Tương quan thu nhập với mong muốn cải thiện thủ tục

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Người lao động trong khu công nghiệp với việc tiếp cận dịch vụ hành chính công của chính quyền địa phương hiện nay (Nghiên cứu trường hợp (Trang 90 - 117)

hành chính công

(Đơn vị: %)

Mong muốn 2 – 4 triệu Trên 4 – 6

triệu Trên 6 triệu

Đơn giản các giấy tờ hành chính 25,5 55,8 18,8 Cán bộ hướng dẫn cụ thể và chi tiết 22,3 55,4 22,3

Thời gian xử lý cần nhanh gọn 22,1 59,1 18,8

Khác 13,8 65,5 20,7

Nhìn chung, với các mức thu nhập của người lao động đều có những mong muốn khác nhau. Với mong muốn “đơn giản các giấy tờ hành chính” thì thu nhập trên 4 – 6 triệu có tỷ lệ cao nhất với 55,8%. Trong khi đó, thu nhập từ 2 – 4 triệu chỉ có 25,5%, còn thu nhập trên 6 triệu là 18,8%. Còn với mong muốn “cán bộ hướng dẫn cụ thể và chi tiết các loại giấy tờ” thì thu nhập từ 4 – 6 triệu cũng có tỷ lệ cao nhất với 55,4%, tương tự vậy mong muốn về thời gian xử lý nhanh gọn cũng có tỷ lệ cao nhất với 59,1%. Các mức thu nhập còn lại tỷ lệ mong muốn cũng gần tương đương nhau.

Như vậy, qua các tương quan giữa các mức thu nhập với việc đánh giá mức thu phí; sự hài lòng giải quyết công việc và mong muốn cải thiện chất lượng hành chính. Qua kết quả đều cho thấy có sự chênh lệch và khác biệt giữa các mức thu nhập của người lao động.

Với các phân tích yếu tố từ phía người nhận dịch vụ, nghiên cứu đã chỉ ra những ảnh hưởng, tương quan với một số yếu tố khác. Điều này cho thấy, khả năng tiếp cận của người lao động chịu ảnh hưởng từ các yếu tố cá nhân, mặc dù khả năng tiếp cận này vẫn còn chi phối từ phía người cung cấp dịch vụ - chính quyền địa phương cũng như một số yếu tố khác.

3.2. Các yếu tố từ phía ngƣời cung cấp dịch vụ

3.2.1. Một số chính sách, văn bản pháp luật về cải cách thủ tục hành chính/ quy trình làm các thủ tục hành chính công trình làm các thủ tục hành chính công

Với mục đích ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công thì nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, cũng như chính sách về cải cách hành chính công với mục đích đáp ứng nhu cầu giải quyết các thủ tục hành chính ngày càng cao của người dân, đồng thời cải cách các thủ tục sao cho nhanh gọn và hợp lý, bớt rườm rà, không làm mất thời gian của người dân.

Các chính sách, văn bản pháp luật này ảnh hưởng trực tiếp tới cả người cung ứng dịch vụ và người nhận dịch vụ. Sở dĩ như vậy là bởi, đối với người cung ứng dịch vụ họ sẽ thực hiện theo văn bản chỉ đạo, theo đúng quy trình thực hiện, trình tự giải quyết công việc, đảm bảo tính khách quan và khoa học, công khai và minh bạch, đặc biệt hiện nay nhiều tỉnh thành phố, huyện xã đã triển khai rộng mô hình cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Việc triển khai này đã giúp cho người nhận dịch vụ thuận lợi hơn trong quá trình làm thủ tục hành chính công, đồng thời về phía người cung ứng dịch vụ sẽ tập trung giải quyết công việc nhanh chóng.

