Thu nhập hiện tại của người lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Người lao động trong khu công nghiệp với việc tiếp cận dịch vụ hành chính công của chính quyền địa phương hiện nay (Nghiên cứu trường hợp (Trang 26 - 38)

Thu nhập n %

2 – 4 triệu 47 24,7

Trên 4 triệu – 6 triệu 106 55,8

Trên 6 triệu 37 19,5

7.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu

Những vấn đề liên quan đến đề tài được soạn thảo thành một đề cương để người phỏng vấn sử dụng quá trình phỏng vấn, nhằm xem xét nghiên cứu một cách sâu sắc có căn cứ và hiểu rõ bản chất nguồn gốc vấn đề đang nghiên cứu. Qua các phỏng vấn sâu sẽ nhằm hiểu hơn về thực trạng tiếp cận các dịch vụ hành

chính công của người lao động hiện nay, qua đó sẽ làm rõ hơn những yếu tố ảnh hưởng tới việc tiếp cận dịch vụ hành chính công của người lao động.

Đề tài thực hiện phỏng vấn sâu với hai nhóm đối tượng: Nhóm thứ nhất là người sử dụng dịch vụ là người lao động trong khu công nghiệp và nhóm đối tượng thứ hai là người cung cấp dịch vụ: cán bộ UBND xã.

Cụ thể đề tài thực hiện 07 phỏng vấn sâu, trong đó: + 05 phỏng vấn người lao động

+ 02 phỏng vấn cán bộ chính quyền địa phương cấp xã (bao gồm: lãnh đạo xã và cán bộ văn phòng một cửa)

Đối với từng nhóm đối tượng thực hiện phỏng vấn sẽ làm rõ được các nội dung cụ thể như sau: Với những người sử dụng dịch vụ là người lao động sẽ tìm hiểu và làm rõ thực trạng tiếp cận của họ với dịch vụ hành chính công, đồng thời khai thác triệt để các thông tin từ phía người lao động đối với các dịch vụ này như: khả năng tiếp cận, mức độ hài lòng, khó khăn và thuận lợi khi tiếp cận dịch vụ…vv. Còn đối với nhóm đối tượng cung cấp dịch vụ là cán bộ UBND xã sẽ làm rõ việc họ đã tạo điều kiện thuận lợi gì cho người lao động khi tiếp cận dịch vụ, mặt khác sẽ tìm hiểu những khó khăn, trở ngại cũng như bất cập trong việc cung ứng dịch vụ hành chính công.

Từ việc khai thác các thông tin từ phía người sử dụng dịch vụ và người cung ứng dịch vụ sẽ tìm ra được một số giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao được khả năng tiếp cận các dịch vụ hành chính công hiện nay.

7.2.3. Phương pháp phân tích tài liệu

Đây là phương pháp thu thập thông tin gián tiếp thông qua các nguồn tài liệu có sẵn, trong đề tài tôi sử dụng phương pháp phân tích tài liệu ở: Thư viện Quốc Gia Việt Nam; Trung tâm thông tin thư viện – Đại học Quốc Gia Hà Nội; Trung tâm nghiên cứu Quyền con người – quyền công dân, thuộc khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; Các sách, báo, tạp chí, tài liệu trong các luận văn cao học, khóa luận tốt nghiệp, tài liệu trên mạng Internet, các trang web về vấn đề người lao động, dịch vụ hành chính công.

PHẦN NỘI DUNG

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Khái niệm công cụ 1.1. Khái niệm công cụ

1.1.1. Khái niệm dịch vụ hành chính công

Để hiểu khái niệm dịch vụ hành chính công, trước tiên cần hiểu khái niệm dịch vụ có nghĩa là gì? Có nhiều định nghĩa, khái niệm khác nhau về dịch vụ. Theo Zeitheml và Bitner (2000), dịch vụ là những công việc, những quy trình và những sự thực hiện.

