Tỷ lệ người lao động phải chờ đợi khi làm thủ tục hành chính công

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Người lao động trong khu công nghiệp với việc tiếp cận dịch vụ hành chính công của chính quyền địa phương hiện nay (Nghiên cứu trường hợp (Trang 68 - 80)

(Đơn vị: %)

Phải chờ đợi khi làm thủ tục hành chính công %

Có 75

Không 25

Nhìn chung, có sự chênh lệch rõ rệt giữa việc có hay không phải chờ đợi mỗi lần đi làm thủ tục hành chính. Có tới 75% ý kiến trả lời của người lao động cho biết họ phải chờ đợi mỗi khi làm thủ tục, còn lại 25% ý kiến thì cho biết không phải chờ đợi.

Các phỏng vấn sâu đều cho biết họ đều phải chờ đợi. Ý kiến của một lao động:

“Có chứ em, mỗi lần đến làm thủ tục các loại giấy tờ ấy thì phải đợi chứ, nhưng cũng không lâu lắm, dù mình nộp vào bộ phận một cửa nhưng họ cũng phải mất thời gian xử lý cho mình, hơn nữa anh thấy hôm nào đông người làm thì mình cũng phải theo thứ tự nữa.” (PVS 1, nam lao động, 26 tuổi, Thanh Hóa)

Có nhiều lý do mà người lao động phải chờ đợi mỗi lần đến trụ sở UBND xã/ phường làm các thủ tục, chẳng hạn là: phải theo quy định thứ tự người đến làm, phải chờ theo thứ tự, hoặc có thể do cán bộ phụ trách đi vắng, bận họp. Kết quả định lượng cho thấy:

Bảng 2.13. Lý do phải chờ đợi mỗi lần đến trụ sở UBND xã/ phường làm thủ tục hành chính công

(Đơn vị: %)

Nội dung Không

N % N %

Theo thứ tự người đến làm 86 55,8 68 44,2

Cán bộ phụ trách đi vắng 61 39,6 93 60,4

Cán bộ phụ trách bận họp 64 41,6 90 58,4

Phải chờ theo thứ tự người làm 79 51,3 75 48,7

Khác 4 2,6 150 97,4

Nhìn chung, người lao động đều lựa chọn các lý do phải chờ đợi nêu trên, trong các lý do đó, lý do “theo thứ tự người đến làm” có tỷ lệ lựa chọn cao nhất

với 55,8%. Kế tiếp là lý do phải chờ theo thứ tự người làm; cán bộ phụ trách bận họp; cán bộ phụ trách đi vắng, theo tỷ lệ lần lượt là 51,3%; 41,6% và 39,6%.

Theo ý kiến phỏng vấn sâu thì người lao động đều khẳng định, đi làm các thủ tục hành chính phải chờ đợi lâu do nhiều lý do khác nhau:

“Thực ra, anh hay đi làm chứng thực các giấy tờ, thì đương nhiên thì loại này sẽ nhận được ngay nhưng có thể do hôm anh đi làm cô công chứng ốm hay có việc bận chẳng hạn, không thể công chứng ngay để nhận ngay được, mà họ sẽ hẹn anh để chiều lấy hoặc sáng mai mới có thể lấy được, do vậy, về thời gian trả kết quả còn tùy thuộc nhiều yếu tố lắm”, còn việc đợi chờ mỗi khi làm các thủ tục là việc đương nhiên rồi em.” (PVS 3, nam lao động, 29 tuổi, Hà Nội)

Với đặc thù là làm theo ca và làm việc kín tuần cho nên việc đi làm các thủ tục hành chính họ cũng phải xin nghỉ làm:

(Đơn vị: %)

Biểu đồ 9. Tỷ lệ người lao động có xin nghỉ làm

Tỷ lệ ý kiến cho rằng xin nghỉ làm cao hơn so với tỷ lệ cho rằng không phải xin nghỉ làm khi làm thủ tục hành chính. Cụ thể, tỷ lệ có chiếm 82%, còn tỷ lệ không là 18%. Đối với những người lao động ngoại tỉnh thì phải xin nghỉ để về quê làm, còn đối với các lao động địa phương, do đặc thù làm ca nên có thuận lợi hơn là có thể đổi ca cho người khác để đi làm các thủ tục hành chính. Hơn nữa tỷ lệ người lao động ngoại tỉnh di chuyển về quê để làm thủ tục hành chính công chiếm tỷ lệ rất cao:

Bảng 2.14. Tỷ lệ người lao động phải di chuyển về quê để làm các thủ tục hành chính công

(Đơn vị: %)

Phải di chuyển về quê %

Có 93

Không 7

Số liệu trên cho thấy, tỷ lệ người lao động ngoại tỉnh cho biết họ phải về nơi có hộ khẩu thường trú để làm các thủ tục hành chính công có sự chênh lệch nhau rõ rệt, có tới 93% cho rằng là có, và chỉ có 7% cho rằng là họ không phải về quê. Đối với những giấy tờ như đăng ký kết hôn thì bắt buộc họ phải di chuyển về quê để làm.

