Tương quan giới tính với sự hài lòng giải quyết công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Người lao động trong khu công nghiệp với việc tiếp cận dịch vụ hành chính công của chính quyền địa phương hiện nay (Nghiên cứu trường hợp (Trang 84)

(Đơn vị: %) Giới tính Rất hài lòng Hài lòng Khó nói Không hài lòng Rất không hài lòng Tổng n % n % n % n % n % n % Nam 1 1 54 54 24 24 19 19 2 2 100 100 Nữ 0 0 51 51 32 32 14 14 3 3 100 100 Tổng 1 0,5 105 52,5 56 28 33 16,5 5 2,5 200 100

Cũng tương tự tương quan giữa giới tính với mức phí không có sự chênh lệch nhau thì qua bảng tương quan trên giữa giới tính với sự hài lòng giải quyết công việc thì cho thấy cũng không có sự chênh lệch nhau, đa số người lao động nam và nữ đều hài lòng với việc giải quyết công việc, tỷ lệ lần lượt là 54% và 51%. Còn các tỷ lệ không hài lòng và rất không hài lòng chiếm tỷ lệ thấp về sự hài lòng giải quyết công việc.

Về tương quan giữa giới tính với mong muốn cải thiện thủ tục hành chính thì cơ bản cũng không có sự khác biệt.

Bảng 3.7. Tƣơng quan giới tính với mong muốn cải thiện thủ tục hành chính công

(Đơn vị: %)

Mong muốn Nam Nữ Tổng

n % n % n %

Đơn giản các giấy tờ hành chính 89 89 86 86 175 87,5 CB hướng dẫn cụ thể và chi tiết

về các loại giấy tờ 73 73 66 66 139 69,5 Thời gian xử lý cần nhanh gọn 85 85 78 78 163 81,5 Khác 14 14 20 20 34 17

Tỷ lệ mong muốn “đơn giản các giấy tờ hành chính” giữa nam và nữ không có sự chênh lệch nhau, nam là 89%, nữ là 86%. Còn với mong muốn “cán bộ hướng dẫn cụ thể và chi tiết các loại giấy tờ” và “ thời gian xử lý” tuy có sự chênh lệch giữa nam và nữ nhưng không đáng kể lắm, nam là 73% và 66%, và 85% và 78%.

Học vấn

So với mức thu nhập hàng tháng như trên thì tỷ lệ người lao động có trình độ học vấn là trung học phổ thông có tỷ lệ cao:

Bảng 3.8. Trình độ học vấn của người lao động

(Đơn vị: %)

Bậc học phổ thông n Tỷ lệ (%)

THCS & THPT 72 36

Qua các lớp dạy nghề 77 38,5

Đại học & Sau đại học 51 25,5

Tổng 200 100

Bảng số liệu trên cho thấy, tỷ lệ lao động có bậc học cao nhất là trung học phổ thông chiếm tỷ lệ cao nhất với 33,5%. Kế tiếp đó là trình độ đại học chiếm tỷ lệ 24,5%. Cao đẳng/cao đẳng nghề là 27,5%. Trên thực tế, việc tốt nghiệp đại học, cao đẳng chưa xin được việc làm đúng ngành, đúng nghề đi làm công nhân ở các khu công nghiệp hiện nay rất là nhiều, theo Viện Khoa học Lao động và Xã hội năm 2015 thì trong 3 tháng đầu năm, số lao động trình độ đại học, sau đại học thất nghiệp tăng lên gần 178.000 người, lao động tốt nghiệp cao đẳng thất nghiệp tăng lên hơn 100.000 người.

Bảng 3.9. Tương quan trình độ học vấn với đánh giá mức phí

(Đơn vị: %)

Trình độ học vấn

Đánh giá mức phí làm thủ tục hành chính công Cao Bình thƣờng Không cao Tổng

n % n % n % n %

THCS & THPT 22 32,9 42 35,9 8 50 72 36

Qua các lớp dạy nghề 29 43,2 43 36,7 5 31,2 77 38,5

Có thể nói trình độ học vấn của người lao động tại khu công nghiệp cũng tương đối cao, qua bảng tương quan trên thì có thể thấy có sự khác biệt giữa trình độ học vấn của người lao động khi đánh giá mức phí làm thủ tục hành chính. Cụ thể, đánh giá mức phí không cao, thì ở trình độ THCS & THPT có tỷ lệ là 50%, còn qua các lớp dạy nghề là 31,2%, đại học và sau đại học là 18,8%. Còn với đánh giá khác cũng có sự khác biệt, tuy nhiên tỷ lệ cũng không đáng kể.

