Tỷ lệ lao động có gặp khó khăn khi đi về quê để làm các thủ tục

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Người lao động trong khu công nghiệp với việc tiếp cận dịch vụ hành chính công của chính quyền địa phương hiện nay (Nghiên cứu trường hợp (Trang 65 - 68)

(Đơn vị: %)

Gặp khó khăn khi về quê %

Có 85

Hầu hết, người lao động đều có gặp khó khăn trong quá trình làm các thủ tục hành chính công, còn đối với người lao động ngoại tỉnh thì họ cũng gặp khó khăn nhất là việc di chuyển về quê để làm các thủ tục hành chính công.

Qua khảo sát định lượng cho thấy, tỷ lệ gặp khó khăn khi đi về quê là 85%, tỷ lệ này cao hơn so với tỷ lệ ý kiến cho biết không gặp khó khăn (15%). Có thể thấy, đối với lao động ngoại tỉnh, đặc biệt là những tỉnh xa thì việc đi lại khó khăn cũng đã là một trong những trở ngại lớn trong quá trình làm thủ tục hành chính.

Phỏng vấn sâu các trường hợp người lao động ngoại tỉnh thì họ đều cho biết bản thân gặp khó khăn khi di chuyển về quê.

“Anh gặp khó khăn chứ, đi xe khách thì phải phụ thuộc giờ giấc của nhà xe, còn nếu đi xe máy thì xa, mệt mỏi và không an toàn, hơn nữa thời gian đi về làm thủ tục phải mất ít nhất 2 ngày.” (PVS 1, nam lao động, 27 tuổi, Thanh Hóa)

Những khó khăn mà người lao động ngoại tỉnh gặp phải cụ thể như: bị say xe, đường sá xa xôi, khó bắt được xe hay không xin nghỉ làm được. Số liệu cụ thể thể hiện ở biểu đồ sau:

(Đơn vị: %)

Biểu đồ 8. Một số khó khăn của người lao động khi đi về quê làm các thủ tục hành chính công

Nhìn chung, với các khó khăn trên thì người lao động ngoại tỉnh đều gặp phải. Tuy nhiên, có sự chênh lệch nhau về các loại khó khăn, tỷ lệ lựa chọn cao nhất khó khăn do đường về quê xa, đi lại khó khăn với tỷ lệ 64,8%. Tỷ lệ “không xin nghỉ làm được” có 59,3% lựa chọn, tỷ lệ cho rằng “đi xe bị say xe” có 41,8% và khó bắt được xe về quê là 13,2%. Có thể thấy, bên cạnh những khó khăn về việc làm thủ tục hành chính thì việc di chuyển về quê để làm các thủ tục của người lao động ngoại tỉnh cũng gặp nhiều khó khăn. Việc xin nghỉ làm cũng ảnh hưởng tới mức thu nhập của người lao động. Do vậy, để khắc phục được những bất cập nêu trên thì nhiều lao động đã lựa chọn giải pháp gửi về quê cho người nhà làm hộ hoặc một số giấy tờ như: chứng thực giấy tờ, khai báo tạm trú…thì vẫn có thể làm ở nơi đang sinh sống và làm việc.

Các ý kiến phỏng vấn cũng khẳng định việc đi lại để làm các thủ tục cũng gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với người lao động ngoại tỉnh khi phải di chuyển về quê nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:

“Quê anh ở xa cho nên việc đi lại ở đây rồi về nhà vất vả chứ, riêng ngồi xe khách đã mất 4 – 5 tiếng rồi, không kể thời gian đi ra bến xe bắt xe các kiểu rồi ngồi đợi ấy chứ, bây giờ còn dễ bắt được xe mà về, chứ ngày trước xe ít, cả ngày may ra được 1, 2 chuyến xe về quê anh. Khó khăn vậy nên chỉ những thủ tục quan trọng như đăng ký kết hôn hoặc khai sinh thì anh mới về quê làm thôi, chứ các loại thủ tục khác mà nhờ làm hộ được anh nhờ người nhà làm rồi gửi xe ra cho anh thôi, chứ đi đi lại lại kiểu như thế này thì nhiều bất tiện và mất thời gian lắm.” (PVS 2, nam lao động, 29 tuổi, Nghệ An)

Có thể thấy, với các loại giấy tờ cần thiết và bắt buộc phải về quê làm thì người lao động mới di chuyển về quê, còn đối với một số loại thủ tục có thể nhờ được người khác làm hộ được thì họ cũng gửi về quê làm hộ.

Không chỉ mất thời gian về thủ tục giấy tờ rườm rà, mà mỗi khi làm các thủ tục người lao động cũng phải chờ đợi lâu, nghiên cứu định lượng cho biết tỷ lệ người lao động phải chờ đợi mỗi lần đi làm thủ tục hành chính công.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Người lao động trong khu công nghiệp với việc tiếp cận dịch vụ hành chính công của chính quyền địa phương hiện nay (Nghiên cứu trường hợp (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)