Trong giới hạn bài nghiên cứu này, tác giải đã chỉ ra một số văn bản, chính sách cụ thể có liên quan tới quy trình, cách thức…vv làm một số thủ tục hành chính công:

 Nghị quyết Ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020. Trong đó nêu ra những cải cách về thủ tục hành chính:

a) Cắt giảm và nâng cao chất lượng thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước, nhất là thủ tục hành chính liên quan tới người dân, doanh nghiệp;

b) Trong giai đoạn 2011 - 2015, thực hiện cải cách thủ tục hành chính để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, giải phóng mọi nguồn lực của xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, bảo đảm điều kiện cho nền kinh tế của đất nước phát triển nhanh, bền vững. Một số lĩnh vực trọng tâm cần tập trung là:

Đầu tư; đất đai; xây dựng; sở hữu nhà ở; thuế; hải quan; xuất khẩu, nhập khẩu; y tế; giáo dục; lao động; bảo hiểm; khoa học, công nghệ và một số lĩnh vực khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo yêu cầu cải cách trong từng giai đoạn;

c) Cải cách thủ tục hành chính giữa các cơ quan hành chính nhà nước, các ngành, các cấp và trong nội bộ từng cơ quan hành chính nhà nước;

d) Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật;

đ) Công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính bằng các hình thức thiết thực và thích hợp; thực hiện thống nhất cách tính chi phí mà cá nhân, tổ chức phải bỏ ra khi giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan hành chính nhà nước; duy trì và cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính;

e) Đặt yêu cầu cải cách thủ tục hành chính ngay trong quá trình xây dựng thể chế, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và tăng cường đối thoại giữa Nhà nước với doanh nghiệp và nhân dân; mở rộng dân chủ, phát huy vai trò của các tổ chức và chuyên gia tư vấn độc lập trong việc xây dựng thể chế, chuẩn mực quốc gia về thủ tục hành chính; giảm mạnh các thủ tục hành chính hiện hành; công khai các chuẩn mực, các quy định hành chính để nhân dân giám sát việc thực hiện.

g) Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính để hỗ trợ việc nâng cao chất lượng các quy định hành chính và giám sát việc thực hiện thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước các cấp.

Ngoài ra, còn có một số đề án, dự án về cải cách hành hính quy mô quốc gia như: Đề án “cải cách thể chế và tăng cường phối hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô giai đoạn 2011 – 2020. Đề án “Mở rộng, nâng cấp Cổng thông tin điện tử Chính phủ giai đoạn 2016 – 2020. Đề án “Xây dựng công cụ đánh giá tác động thủ tục hành chính và phương pháp tính chi phí thực hiện thủ tục hành chính.

 Quyết định số 4322/ QĐ – UBND về việc công bố thủ tục hành chính thủ tục hành chính mới ban hành/ thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay

thế/ thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ trong lĩnh vực tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư Pháp/ UBND cấp huyện/ UBND cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nghị quyết đã công bố Bộ thủ tục hành chính đang thực hiện ở cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội. Một số thủ tục hành chính đã nêu rõ về trình tự thực hiện, cách thức thực hiện; thành phần hồ sơ; số lượng; thời hạn giải quyết; đối tượng thực hiện;…vv.

 Thủ tục số 1: Đăng ký khai sinh thông thường

 Thủ tục số 5: Đăng ký kết hôn

 Thủ tục số 24: Chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt

Liên quan đến việc triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo hướng hiện đại

Để nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, Bộ Nội vụ đang tiếp tục hoàn thiện dự thảo văn bản thay thế Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông theo góp ý của các bộ, ngành và địa phương để trình Thủ tướng Chính phủ trong thời gian tới. Ngoài ra, Bộ Nội vụ đã nghiên cứu việc kiện toàn Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định nhằm nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính. Trên cơ sở Đề án nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác cải cách hành chính tại các bộ, ngành và địa phương, Bộ Nội vụ đã ban hành văn bản hướng dẫn Quyết định số 1333/QĐ-BNV ngày 14/12/2012 phê duyệt Đề án Tăng cường năng lực đội ngũ công chức chuyên trách cải cách hành chính giai đoạn 2013 - 2015.[ 23]