Tương tự với sự hài lòng với trình độ học vấn, thì nghiên cứu cũng chỉ ra tương quan giữa học vấn với sự hài lòng về kết quả giải quyết công việc hành chính công:

Bảng 3.10. Tương quan học vấn với sự hài lòng kết quả giải quyết công việc

(Đơn vị: %)

Trình độ học vấn

Kết quả giải quyết công việc Rất hài lòng Hài lòng Khó nói Không hài lòng Rất không hài lòng Tổng THCS & THPT 0 35,2 32,2 45,5 40 36 Qua các lớp dạy nghề 100 35,2 44,6 36,3 40 38,5 Đại học & SĐH 0 29,6 23,2 18,2 20 25,5 Tổng 100 100 100 100 100 100

Bảng số liệu cho thấy, nhìn chung vẫn có sự khác biệt về mức độ hài lòng về kết quả giải quyết công việc. Đối với mức độ hài lòng thì trình độ THCS & THPT là 35,2%; qua các lớp dạy nghề, tỷ lệ hài lòng là 35,2%; còn trình độ đại học và sau đại học là 29,6%. Bên cạnh đó, kết quả cũng cho thấy còn sự chênh lệch về mức độ không hài lòng, trình độ THCS & THPT là 45,5%; qua các lớp dạy nghề là 36,3%; và đại học & sau đại học là 18,2%. Sự chênh lệch này cũng thể hiện qua tỷ lệ rất không hài lòng giữa các trình độ học vấn, THCS & THPT có tới 40%, qua các lớp dạy nghề là 40%, trong khi đó đại học & SĐH là 20%. Nhìn chung, vẫn có sự khác biệt giữa các trình độ về kết quả giải quyết công việc, trong đó sự khác biệt nhất vẫn là tỷ lệ trình độ qua các lớp dạy nghề với

38,5%. Còn đối với tương quan trình độ học vấn với mong muốn cải thiện chất lượng hành chính công cũng có sự khác biệt tương đối.

Bảng 3.11. Tương quan học vấn với mong muốn cải thiện chất lượng hành chính công (Đơn vị: %) Mong muốn THCS & THPT Qua các lớp dạy nghề Đại học & SĐH n % n % n %

Đơn giản các giấy tờ hành chính 63 36 71 40,6 41 23,4 Cán bộ hướng dẫn cụ thể và chi

tiết về các loại giấy tờ 45 32,3 61 43,2 33 23,7 Thời gian xử lý cần nhanh gọn 63 38,7 64 39,2 36 22,1

Khác 13 38,2 15 44,2 6 17,6

Về mong muốn cải thiện chất lượng dịch vụ hành chính công, không có sự khác biệt giữa các trình độ học vấn. Cụ thể, với mong muốn đơn giản các giấy tờ hành chính, thì tỷ lệ mong muốn ở trình độ học vấn THCS & THPT là 36%; qua các lớp dạy nghề là 40,6%; đại học & sau đại học là 23,4%.

Đối với mong muốn cán bộ hướng dẫn cụ thể và chi tiết các loại giấy tờ thì tỷ lệ là 32,3%; 43,2% và 23,7%. Tương tự với mong muốn thời gian xử lý thì tỷ lệ cũng không có sự chênh lệch nhiều, tỷ lệ lần lượt là 38,7%; 39,2% và 22,1%.  Thu nhập

Đặc điểm về nhân khẩu – xã hội của người lao động là mức thu nhập hiện tại của họ, qua khảo sát ta thấy ở khu công nghiệp Bắc Thăng Long là khu công nghiệp tập trung nhiều lao động trẻ, với nhiều công ty nước ngoài, chủ yếu là làm về linh kiện, thiết bị điện tử…vv. Tuy nhiên, qua kết quả định lượng ta thấy tỷ lệ cao người lao động cho biết về mức thu nhập hiện tại của họ thường dao động từ 4 triệu – 6 triệu. Có thể nói, với mức thu nhập này là thấp so với nhiều người lao động ở khu công nghiệp khác hiện nay.

(Đơn vị: %) 0 10 20 30 40 50 60

2 - 4 triệu Trên 4 - 6 triệu Trên 6 triệu 24.7

55.8

19.5

Thu nhập hiện tại

Biểu đồ 15. Thu nhập hiện tại của người lao động

Khu công nghiệp Bắc Thăng Long tập trung nhiều công ty nước ngoài chuyên sản xuất các linh kiện điện tử, đây là nơi thu hút nhiều lao động từ mọi địa phương đến đây làm việc. Qua khảo sát về mức thu nhập, ta thấy mức thu nhập trung bình của người lao động vào khoảng từ 4,1 triệu đến 6 triệu chiếm tỷ lệ cao nhất với 55,8%. Mức thu nhập từ 2 triệu đến 4 triệu có 24,7% người, còn ở mức 6,1 triệu đến 9 triệu là 15,3%. Tỷ lệ người lao động có mức thu nhập trên 10 triệu chiếm tỷ lệ thấp với 4,2%. Có thể thấy, đây là mức thu nhập trung bình và tương đối thấp đối với người lao động trong phân xưởng hiện nay.