Hầu hết người lao động ngoại tỉnh đều phải di chuyển về quê để làm các thủ tục hành chính, với một số thủ tục họ có thể nhờ người khác làm hộ thì người lao động ngoại tỉnh họ có thể gửi xe khách về cho người nhà làm hộ hoặc họ có thể gửi qua đường bưu điện.

(Đơn vị: %) 0 20 40 60 80 100 Tự di chuyển về nơi ĐK HKTT Gửi xe về cho người nhà làm hộ Gửi qua đường bưu điện về xã Khác 81.9 12.8 5.3 5.3 Có

Biểu đồ 10. Tỷ lệ người lao động ngoại tỉnh di chuyển khi làm các thủ tục hành chính công

Hình thức di chuyển của người lao động có sự chênh lệch nhau rõ rệt. Đa số người lao động ngoại tỉnh tự di chuyển về nơi đăng ký hộ khẩu thường trú để làm các thủ tục hành chính với tỷ lệ 81,9%, các hình thức khác như là gửi xe về cho người nhà làm hộ có 12,8% lựa chọn, còn gửi qua đường bưu điện về xã có 5,3% lựa chọn.

Đối với một số thủ tục hành chính như là: chứng thực giấy tờ; khai báo tạm vắng…vv thì người lao động vẫn có thể nhờ người khác làm hộ, tuy nhiên kết quả khảo sát ở đây lại cho thấy hầu hết họ lại tự di chuyển về quê để làm, tỷ lệ rất thấp nhờ người nhà làm hộ hoặc gửi bưu điện. Điều này, cũng đánh giá mức độ quan trọng của các giấy tờ mà người lao động sẽ làm.

Tuy nhiên, với các ý kiến phỏng vấn sâu thì họ đều cho biết tự bản thân di chuyển về quê để làm giấy tờ, lý do là sẽ cảm thấy yên tâm hơn:

“Anh có chứ, ví dụ đi đăng ký kết hôn thì mình phải về chứ, cái này thì không nhờ làm hộ được. Một số giấy tờ anh tiện thì về làm luôn, vừa mình mang ra luôn với lại thấy yên tâm hơn.” (PVS 3, nam lao động, 29 tuổi, Nghệ An)

Tùy thuộc vào khoảng cách địa lý của từng lao động ngoại tỉnh mà có phải mất thời gian di chuyển cần thiết để làm các thủ tục.

(Đơn vị: %) 0 5 10 15 20 25

1 ngày Trên 2 ngày Trên 4 ngày Khác

25 25

17

6

Thời gian di chuyển

Biểu đồ 11. Thời gian về quê làm ác thủ tục hành chính công

Mặc dù có tùy thuộc vào vị trí địa lý gần – xa nơi ở nhưng hầu hết ý kiến đều cho biết thời gian di chuyển chủ yếu để làm các thủ tục kéo dài từ 1 – 4 ngày. Tỷ lệ cho biết mất thời gian 1 ngày là 25%; trên 2 ngày là 25%, trong khi đó thời gian trên 4 ngày chỉ có 17%. Như vậy, có thể thấy, việc di chuyển đi lại để làm các giấy tờ cũng làm mất một khoảng thời gian của người lao động.

Sở dĩ như vậy, bởi việc nghỉ làm sẽ có ảnh hưởng tới người lao động ngoại tỉnh nói riêng và người lao động nói chung.

Bảng 2.15. Tỷ lệ ảnh hưởng tới công việc của người lao động khi xin nghỉ làm để làm các thủ tục hành chính công

(Đơn vị: %)

Ảnh hƣởng

N %

Giảm thu nhập 147 88,6

Không được xét đánh giá thi đua 61 37

Không được khen thưởng cuối năm 37 22,3

Không được tăng lương 24 14,5

Khác 16 9,6

Với các ảnh hưởng như trên thì ảnh hưởng tới mức thu nhập có tỷ lệ cao nhất với 88,6%. Theo các ý kiến phỏng vấn sâu thì việc xin nghỉ không có phép sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lương chuyên cần, ngược lại với những ai không nghỉ buổi nào trong năm thì cuối năm họ sẽ được thưởng tiền mặt tùy công ty.

Trong khu công nghiệp thì các công ty thường có những quy định riêng về việc xin nghỉ làm, tuy nhiên, theo ý kiến này cho biết việc nghỉ làm sẽ ảnh hưởng tới tiền chuyên cần hoặc là lương chuyên cần. Nhiều công ty còn phải làm đơn xin nghỉ, xin giấy tờ phức tạp mới được nghỉ.