Còn theo Gronross (1990) thì dịch vụ là một hoạt động hoặc chuỗi các hoạt động ít nhiều có tính chất vô hình trong đó diễn ra sự tương tác giữa khách hàng và các nhân viên có tính chất vô hình trong đó diễn ra sự tương tác giữa khách hàng và các nhân viên tiếp xúc với khách hàng, các nguồn lực vật chất, hàng hóa hay hệ thống cung cấp dịch vụ - nơi giải quyết những vấn đề của khách hàng. Tóm lại, dịch vụ được hiểu là một quá trình bao gồm các hoạt động phía sau và các hoạt động phía trước nơi mà khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ tương tác với nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng theo cách mà khách hàng mong muốn cũng như tạo ta giá trị cho khách hàng.

Trong các văn kiện của Đảng và pháp luật của Nhà nước cũng đề cập tới khái niệm dịch vụ hành chính công. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã nêu: “Xây dựng một nền hành chính nhà nước, dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hóa…Định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ theo hướng bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực trên phạm vi toàn quốc, cung cấp dịch vụ công”

Có nhiều định nghĩa về dịch vụ hành chính công, dịch vụ hành chính công là những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật, không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước (hoặc tổ chức, doanh nghiệp được ủy quyền) có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức các loại giấy tờ có giá trị pháp lý trong các lĩnh vực mà cơ quan nhà nước đó quản lý.

Theo các tác giả cuốn sách “Hành chính học đại cương” thì hành chính công là “hoạt động của Nhà nước, của các cơ quan nhà nước, mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để quản lý công việc công của nhà nước, nhằm phục vụ lợi ích chung hay lợi ích riêng hợp pháp của công dân” [11].

1.1.2. Khái niệm tiếp cận dịch vụ hành chính công

Sự tiếp cận là một cụm từ chung dùng để miêu tả mức độ một sản phẩm, thiết bị, dịch vụ, hoặc môi trường có thể được sử dụng bởi càng nhiều người càng tốt. Sự tiếp cận có thể được xem như khả năng tiếp cận và khả năng hưởng lợi từ một hệ thống hay vật chất.

Tiếp cận có nghĩa là tiến sát gần; đến gần để tiếp xúc hay là từng bước, bằng những phương pháp nhất định, tìm hiểu một vấn đề, công việc nào đó [22].

Tiếp cận dịch vụ hành chính công trong nghiên cứu này có thể hiểu là việc người lao động tiếp xúc tới dịch vụ có liên quan tới hoạt động thực thi pháp luật, bao gồm việc làm các thủ tục giấy tờ hành chính do đại diện cơ quan có thẩm quyền cấp trong lĩnh vực mà cơ quan đó quản lý.

Có thể nói dịch vụ hành chính công là loại hình gắn liền với chức năng quản lý nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu của người dân. Đối tượng cung ứng duy nhất các dịch vụ công này là cơ quan công quyền hay các cơ quan nhà nước thành lập được ủy quyền thực hiện cung ứng dịch vụ hành chính công.

1.1.3. Khái niệm người lao động trong khu công nghiệp

Để hiểu khái niệm người lao động trước tiên cần tìm hiểu về khái niệm nguồn lao động và lực lượng lao động.

Nguồn lao động bao gồm toàn bộ những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động.

Lực lượng lao động (hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế) bao gồm toàn bộ những người từ đủ 15 tuổi trở lên đang có việc làm hoặc đang tìm kiếm việc làm. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động (còn gọi là dân số hoạt động kinh tế trong độ tuổi lao động) bao gồm những người trong độ tuổi lao động (nam đủ 15 đến hết 60 tuổi; nữ đủ 15 tuổi đến hết 55 tuổi) đang có việc làm hoặc không có việc làm (thất nghiệp) nhưng có nhu cầu làm việc và sẵn sàng làm việc.

Ở Việt Nam: Căn cứ vào Điều 6 của bộ Luật Lao động của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã sửa đổi và bổ sung năm 2002 “Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động” và Điều 145 “Người lao động được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng khi có đủ điều kiện về tuổi đời và thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội như sau: nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi…”

Theo Nghị định số 29/2008/ NĐ – CP của Chính phủ “Quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế” thì khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này.

Trên thế giới thì khu công nghiệp tập trung được hiểu là khu tập trung các Doanh nghiệp chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ công nghiệp phục vụ cho hoạt động sản xuất trong khu.