Bảng 3.12. Tương quan thu nhập hiện tại với đánh giá mức thu phí cho các thủ tục hành chính công

(Đơn vị: %)

Thu nhập Đánh giá mức thu phí cho các thủ tục hành chính

Cao Bình thường Không cao Tổng

Từ 2 – 4 triệu 22,7 28,7 6,2 24,7

Trên 4 – 6 triệu 54,5 53,7 75 55,8

Trên 6 triệu 22,7 17,6 18,8 19,5

Tổng 100 100 100 100

triệu có tỷ lệ cao nhất. Cụ thể, đa số tỷ lệ cho biết mức phí không cao là 75%; bình thường là 53,7% và cao là 54,5%. Còn lại với mức thu nhập từ 2 – 4 triệu thì cho thấy, đánh giá cao là 22,7; bình thường là 28,7%, còn tỷ lệ đánh giá không cao là 6,2%. Tương tự, với mức thu nhập trên 6 triệu thì tỷ lệ đánh giá cao là 22,7%; bình thường là 17,6% còn không cao là 18,8%.

Với mức thu nhập hiện tại, nghiên cứu cũng chỉ ra tương quan với sự hài lòng giải quyết công việc thủ tục hành chính:

Bảng 3.13. Tương quan thu nhập với sự hài lòng giải quyết công việc

(Đơn vị: %)

Thu nhập

Kết quả giải quyết công việc Rất hài lòng Hài lòng Khó nói Không hài lòng Rất không hài lòng Tổng Từ 2 – 4 triệu 100 22,3 34,7 9,4 60 24,7 Trên 4 – 6 triệu 0 56,3 46,9 71,9 40 55,8 Trên 6 triệu 0 21,4 18,4 18,8 0 19,5 Tổng 100 100 100 100 100 100

Cũng như tương quan giữa thu nhập với mức phí, thì qua tương quan thu nhập với kết quả giải quyết công việc cũng cho thấy có sự chênh lệch về mức độ hài lòng. Với các mức độ hài lòng từ rất hài lòng, hài lòng, khó nói, không hài lòng và rất không hài lòng của người lao động với kết quả giải quyết công việc, thì ta thấy đã có sự chênh lệch nhau trong ý kiến của người lao động theo mức thu nhập hiện tại của họ. Thu nhập từ 4 – 6 triệu, có tỷ lệ hài lòng với việc giải quyết công việc là 56,3%, ngược lại, thu nhập từ 2- 4 triệu thì tỷ lệ hài lòng là 22,3%, còn thu nhập trên 6 triệu là 21,4%. Bên cạnh đó, tỷ lệ không hài lòng và rất không hài lòng cũng có tỷ lệ tương đối cao.

Tương tự đó, liệu rằng thu nhập có tương quan gì với mong muốn cải thiện chất lượng dịch vụ hành chính công hay không? Thì qua bảng số liệu tương quan sau đã cho thấy:

Bảng 3.14. Tương quan thu nhập với mong muốn cải thiện thủ tục hành chính công hành chính công

(Đơn vị: %)

Mong muốn 2 – 4 triệu Trên 4 – 6

triệu Trên 6 triệu

Đơn giản các giấy tờ hành chính 25,5 55,8 18,8 Cán bộ hướng dẫn cụ thể và chi tiết 22,3 55,4 22,3

Thời gian xử lý cần nhanh gọn 22,1 59,1 18,8

Khác 13,8 65,5 20,7

Nhìn chung, với các mức thu nhập của người lao động đều có những mong muốn khác nhau. Với mong muốn “đơn giản các giấy tờ hành chính” thì thu nhập trên 4 – 6 triệu có tỷ lệ cao nhất với 55,8%. Trong khi đó, thu nhập từ 2 – 4 triệu chỉ có 25,5%, còn thu nhập trên 6 triệu là 18,8%. Còn với mong muốn “cán bộ hướng dẫn cụ thể và chi tiết các loại giấy tờ” thì thu nhập từ 4 – 6 triệu cũng có tỷ lệ cao nhất với 55,4%, tương tự vậy mong muốn về thời gian xử lý nhanh gọn cũng có tỷ lệ cao nhất với 59,1%. Các mức thu nhập còn lại tỷ lệ mong muốn cũng gần tương đương nhau.