“Với công ty anh Hái thì không ảnh hưởng nhiều, chủ yếu là ảnh hưởng đến ngày phép của mình thôi, còn các anh quản lý thì cũng thông cảm cho mọi người, có việc mới phải nghỉ. Nghỉ thì ảnh hưởng đến phép năm, nếu hết phép năm có thể nghỉ không lương. Tóm lại là ảnh hưởng đến thu nhập, vì nghỉ không lương thì trừ lương tháng, còn phép năm, cuối năm còn bao nhiêu ngày công ty sẽ mua lại bằng cách trả tiền cho những ngày còn lại. Có những cty khó hơn, muốn nghỉ phải báo trước bao nhiêu ngày gì đó, rồi xin giấy tờ phức tạp, vừa ảnh hưởng đến thu nhập, rồi có khi cả thi đua khen thưởng và rất mệt người. . Có công ty nghỉ 1 ngày, ảnh hưởng chuyên cần, ở các công ty có nghỉ phép, có tiền chuyên cần, ngoài mức lương thì có phụ cấp chuyên cần, 100 nghìn, 500 nghìn…vv. (PVS 1, nam lao động, 27 tuổi, Thanh Hóa)

Cùng quan điểm như trên thì việc nghỉ làm về quê làm các thủ tục hành chính có ảnh hưởng tới họ:

“Thì có ảnh hưởng chứ em, vì làm công nhân ở đây anh chỉ được nghỉ phép theo chế độ của năm, nếu anh nghỉ làm thì có thể nghỉ theo chế độ ấy hoặc nghỉ không hưởng lương. Nhưng làm các thủ tục ấy thì đa phần là nghỉ phép năm, chứ nghỉ không lương thì cũng ảnh hưởng nhiều, lương đã thấp rồi, nếu mà nghỉ không lương thì lại còn thấp hơn”.

(PVS 3, nam lao động, 29 tuổi, Nghệ An) Việc di chuyển về quê cũng ảnh hưởng một phần nào đó tới công việc và thu nhập của người lao động: “Họ mà nghỉ về quê để làm các thủ tục hành chính ấy thì ít nhất cũng mất 1 ngày hoặc có thể hơn, nên ảnh hưởng tới tiến độ công việc, cũng như ngày phép và thu nhập của họ, nếu hết ngày phép của mình thì coi như là nghỉ không lương rồi.” (PVS 2, nam lao động, 35 tuổi, Hà Nội)

Việc nghỉ làm cũng có ảnh hưởng tới công việc hiện tại của họ, đặc biệt là ảnh hưởng tới mức thu nhập. Với một số công ty quy chế dễ hơn thì việc xin nghỉ làm chỉ ảnh hưởng phần nào đó tới công việc, tuy nhiên, đối với một số công ty có chế độ nghỉ khó khăn hơn thì việc xin nghỉ làm có ảnh hưởng trực tiếp tới công việc của người lao động. Có thể nói, đây là một trong những khó khăn hay rảo cản lớn hạn chế sự tiếp cận dịch vụ hành chính công của người lao động.

(Đơn vị:%)

Biểu đồ 12. Tỷ lệ người lao động đánh giá về quá trình làm các thủ tục hành chính công Mất thời gian 57 Bình thường 39 Nhanh chóng 4

Gặp khó khăn trong quá trình làm cũng như khó khăn khi di chuyển về nơi làm của lao động song để đánh giá chung về quá trình này thì nhiều khảo sát cho thấy có sự khác biệt ý kiến, tỷ lệ đánh giá quá trình này mất thời gian chiếm 57%; tỷ lệ thấp 4% ý kiến cho là nhanh chóng, còn tỷ lệ cho là bình thường tương đối cao với 39%.

Mặc dù, qua phỏng vấn sâu ta thấy ý kiến của người lao động cho biết việc khó hay dễ trong quá trình làm các thủ tục hành chính phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, quan trọng vẫn là ở khâu bản thân tự chuẩn bị giấy tờ đầy đủ trước:

“Anh thấy bình thường thôi, cũng không khó mà cũng không dễ, những ai mà từng làm qua 1 hoặc 2 lần thì thấy dễ không ấy mà. Tại anh thấy, xã nào mà chả tạo điều kiện cho người dân làm các thủ tục hành chính, khó hay dễ thì tùy thuộc vào nhiều yếu tố như mình có biết cách làm, cần chuẩn bị giấy tờ gì không thôi. Mình mà chuẩn bị kỹ càng thì chẳng gặp vấn đề khó nào cả.”

(PVS 1, nam lao động, 27 tuổi, Thanh Hóa) Cải thiện chất lượng hành chính công nhằm nâng cao hơn nhu cầu tiếp cận dịch vụ cho người lao động, giảm tối đa chi phí và thời gian làm các thủ tục hành chính công, hiện nay bộ phận một cửa, một cửa liên thông cũng đã phát huy tối đa ưu điểm giúp người dân, người lao động không phải đi lại nhiều bộ phận khác nhau để làm các giấy tờ. Với bộ máy chính trị cồng kềnh ở xã/ phường như hiện nay thì việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính cần có nhiều thời gian hơn nữa.

