Bảng 2.15 : Số lượng cơ sở dữ liệu hiện có tại Thư viện
8. Dự kiến kết quả nghiên cứu
1.1. Nhƣ̃ng vấn đề chung về văn hóa đọc
1.1.3. Những biểu hiện của văn hóa đọc
Văn hóa đọc không những thể hiện ở số lượng tài liệu đã đọc mà còn ở chất lượng đọc. Kiến thức, kinh nghiệm tích lũy được của mỗ i người sẽ giúp ích nhiều cho việc đọc hiểu , lĩnh hội sâu sắc kiến thức và thông tin được chuyển tải trong tài liệu. Hiệu quả của việc đọc được thể hiện ở khả năng vận dụng sáng tạo những tri thức thu được từ việc đọc vào cuộc sống và công việc hàng ngày của chủ thể đọc .
Những biểu hiện của văn hóa đọc được tác giả tập trung xem xét trong Luận văn bao gồm ba yếu tố cơ bản cấu thành văn hóa đọc của mỗi cá nhân và được thể hiện ở các nội dung sau : (1) Nhu cầu đọc, hứng thú đọc (đọc cái gì ); (2) kỹ năng
đọc, khả năng lĩnh hội nội dung đọc (đọc như thế nào ); (3) thái độ ứng xử với tài liệu của chủ thể đọc.
(1) Nhu cầu đọc, hứng thú đọc
Nhu cầu và hứng thú nói chung là hai trạng th ái tinh thần đặc biệt của mỗi cá nhân con người đối với một đối tượng nào đó , vừa có ý nghĩa trong đời sống vừa có khả năng đem lại cho chủ thể những khoái cảm . Nhu cầu và hứng thú có quan hệ mật thiết với nhau và có thể chu yển hóa cho nhau . Nhu cầu là cơ sở cho hình thành và phát triển hứng thú. Ngược lại, hứng thú kích thích phát sinh nhu cầu mới. Trong nhiều trường hợp hứng thú và nhu cầu chuyển hóa tương hỗ lẫn nhau trong cùng thời điểm. Trên góc độ này, có thể nói, nhu cầu và hứng thú đọc là hai trạng thái tinh thần đặc biệt của mỗi cá nhân đối với tài liệu , chúng có quan hệ hữu cơ mật thiết với nhau, trả lời cho câu hỏi “đọc cái gì?”. Hứng thú đọc góp phần quan trọng trong thỏa mãn nhu cầu đọc của cá nhân người đọc.
Nhu cầu đọc là đòi hỏi khách quan của con người đối với việc tiếp nhận và sử dụng tài liệu , nhằm duy trì và phát triển hoạt động sống của mình . Nhu cầu đọc cũng biểu hiện thái độ nhận thức hoặc cảm thụ của người đọ c (cá nhân , nhóm người) đối với việc đọc như đối với các hoạt động cần thiết khác của cuộc sống , mà nhờ đó, các nhu cầu giao tiếp , nhận thức, thẩm mỹ được thỏa mãn . Nhu cầu đọc chỉ xuất hiện khi bản thân người đọc cảm n hận được việc đọc chính là chất dinh dưỡng tinh thần không thể thiếu được trong đời sống thường nhật của họ [12].
Như vậy , nhu cầu đọc là tinh thần xuất phát từ nhu cầu nhận thức , nhu cầu giao tiếp và nhu cầu thẩm mỹ . Đọc không chỉ để nhận thức mà còn để cảm nhận , thấu hiểu, thưởng thức một vẻ đẹp , một giá trị . Nhu cầu đọc thường xuất hiện và được duy trì ổn định ở những người có đời sống tinh thần phát triển cao . Nhu cầu đọc bắt nguồn từ yêu cầu của các hoạt động khác nhau trong đời sống của mỗi cá nhân và chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của các điều kiện xã hội . Điều này được thể hiện qua nội dung và phương th ức mà xã hội thỏa mãn nhu cầu đọc cho người đọc . Nhu cầu đọc nếu được đáp ứng thường xuyên , đầy đủ thì ngày càng phát triển và bền vững. Ngược lại, nếu không được đáp ứng lâu dần sẽ suy giảm và mất đi .