Theo quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp chính ban hành ngày 24/4/1997 của chính phủ, khu công nghiệp tập trung là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có cư dân sinh sống do chính phủ hoặc Thủ Tướng chính phủ quyết định thành lập.

Trong khu công nghiệp có các loại doanh nghiệp sau: + Doanh nghiệp Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế + Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

- Các loại dịch vụ hành chính công của chính quyền địa phương đối với người lao động trong khu công nghiệp

Dịch vụ hành chính công bao gồm rất nhiều loại thủ tục giấy tờ khác nhau, tùy vào từng loại đối tượng khác nhau, cũng như mục đích công việc của từng đối tượng để làm các loại thủ tục giấy tờ hành chính. Đối tượng người lao động, thì có một số loại giấy tờ mà người lao động thường xuyên phải làm như: giấy khai sinh; xác nhận sơ yếu lý lịch; chứng thực giấy tờ; khai báo tạm trú tạm vắng.

Sở dĩ, đây là những loại giấy tờ mà người lao động thường xuyên tiếp xúc vì đây là loại giấy tờ chủ yếu có trong hồ sơ xin việc, mặt khác ở đây có tỷ lệ người lao động ngoại tỉnh cao cho nên việc khai báo tạm trú tạm vắng là rất cần thiết với người lao động ngoại tỉnh.

1.1.4. Khái niệm chính quyền địa phương

Chương Chính quyền địa phương trong Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đã đánh dấu những thay đổi lớn của Hiến pháp năm 1992, đã làm rõ hơn tính chất của hệ thống cơ quan công quyền ở địa phương trong mối quan hệ với Trung ương, thể hiện tính gắn kết, mối quan hệ chặt chẽ giữa Hội đồng Nhân dân, Ủy ban nhân dân trong chỉnh thể của chính quyền địa phương; đồng thời cũng quy định một cách tổng quát về phân chia đơn vị hành chính.

Có thể hiểu chính quyền địa phương là những thiết chế nhà nước hay thiết chế tự quản của cộng đồng lãnh thổ địa phương, có tư cách pháp nhân quyền lực công, được thành lập một cách hợp hiến và hợp pháp để quản lý, điều hành mọi mặt đời sống nhà nước, xã hội trên một đơn vị hành chính – lãnh thổ của một quốc gia, trong giới hạn thẩm quyền, thủ tục, cách thức nhất định do pháp luật quy định.

Chính quyền địa phương ở nước ta, theo quy định của Hiến pháp 1992 và Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân 2003 hiện hành, được tổ chức 3 cấp đơn vị hành chính là: Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (được gọi chung là cấp tỉnh); Huyện, quận, thị, xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện); Xã, phương, thị trấn (gọi chung là cấp xã). Ở tất cả các đơn vị hành chính nói trên, không phân biệt sự khác nhau về vị trí, tính chất, vai trò, ở địa bàn nông thôn hay đô thị đều được xác định là cấp chính quyền hoàn chỉnh, đều tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Đối với đề tài này thì thực hiện nghiên cứu việc cung cấp các thủ tục hành chính công thuộc cấp xã.

1.2. Lý thuyết áp dụng

1.2.1. Lý thuyết hành động xã hội

Lý thuyết xã hội học về hành động xã hội có nguồn gốc từ V.Pareto. M.Weber, F.Znaniecki, G.Mead, T.Parsons và nhiều nhà xã hội học khác. Những lý thuyết này đều coi hành động xã hội là cốt lõi của mối quan hệ giữa con người

và xã hội, đồng thời là cơ sở của đời sống xã hội của con người. Hành động xã hội thường được gắn với các chủ thể hành động là các cá nhân.

Hành động xã hội được Weber định nghĩa một cách tổng quát là hành động được chủ thể gán cho một ý nghĩa chủ quan nào đó, là hành động có tính đến hành vi của người khác và vì vậy được định hướng cho người khác, trong đường lối, quá trình của nó. Ông nhấn mạnh đến động cơ thúc đẩy trong kí ức của chủ thể là “nguyên nhân” của hành động.