Như vậy, thông qua các văn bản, đề án chỉ đạo thì có thể thấy việc cải cách hành chính công khôn ngừng được đẩy mạnh. Nhất là hiện nay nhiều địa phương đã triển khai mô hình một cửa, một cửa liên thông hiện đại. Với các thủ tục hành chính trong nghiên cứu khảo sát là: Đăng ký khai sinh thông thường, đăng ký kết hôn; chứng thực bản sao từ bản chính…vv đều có hướng dẫn rõ ràng về thời gian

giải quyết công việc, mức phí…vv. Có thể thấy, chất lượng thực hiện các thủ tục hành chính công ngày càng được cải thiện rõ rệt, đảm bảo được tính công khai và mình bạch. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa thì vẫn cần sự quan tâm của nhà nước và các cấp ban ngành giám sát và tiếp tục hoàn thiện hơn nữa các dự thảo và đề án cải cách hành chính công. Đây không phải là vấn đề một sớm một chiều mà quá trình cải cách này cần có thời gian thay đổi và cải thiện.

3.2.2. Khó khăn trong việc cung ứng dịch vụ hành chính công từ phía chính quyền địa phương quyền địa phương

Trong Nghị quyết số 30 c/NQ – CP, ngày 08/11/2011 của Chính phủ: Ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020, trọng tâm cải cách hành chính trong giai đoạn 10 năm tới là: Cải cách thể chế; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, chú trọng cải cách chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ có chất lượng và hiệu quả cao; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công.

Tuy nhiên, hiện nay từ phía cấp chính quyền xã/ phường cũng gặp một số khó khăn trong việc triển khai dịch vụ hành chính công tới người dân. Mặc dù, địa phương vẫn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân cũng như người lao động làm các thủ tục hành chính một cách nhanh chóng.

Ý kiến từ phía chính quyền cho biết thì ủy ban nhân dân luôn tạo mọi điều kiện tối đa cho người lao động nói riêng và công dân nói chung làm các thủ tục hành chính một cách thuận lợi nhất, đặc biệt là tạo điều kiện về thời gian làm các thủ tục, điều này rất phù hợp đối với những người lao động phải làm theo ca kíp như hiện nay. Ý kiến của cán bộ văn phòng một cửa cho biết: “Xã luôn tạo điều kiện tối đa cho người lao động khi làm các thủ tục đó, kể cả công dân tạm trú và thường trú đến làm các thủ tục thì chỉ cần đầy đủ giấy tờ thì chúng tôi sẽ giải quyết rất nhanh.” (PVS số 7, nữ, cán bộ văn phòng một cửa xã Kim Chung)

Qua kết quả khảo sát định lượng người lao động cũng cho thấy, tỷ lệ cao ý kiến người lao động cho biết chính quyền xã luôn tạo điều kiện cho họ trong khi làm các thủ tục hành chính. Số liệu biểu đồ sau cho thấy:

(Đơn vị: %)

Biểu đồ 16. Tỷ lệ người lao động cho biết chính quyền nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tạo điều kiện làm các thủ tục hành chính công

Nhìn chung, tỷ lệ người lao động cho biết tỷ lệ mà chính quyền địa phương tạo điều kiện làm các thủ tục hành chính công chiếm tỷ lệ rất cao, có tới 93% lựa chọn, chỉ có 7% cho rằng là chính quyền không tạo điều kiện. Nhằm đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về dịch vụ hành chính của người lao động, không chỉ chính quyền địa phương cấp xã, cấp huyện luôn đổi mới và nâng cao chất lượng. mà cần đòi hỏi các cơ quan nhà nước nói chung và cấp chính quyền nói riêng phải tiến hành đồng bộ thực hiện nhiều giải pháp nhằm rà soát, sửa đổi các thủ tục hành chính cần thiết như đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn, chứng thực…vv.