Chính bởi lẽ đó, để duy trì nhu cầu đọc thì cần thường xuyên thúc đẩy hoạt động đọc. Hoạt động này là một quá trình tiếp thu, lĩnh hội tri thức và các giá trị văn hóa được chuyển tải trong tài liệu . Hoạt động đọc là hoạt động tinh thần bên trong của mỗi con người , bắt nguồn từ nhu cầu đọc . Đó là hoạt động mà cùng lúc có sự tham gia trực tiếp của các yếu tố tâm lý khác nhau, như: cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, ngôn ngữ. Vì thế đọc là quá trình tâm lý đặc biệt của con người. Trong đó , không chỉ có sự tham gia của các quá trình nhận thức cảm tính, lý tính mà còn chịu sự chi phối của các trạng thái tâm lý và các thuộc tính tâm lý cá nhân , tuỳ thuộc vào sự tác động của môi trường xung quanh.
Nhu cầu đọc xuất phát từ yêu cầu của hoạt động sống , nội dung đọc, vì vậy, có liên quan chặt chẽ đến hoạt động chủ đạo của chủ thể đọc . Nếu hoạt động chủ đạo của chủ thể đọc là học tập thì các loại tài liệu đượ c quan tâm lựa chọn có nội dung liên quan đến chương trình học tập như : Giáo trình, tài liệu tham khảo , sách hướng dẫn học tập , sách giáo khoa ... Mỗi nhóm chủ thể đọc quan tâm tới các loại tài liệu khác nhau, phụ thuộc vào nhu cầu đọc của nhóm chủ thể đó . Đây là vấn đề trọng tâm cần xem xét khi nghiên cứu phát triển văn hóa đọc cho sinh viên Học viện .
Hứng thú đọc là thái độ tích cực của chủ thể đọc trong lựa chọn những tài liệu có ý nghĩa , có giá trị và có sức hấp dẫn đối với chủ thể đọc . Để hoạt động đọc đạt được hiệu quả cao , thỏa mãn được nhu cầu đọc , cần phải có kỹ năng lựa chọn tài liệu phù hợp , biết sàng lọc các loại tài liệu có nội dung lành mạnh và có ý nghĩa khoa học. Chủ thể đọc chỉ có thể phát triển được văn hoá đọc của mình khi , việc lựa chọn tài liệu đạt được độ chính xác , phù hợp và có hiệu quả trong quá trình đọc . Vì đôi khi việc lựa chọn không đúng tài liệu mình cần dễ làm giảm đi nhu cầu đọc.
Hứng thú đọc của mỗi cá nhân bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau , như đặc điểm lứa tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, khả năng học tập, hoàn cảnh kinh tế, gia đình, môi trường xã hội [8, 12]. Ngoài ra, cũng bị chi phối bởi trạng thái tâm lý và loại hình tài liệu , cũng như ngôn ngữ trình bày của tài liệu . Khi đọc sách kèm theo cảm xúc thì hứng thú đọc sẽ xuất hiện.
Nhu cầu đọc và hứng thú đọc là nguồn gốc tích cực trong hoạt động đọc , quyết định hiệu quả của hoạt động đọc , đồng thời cũng là hai khái niệm luôn đi đôi với nhau trong việc nghiên cứu hoạt động đọc của tất cả mọi thàn h phần người đọc . Nhu cầu đọc là nhân tố duy trì sự tồn tại và phát triển của văn hóa đọc , còn hứng thú đọc là yếu tố kích thích sự phát triển của văn hóa đọc . Hứng thú đọc có vai trò rất quan trọng đối với việc ph át triển nhu cầu đọc , nhất là đối với lứa tuổi thanh niên, bởi hoạt động của họ thường chịu sự chi phối khá rõ nét của yếu tố cảm xúc . Vì thế, nếu biết cách kích thích hứng thú đọc thì nhu cầu đọc sẽ được hình thành , duy trì và phát triển lâu dài.
(2) Kỹ năng đọc, khả năng lĩnh hội các giá trị nội dung trong tài liệu
Kỹ năng đọc là khả năng vận dụng năng lực cá nhân của chủ thể đọc vào quá trình đáp ứng nhu cầu đọc . Đó là yếu tố quan trọng , quyết định chất lượng và hiệu quả hoạt động đọc của mỗi cá nhân . Kỹ năng đọc và thói quen đọc có liên quan mật thiết đến sự phát triển năng lực nhận thức , bản lĩnh học tập và làm việc của mỗi cá nhân. Quá trình đọc sẽ đạt được hiệu quả cao nhất khi , chủ thể đọc biết cách biến tri thức trong tài liệu thành tri thức của mình . Muốn vậy, trước hết chủ thể đọc phải có kỹ năng đọc , khả năng lĩnh hội các giá trị nội dung chứa đựng trong tài liệu . Nói cách khác, chủ thể đọc phải được trang bị kỹ năng đọc.