Như vậy, với yếu tố ảnh hưởng từ phía người nhận dịch vụ là người lao động, có thể thấy rất nhiều bấp cập và hạn chế, người lao động cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiếp cận dịch vụ ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận hành chính công. Đặc biệt là đối với những lao động ngoại tỉnh phải di chuyển về nơi có hộ khẩu thường trú để làm giấy tờ hành chính, nó có ảnh hưởng trực tiếp tới công việc và thu nhập của người lao động. Ngoài ra còn gây ra nhiều khó khăn trong quá trình di chuyển nhiều nơi…vv.

Thông qua kết quả nghiên cứu một số loại thủ tục nêu trên có liên quan trực tiếp tới người lao động có thể thấy đây là một trong những đối tượng cần nhiều sự quan

tâm, và có những chính sách phù hợp hơn, tạo điều kiện cho họ có thể dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ hành chính công.

2.4. Mong muốn của ngƣời lao động với các thủ tục hành chính công

2.4.1. Mong muốn tìm hiểu thông tin về thủ tục hành chính công

Có kiến thức và hiểu biết về các loại thủ tục hành chính công là mong muốn và là nhu cầu của đa số người lao động. Qua tìm hiểu về nhu cầu tìm hiểu thông tin về thủ tục hành chính công và nhu cầu cải thiện chất lượng dịch vụ sẽ thấy rõ hơn nhu cầu của người lao động.

Thông tin về các thủ tục mà người lao động cần làm là nhu cầu cần thiết mà người lao động nào cũng cần biết, tuy nhiên với đặc thù của người lao động phải đi làm ca, cho nên việc tìm hiểu và tiếp cận các thông tin chính thức về hành chính công cũng bị hạn chế.

Qua khảo sát định lượng tỷ lệ người lao động có mong muốn được tìm hiểu các thủ tục hành chính công. Tỷ lệ mong muốn và không mong muốn tìm hiểu các thủ tục hành chính có sự chênh lệch nhau rõ rệt và tương đối cao. Đa số người lao động đều khẳng định là có mong muốn tìm hiểu các thủ tục hành chính này.

(Đơn vị: %)

Biểu đồ 13. Tỷ lệ ngƣời lao động mong muốn tìm hiểu các thủ tục hành chính công

Biểu đồ trên cho thấy, tỷ lệ người lao động có mong muốn được tìm hiểu các thông tin về thủ tục hành chính công chiếm tỷ lệ cao nhất với 50%, ngược lại tỷ lệ không mong muốn chiếm tỷ lệ rất thấp với 4%. Tuy nhiên, tỷ lệ cho rằng

“bình thường” lại chiếm tỷ lệ khá cao với 46%. Lý giải cho điều này, có thể lý giải do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do người lao động phải làm ca, không có nhiều thời gian và điều kiện để tìm hiểu, hoặc họ còn thiếu nhiều trang thiết bị truyền thông. Do vậy, việc mong muốn có tìm hiểu thông tin hay không cũng tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Qua phỏng vấn định tính cho thấy, nhu cầu được nhiều tìm hiểu thì luôn cao, nhưng do điều kiện của người lao động còn bị hạn chế nên việc tìm hiểu cũng còn nhiều khó khăn.

“Mặc dù, ai cũng mong muốn mình có hiểu biết về các thủ tục để làm đấy, nhưng đi là ca về, mệt lại lăn ra ngủ cũng không có nhiều thời gian để tìm hiểu nữa, cùng lắm là khi chuẩn bị làm thủ tục gì thì nếu rảnh thì còn lên mạng đọc đọc qua qua xem có thiếu gì để chuẩn bị trước hay gì đó thôi, chứ tự nhiên thì mình thấy ít bỏ thời gian ra mà tìm hiểu lắm”.

(PVS số 3, nam lao động, 29 tuổi, Nghệ An) Hay một ý kiến khác cũng cho biết lý do đi làm ca về, không có nhiều thời gian để tìm hiểu các thông tin về hành chính công:

Thực ra mong muốn thì ai cũng có mong muốn nhưng mà phải có thời gian em ạ, chứ như chị đều phải làm ca thì làm gì có thời gian mà tìm hiểu. Giờ có gia đình nữa, con cái vào không có thời gian đâu.”

(PVS 4, nữ lao động, 28 tuổi, Hà Nội)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Người lao động trong khu công nghiệp với việc tiếp cận dịch vụ hành chính công của chính quyền địa phương hiện nay (Nghiên cứu trường hợp (Trang 68 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)