Như vậy, qua các tương quan giữa các mức thu nhập với việc đánh giá mức thu phí; sự hài lòng giải quyết công việc và mong muốn cải thiện chất lượng hành chính. Qua kết quả đều cho thấy có sự chênh lệch và khác biệt giữa các mức thu nhập của người lao động.

Với các phân tích yếu tố từ phía người nhận dịch vụ, nghiên cứu đã chỉ ra những ảnh hưởng, tương quan với một số yếu tố khác. Điều này cho thấy, khả năng tiếp cận của người lao động chịu ảnh hưởng từ các yếu tố cá nhân, mặc dù khả năng tiếp cận này vẫn còn chi phối từ phía người cung cấp dịch vụ - chính quyền địa phương cũng như một số yếu tố khác.

3.2. Các yếu tố từ phía ngƣời cung cấp dịch vụ

3.2.1. Một số chính sách, văn bản pháp luật về cải cách thủ tục hành chính/ quy trình làm các thủ tục hành chính công trình làm các thủ tục hành chính công

Với mục đích ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công thì nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, cũng như chính sách về cải cách hành chính công với mục đích đáp ứng nhu cầu giải quyết các thủ tục hành chính ngày càng cao của người dân, đồng thời cải cách các thủ tục sao cho nhanh gọn và hợp lý, bớt rườm rà, không làm mất thời gian của người dân.

Các chính sách, văn bản pháp luật này ảnh hưởng trực tiếp tới cả người cung ứng dịch vụ và người nhận dịch vụ. Sở dĩ như vậy là bởi, đối với người cung ứng dịch vụ họ sẽ thực hiện theo văn bản chỉ đạo, theo đúng quy trình thực hiện, trình tự giải quyết công việc, đảm bảo tính khách quan và khoa học, công khai và minh bạch, đặc biệt hiện nay nhiều tỉnh thành phố, huyện xã đã triển khai rộng mô hình cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Việc triển khai này đã giúp cho người nhận dịch vụ thuận lợi hơn trong quá trình làm thủ tục hành chính công, đồng thời về phía người cung ứng dịch vụ sẽ tập trung giải quyết công việc nhanh chóng.

Trong giới hạn bài nghiên cứu này, tác giải đã chỉ ra một số văn bản, chính sách cụ thể có liên quan tới quy trình, cách thức…vv làm một số thủ tục hành chính công:

 Nghị quyết Ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020. Trong đó nêu ra những cải cách về thủ tục hành chính:

a) Cắt giảm và nâng cao chất lượng thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước, nhất là thủ tục hành chính liên quan tới người dân, doanh nghiệp;

b) Trong giai đoạn 2011 - 2015, thực hiện cải cách thủ tục hành chính để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, giải phóng mọi nguồn lực của xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, bảo đảm điều kiện cho nền kinh tế của đất nước phát triển nhanh, bền vững. Một số lĩnh vực trọng tâm cần tập trung là:

Đầu tư; đất đai; xây dựng; sở hữu nhà ở; thuế; hải quan; xuất khẩu, nhập khẩu; y tế; giáo dục; lao động; bảo hiểm; khoa học, công nghệ và một số lĩnh vực khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo yêu cầu cải cách trong từng giai đoạn;

c) Cải cách thủ tục hành chính giữa các cơ quan hành chính nhà nước, các ngành, các cấp và trong nội bộ từng cơ quan hành chính nhà nước;

d) Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật;

đ) Công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính bằng các hình thức thiết thực và thích hợp; thực hiện thống nhất cách tính chi phí mà cá nhân, tổ chức phải bỏ ra khi giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan hành chính nhà nước; duy trì và cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính;

e) Đặt yêu cầu cải cách thủ tục hành chính ngay trong quá trình xây dựng thể chế, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và tăng cường đối thoại giữa Nhà nước với doanh nghiệp và nhân dân; mở rộng dân chủ, phát huy vai trò của các tổ chức và chuyên gia tư vấn độc lập trong việc xây dựng thể chế, chuẩn mực quốc gia về thủ tục hành chính; giảm mạnh các thủ tục hành chính hiện hành; công khai các chuẩn mực, các quy định hành chính để nhân dân giám sát việc thực hiện.

g) Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Người lao động trong khu công nghiệp với việc tiếp cận dịch vụ hành chính công của chính quyền địa phương hiện nay (Nghiên cứu trường hợp (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)