Kỹ năng đọc là thành tố quan trọng nhất trong cấu trúc văn hoá đọc , là khả năng đặc biệt của chủ thể đọc , đó là khả năng hiểu biết , khả năng lĩnh hội, khả năng cảm thụ được nội dung được chuyển tải trong tài liệu , khả năng biến tri thức , kinh nghiệm tích lũy trong tài liệu thành tri thức , kinh nghiệm của bản thân , khả năng vận dụng tri thức , kinh nghiệm ấy vào những hoạt động sống khác nhau , nhằm làm phong phú hơn cho cuộc sống vật chất , tinh thần của chủ thể đọc . Kỹ năng đọc của mỗi cá nhân phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau , như tri thức, kinh nghiệm, năng lực cá nhân . Những yếu tố này là kết quả của cả một quá trình rèn luyện thường xuyên và lâu dài . Trong đó, người đọc có khả năng tập trung chú ý cao , có tri thức, có kinh nghiệm phong phú sẽ có khả năng cảm thụ và lĩnh hội nội dung tài liệu ở mức độ cao.
Các yếu tố thuộc kỹ năng đọc của mỗi cá nhân bao gồm: (1) Xác định được mục đích đọc một cách rõ ràng; (2) lập được kế hoạch đọc cụ thể; (3) có phương pháp đọc khoa học (biết hệ thống hóa kiến thức, tóm tắt, tổng hợp…).
Mục đích đọc là yếu tố chi phối toàn bộ quá trình đọc của chủ thể đọc. Việc xác định được mục đích đọc một cách rõ ràng sẽ giúp cho người đọc có định hướng cụ thể, không rơi vào tình trạng đọc tràn lan, tốn công sức và thời gian, giúp người đọc có cách đọc hợp lí, phù hợp với nhiệm vụ và chủ động về thời gian. Xác định mục đích đọc trả lời câu hỏi: Đọc để làm gì? tại sao phải đọc tài liệu này chứ không phải là tài liệu khác? Từ đó mới có thể trả lời được câu hỏi: Đọc sách gì, tìm ở đâu? đọc như thế nào? đọc chỗ nào? Mục đích đọc còn quyết định cả phương hướng khai thác vấn đề quan tâm trong cùng một tài liệu. Tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà xác định mục đích đọc một cách rõ ràng và hợp lý mới có thể đạt được hiệu quả đọc như mong muốn.
Lập kế hoạch đọc: Khi đã xác định được mục đích đọc rồi thì việc tiếp theo là , cần phải xây dựng kế hoạch đọc cụ thể , phù hợp với mục đích đọc đã đưa ra , đồng thời phải tuân thủ nghiêm ngặt kế hoạch đọc đó về thời gian và khối lượng tài liệu cần đọc. Chẳng hạn, hãy đọc thật tập trung theo thời gian đã ghi trong kế hoạch đọc , vừa đọc vừa ghi chép , chưa xong chưa rời khỏi bà n. Việc này sẽ giúp cho việc đọc không bị gián đoạn.
Sử dụng phương pháp đọc khoa học: Đọc cũng là một nghệ thuật, có nghĩa là biết đọc sao cho hợp lý, khoa học và tích cực nhất (về thời gian, dung lượng và nội dung). Khi đã có kế hoạch đọc, phải biết sử dụng phương pháp đọc một cách khoa học, nếu không khó thu được kết quả mong muốn, nghĩa là, trước hết phải biết lựa chọn sách, bởi vì không ai có thể đọc được tất cả những điều cần biết, nhưng có thể có đủ thời gian để đọc những điều cần thiết. Tiếp đến phải biết định hướng nguồn tài liệu cần thiết cho bản thân thông qua các công cụ tra cứu tin cả truyền thống và hiện đại như, các ấn phẩm thư mục, hệ thống mục lục thư viện, bách khoa thư, từ điển giải nghĩa, các loại sổ tay, cẩm nang..., các cơ sở dữ liệu (CSDL), Internet. Trong quá trình đọc phải biết cách tiếp nhận tối đa và sâu sắc nội dung tài liệu đọc, kể cả vệ
sinh khi đọc tài liệu như cách ngồi, khoảng cách giữa mắt và tài liệu đọc; biết vận dụng các biện pháp kỹ thuật để củng cố và đào sâu những nội dung đã đọc như ghi chép những thông tin cần thiết, tóm tắt và chú giải nội dung các vấn đề mình quan tâm, tổng hợp, hệ thống hóa và so sánh nội dung các kiến thức đã đọc, thảo luận về những điều đã đọc với người khác; và điều quan trọng là biết vận dụng những kiến thức đã đọc được vào thực tiễn cuộc sống [45].