Quan điểm từ phía chính quyền địa phương, thì đại diện bộ phận văn phòng một cửa của UBND xã cũng cho biết một số khó khăn trong quá trình làm các thủ tục hành chính cho người lao động:

“Thường thì các thủ tục như xác nhận sơ yếu lí lịch thì đối với những lao động ở nơi khác đến thì phải xuất trình giấy tạm trú và chứng minh thư nhân dân, nhưng cũng có nhiều trường hợp không đầy đủ giấy tờ cho nên chúng tôi cũng không giải quyết được. Hơn nữa, vì số lượng lao động làm theo ca nhiều, mặc dù xã đã tạo điều kiện tới 16h30 để làm các thủ tục nhưng cũng có những trường hợp đến muộn quá thì cũng phải hẹn sang ngày hôm sau mới giải quyết

được, cho nên cũng có nhiều trường hợp không hài lòng cho lắm về vấn đề này chúng tôi cũng phải giải thích. Tiêu chí của xã là luôn tạo điều kiện và không làm trái thẩm quyền.” (PVS số 7, nữ, cán bộ văn phòng một cửa xã Kim Chung)

Qua phỏng vấn sâu người dân cũng có nhiều ý kiến đồng nhất với quan điểm chính quyền luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người lao động làm các thủ tục hành chính một cách nhanh gọn, không rườm rà về giấy tờ.

Chị cũng khá hài lòng, họ cũng bình thường thôi, không gây khó dễ gì cho mình cả. Có khi có loại giấy tờ mình không biết ghi chép thế nào họ cũng nhiệt tình hướng dẫn cho. Nói chung họ luôn tạo điều kiện cho mình làm một cách thuận lợi nhất.” (PVS 4, nữ lao động, 29 tuổi, Hà Nội)

Các ý kiến của người lao động đều nhấn mạnh tới việc không chỉ người lao động gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận các thủ tục hành chính mà từ phía chính quyền địa phương cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình cung ứng dịch vụ, sở dĩ chính quyền đang còn gặp khó khăn do các thủ tục hành chính để thực hiện công việc liên quan đến các dịch vụ hành chính công hiện nay vẫn chưa được thống nhất, ở mỗi chính quyền thủ tục hành chính lại rất khác nhau. Mặt khác, việc cập nhật thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế, mọi người vẫn phải đến tận trụ sở UBND để xin các biểu mẫu hồ sơ, thủ tục về dịch vụ hành chính công. Thêm vào nữa, là khó khăn về trình độ chuyên môn của cán bộ chịu trách nhiệm làm về thủ tục hành chính công, việc hướng dẫn chưa đầy đủ và rõ ràng về các loại giấy tờ, thủ tục làm cho người dân phải đi lại nhiều, mất thời gian.

Hiện nay, có nhiều địa phương đã đưa ra một số giải pháp cải cách và nâng cao hơn chất lượng dịch vụ hành chính công. Hơn nữa, để rút ngắn thời gian và giảm công sức của người dân đối với các thủ tục về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú/tạm trú và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi, một số địa phương như là huyện Bến Lức (tỉnh Long An) từ năm 2010 và toàn bộ 24 quận, huyện trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh từ năm 2013, đã thí điểm triển khai

mô hình khi trẻ đăng ký khai sinh sẽ được cấp luôn thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) và nhập hộ khẩu tại địa phương, gọi tắt là mô hình “3 trong 1”. Theo quy trình này, khi người dân đến đăng ký khai sinh cho con, cán bộ ở bộ phận một cửa cấp xã sẽ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ theo quy định rồi chuyển toàn bộ hồ sơ sang cán bộ hộ tịch. Sau khi đăng ký khai sinh xong, cán bộ hộ tịch sẽ chuyển trả giấy khai sinh và sổ hộ khẩu sang cho cán bộ thương binh và xã hội để đăng ký thẻ BHYT cho trẻ em, và cuối cùng sẽ chuyển hồ sơ sang cho cán bộ phụ trách hộ khẩu. Sau khi hoàn tất các thủ tục đăng ký hộ khẩu, cán bộ hộ khẩu chuyển trả hồ sơ về bộ phận một cửa để trả kết quả cho công dân. Mô hình này đã được Bộ Tư pháp đánh giá cao về hiệu quả trong tiết kiệm thời gian và chi phí cho người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Người lao động trong khu công nghiệp với việc tiếp cận dịch vụ hành chính công của chính quyền địa phương hiện nay (Nghiên cứu trường hợp (Trang 90 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)