Hành động xã hội là một bộ phận cấu thành trong hoạt động sống của cá nhân. Hành động xã hội bị quy định bởi hàng loạt các yếu tố như: lợi ích, nhu cầu, định hướng giá trị của chủ thể hành động.

Hành động xã hội gồm 4 loại:

- Hành động duy lý công cụ: là hành động được thực hiện với sự cân nhắc tính toán lựa chọn công cụ, phương tiện, mục đích sao cho có hiệu quả nhất.

- Hành động duy lý giá trị: là hành động được thực hiện vì bản thân hành động (mục đích tự thân). Thực chất loại hành động này có thể nằm ở những mục đích phi lý nhưng lại được thực hiện bằng những hành động duy lý.

- Hành động cảm tính: là hành động do các trạng thái, xúc cảm hoặc tình cảm bột phát gây ra mà không có sự cân nhắc xem xét phân tích mối quan hệ giữa công cụ và phương tiện và mục đích hành động.

- Hành động theo truyền thống: là loại hành động tuân thủ theo những thói quen, nghi lễ, phong tục, tập quán truyền từ đời này sang đời khác.

- Cấu trúc của hành động xã hội

(1) Động cơ và mục đích của hành động sẽ tạo ra tính tích cực của chủ thể, tham gia định hướng hành động và quy định mục đích của hành động.

(2) Chủ thể hành động: Chủ thể hành động có thể là các cá nhân, các nhóm, cộng đồng xã hội hay toàn thể xã hội.

(3 )Hoàn cảnh hoặc môi trường của hành động: Đó chính là những điều kiện về thời gian, không gian vật chất và tinh thần của hành động. Hành động đó diễn ra lúc nào? ở thời điểm nào? trong bối cảnh xã hội như thế nào? Bối cảnh xã hội ở

đây được hiểu là tất cả những gì xung quanh có ảnh hưởng đến hành động. Tuỳ theo hoàn cảnh hành động, các chủ thể hành động sẽ lựa chọn phương án tối ưu nhất đối với họ. [4]

Giữa các thành tố trong cấu trúc của hành động xã hội có mối liên quan hữu cơ với nhau. Mối quan hệ này được biểu diễn trên mô hình sau:

Như vậy, với vận dụng lý thuyết hành động xã hội vào nghiên cứu sẽ giúp phân tích và tìm hiểu nhận thức cũng như mô tả thực trạng cung ứng dịch vụ hành chính công cho người lao động, qua những phân tích về động cơ, nguyên nhân mà người lao động lại lựa chọn hoặc quyết định tiếp cận các dịch vụ hành chính công tại chính quyền địa phương nơi họ đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc chính quyền tại nơi họ đang sinh sống và làm việc.

1.2.2 Lý thuyết lựa chọn hành vi hợp lý

Homans đã đưa ra mô hình lựa chọn duy lý của hành vi cá nhân trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản đã được khái quát thành định đề. Ông đưa ra một số định đề cơ bản trong lý thuyết của mình: Phần thưởng, kích thích, giá trị, duy lý, giá trị suy giảm, mong đợi. Dựa vào những định đề đã nêu, Homans đã đưa ra quy tắc liên quan đến phần thưởng của họ tương xứng với việc đầu tư của họ.

Định đề phần thưởng: đối với tất cả các hành động của cn người, hành động nào càng thường xuyên được khen thưởng thì càng có khả năng lặp lại.

Định đề kích thích: nếu một nhóm kích thích nào trước đây đã từng khiến cho hành động nào đấy được khen thưởng thì một nhóm mới càng giống kích thích đó bao nhiêu thì càng có khả năng làm cho hành động tương tự trước đây được lặp lại bấy nhiêu.

Hoàn cảnh

Nhu cầu Động cơ Chủ thể Công cụ

phương tiện

Định đề giá trị: kết quả của hành động có giá trị cao đối thủ với chủ thể bao

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Người lao động trong khu công nghiệp với việc tiếp cận dịch vụ hành chính công của chính quyền địa phương hiện nay (Nghiên cứu trường hợp (Trang 26 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)