Khi lựa chọn nội dung để đọc cần chú ý đến thể loại của tài liệu . Mỗi loại tài liệu có một cách đọc khác nhau . Những cuốn sách mang nội dung tư tưởng rộng lớn đòi hỏi người đọc phải suy ngẫm nhiều lần , đào sâu suy nghĩ mới lĩnh hội hết ý nghĩa nội dung của nó . Những tài liệu tra cứu và tài liệu kỹ thuật mang tính trực quan, những biểu đồ , sơ đồ cũng giúp ta hiểu rõ hơn mối quan hệ trong nội dung vấn đề đang đọc.
Ngoài ra, ngôn ngữ cũng là một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực cho hoàn thiện kỹ năng đọc . Muốn hiểu thật sâu nội dung cuốn sách đọc , người đọc cần không ngừng trau dồi và h oàn thiện vốn từ ngữ của mình , cần biết cách vận dụng tích lũy vốn từ ngữ ấy vào ngôn ngữ nói và viết , nhất là trong quá trình ghi chép lại nội dung phức tạp và sâu xa của những tác phẩm có giá trị . Việc thường xuyên đọc sách giúp người đọc dần trau dồi trình độ ngôn ngữ của mình , nắm ngày càng sâu ngôn ngữ trình bày của tài liệu . Như vậy, có thể nói, khi chủ thể đọc đã được trang bị và hoàn thiện kỹ năng đọc thì tự bản thân chủ thể đọc đã có khả năng lĩnh hội nội dung các giá trị của tài liệu, làm giàu vốn tri thức của bản thân.
Cần lưu ý, bản thân việc đọc sách không có ý nghĩa gì , vấn đề chủ yếu là đọc sách gì và lĩnh hội được những điều đọc được như thế nào [1]. Mục đích cuối cùng trong phát triển kỹ năng đọc là nhằm đạt được hiệu quả đọc cao nhất, nắm chắc được nội dung cốt lõi của tài liệu, đồng thời biết vận dụng một cách khoa học những điều đã đọc được vào cuộc sống của người đọc để có thể cải thiện được chính cuộc sống của họ.
(3) Thái độ ứng xử với tài liệu
Thuật ngữ “Văn hóa ứng xử” tồn tại hàng ngày trong đời sống của con người, đó chính là cách mà con người thể hiện thái độ ứng xử của mình với bản thân, với người khác và với môi trường xung quanh một cách thích hợp nhất [4, 25]. Thái độ ứng xử là tâm trạng, là hành vi của chủ thể với khách thể tro ng hoạt động giao tiếp . Thái độ ứng xử của một cá nhân đối với cá nhân hoặc với một đối tượng vật chất , tinh thần là sự biểu hiện tâm trạng , tình cảm và hành động của cá nhân đó đối với đối tượng mà mình tiếp xúc.
Ứng xử văn hóa là phạm vi rộng và được nghiên cứu dưới nhiều góc độ và đối tượng khác nhau . Sách báo là sản phẩm kết tinh các giá trị văn hóa của nhân loại , là tài sản tinh thần và tri thức của thế hệ trước truyền lại c ho thế hệ sau. Ở góc độ này , văn hóa ứng xử đối với sách thể hiện ở việc những cuốn sách - sản phẩm trí tuệ của nhân loại được tôn trọng như thế nào , những giá trị nội dung chuyển tải trong đó được lĩnh hội ra sao, thái độ đối xử với cuốn sách đó như thế nào. Do vậy, việc giáo dục thái độ ứng xử đúng đắn với sách là vấn đề không thể tách rời trong cấu thành phát triển văn hóa đọc cho mọi cá nhân trong xã hội nói riêng và cộng đồng xã hội nói chung, nhằm tạo lập thói quen tốt trong việc sử dụng tài liệu.
Văn hóa ứng xử với sách được thể hiện qua thái độ và hành vi của người đọc đối với tài liệu khi tham gia quá trình đọc . Thái độ và hành vi của người đọc đối với tài liệu phụ thuộc trước hết vào quan điểm, nhận thức của chủ thể đọc đối với đối tượng đọc là tài liệu . Quan điểm, nhận thức của chủ thể đọc được biểu hiện qua các hành vi sau: Trân trọng, giữ gìn tài liệu; sử dụng tài liệu đúng mục đích (sách không phải để trưng bày); cách thức khai thác tài liệu; không làm hư hỏng tài liệu ; không chiếm giữ trái phép tài liệu . Đồng thời còn được thể hiện qua tư thế và tâm thế của người sử dụng, qua tác phong khi đọc tài liệu.
1.1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến văn hóa đọc
Văn hóa đọc của các nhóm đối tượng người đọc cụ thể khác nhau chịu sự chi