đọc thêm đối với
từng môn học. Trên cơ sở đó, chủ động tìm các nguồn tài liệu thích hợp cho bổ sung bằng nhiều hình thức khác nhau. Trong đó, có thể thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các giảng viên để bổ sung cho Thư viện những tài liệu ít gặp trên thị trường xuất bản; thu thập nguồn tài liệu mà giảng viên có được do các chuyến đi công tác, học tập ở nước ngoài, dự các hội nghị, hội thảo khoa học; khai thác bổ sung nguồn tài liệu xám khác; đề xuất với Học viện thực hiện cơ chế đấu thầu biên soạn giáo trình, sách chuyên khảo, tài liệu tham khảo; tích cực khai thác và tiến hành dịch các tài liệu ngoại văn cần thiết.
Về loại hình tài liệu, Trung tâm cần tăng cường bổ sung các loại hình tài liệu điện tử, tài liệu được số hóa, tài liệu ngoại văn, cũng như giáo trình và sách tham khảo. Đặc biệt, cần tăng cường bổ sung các tài liệu trực quan và các phim chuyên án. Bởi vì, đây là những loại hình tài liệu hết sức đặc thù, hỗ trợ đắc lực cho quá trình tự học, tự nghiên cứu chuyên ngành của sinh viên Học viện.
Về nội dung vốn tài liệu, Trung tâm cần có kế hoạch cụ thể cho bổ sung tài liệu, đảm bảo sự hài hòa giữa các lĩnh vực khoa học, nâng tỷ lệ bổ sung tài liệu ở các lĩnh vực chuyên ngành, đồng thời đảm bảo sự bổ sung tài liệu cân đối giữa các chuyên ngành, phù hợp với yêu cầu môn học và số lượng sinh viên.
3.1.2. Tăng cƣờng liên kết và chia sẻ nguồn lực thông tin
Trong bối cảnh ngày càng phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông, xu hướng liên kết và chia sẻ nguồn lực thông tin , là một trong các giải pháp thiế t thực nhất , nhằm đảm bảo mức độ đầy đủ của nguồn lực thông tin , tiết kiệm kinh phí , đặc biệt là, đối với việc bổ sung tài liệu ngoại văn, trong đó có các CSDL đắt tiền. Một trong các xu hướng liên kết hoạt động thông tin-thư viện hiện nay là hình thức Consortium,trên cơ sở thống nhất thỏa thuận về các nội dung bổ sung cụ thể, tỷ lệ đóng góp kinh phí, cũng như quyền và trách nhiệm của các thư viện thành viên trong đáp ứng nhu cầu thông tin của người dùng tin thuộc một
Consortium nhất định.
Trước mắt, Trung tâm cần tăng cường liên kết và chia sẻ nguồn lực thông tin với các trường đại học và cao đẳng trong và ngoài nước trong đáp ứng nhu cầu về tài
liệu học tập của các môn học đại cương. Điều này, một mặt, làm giàu vốn tài liệu của mình, tăng hiệu quả khai thác vốn tài liệu, mặt khác, đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu đọc của sinh viên trong bối cảnh hạn hẹp về kinh phí bổ sung tài liệu. Việc liên kết và chia sẻ nguồn lực thông tin với các cơ sở đào tạo có liên quan của ngoài nước, một mặt, sẽ cho phép Trung tâm khắc phục hạn chế về nguồn tài liệu ngoại văn. Mặt khác, tạo cơ hội giao lưu và cập nhật kiến thức mới cho đội ngũ giáo viên và sinh viên thuộc Học viện.
Ngoài ra, Trung tâm cũng có thể phối hợp bổ sung nguồn lực thông tin, nhất là, nguồn tài liệu điện tử, thông qua việc mua bán, trao đổi CSDL thư mục, CSDL toàn văn, CSDL chuyên ngành. Việc liên kết và chia sẻ nguồn lực thông tin có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau như: Thiết lập hệ thống mục lục liên hợp trực tuyến; mượn liên thư viện; trao đổi thông tin; dùng chung các CSDL.
Do đặc thù sinh viên Học viện được quản lý theo điều lệnh Công an Nhân dân, khó có thời gian ra ngoài Học viện để tìm tin. Do vậy, Trung tâm cần chủ động tìm kiếm, khai thác và bổ sung các nguồn tài liệu điện tử, thông qua việc kết nối với các đường link nhằm chia sẻ nguồn thông tin với các thư viện đại học khác, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên Học viện có thể khai thác và sử dụng tài liệu họ cần.
Như vậy, có thể nói, Thư viện Học viện là nơi cung cấp thông tin quan trọng, là nền tảng bền vững cho thúc đẩy phát triển văn hóa đọc, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên Học viện phát triển toàn diện, đặc biệt là tư duy sáng tạo, góp phần tích cực trong hỗ trợ Học viện hoàn thành sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực Công an Nhân dân, trong bối cảnh đổi mới toàn diện giáo dục đào tạo của đất nước và hội nhập quốc tế. Thực hiện sứ mệnh này, đòi hỏi phải tăng cường vốn tài liệu, đảm bảo đầy đủ về số lượng, phong phú về nội dung, bao quát hài hòa về loại hình tài liệu và lĩnh vực khoa học, phù hợp với ngành nghề đào tạo của Học viện.