Tương quan giữa độ tuổi đánh giá về mức phí

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Người lao động trong khu công nghiệp với việc tiếp cận dịch vụ hành chính công của chính quyền địa phương hiện nay (Nghiên cứu trường hợp (Trang 81 - 83)

(Đơn vị: %)

Đánh giá mức phí

17 – 25 tuổi 26 – 30 tuổi Trên 30 tuổi Tổng

n % n % n % n %

Cao 27 35,1 32 36,8 8 22,2 67 33,5 Bình thường 45 58,4 47 54 25 69,4 117 58,5 Không cao 5 6,5 8 9,2 3 8,3 16 8 Tổng 77 100 87 100 36 100 200 100

Bảng số liệu trên cho thấy, có sự chênh lệch giữa các độ tuổi về việc đánh giá mức phí khi làm các thủ tục hành chính. Hầu hết, các độ tuổi đều đánh giá mức phí là bình thường, tỷ lệ này ở độ tuổi từ 17 – 25 tuổi là 58,4%; 26 – 30 tuổi là 54% và trên 30 tuổi là 69,4%.

Đối với mức phí cao thì độ tuổi từ 26 – 30 tuổi có tỷ lệ cao nhất với 36,8%, kế tiếp là độ tuổi 17 – 25 tuổi; còn độ tuổi trên 30 tuổi là 22,2%. Còn đánh giá mức phí cao thì có tỷ lệ thấp nhất, với 6,5% ở độ tuổi 17 – 25 tuổi, 9,2% ở độ tuổi 26 – 30 tuổi.

Bên cạnh sự chênh lệch tuổi về việc đánh giá mức phí, thì nghiên cứu cũng chỉ ra tương quan giữa tuổi với sự hài lòng của người lao động về kết quả giải quyết công việc khi họ làm các thủ tục hành chính công.

Cùng với kết quả tương quan giữa độ tuổi và mức phí thì kết quả định lượng cũng cho biết tương quan quan giữa độ tuổi với sự hài lòng về kết quả giải quyết công việc.

Bảng 3.3. Tƣơng quan giữa độ tuổi với sự hài lòng về kết quả giải quyết công việc (Đơn vị: %) Độ tuổi Rất hài lòng Hài lòng Khó nói Không hài lòng Rất không hài lòng Tổng % % % % % % 17- 25 tuổi 0 41 37,5 36,4 20 38,5 26 – 30 tuổi 100 38,1 50 45,5 60 43,5 Trên 30 tuổi 0 21 12,5 18,2 20 18 Tổng 100 100 100 100 100 100

Bảng trên cho thấy, nhìn chung có sự chênh lệch độ tuổi về mức độ hài lòng về kết quả giải quyết công việc, ở độ tuổi từ 17 – 25 tuổi thì có tỷ lệ hài lòng với kết quả giải quyết công việc cao nhất với 41%; đối với độ tuổi từ 26 – 30 tuổi thì tỷ lệ khó nói có tỷ lệ cao với 50%; còn lại độ tuổi trên 30 tuổi thì tỷ lệ hài lòng chiếm tỷ lệ cao nhất với 21%.

Như vậy, qua bảng số liệu tương quan này, ta có thể thấy mặc dù có sự chênh lệch về độ tuổi giữa các mức độ hài lòng song tỷ lệ độ tuổi có sự hài lòng về kết quả giải quyết công việc thì luôn chiếm tỷ lệ khá cao. Điều này, cho thấy bên cạnh những bất cập và khó khăn khi tiếp cận các thủ tục hành chính công, song về cơ bản người lao động vẫn khá hài lòng với kết quả giải quyết công việc. Bên cạnh tương quan giữa độ tuổi với mức phí và sự hài lòng về giải quyết công việc thì nghiên cứu cũng chỉ ra tương quan giữa độ tuổi với mong muốn cải thiện thủ tục hành chính công.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Người lao động trong khu công nghiệp với việc tiếp cận dịch vụ hành chính công của chính quyền địa phương hiện nay (Nghiên cứu trường hợp (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)