- Nhận thức được tầm quan trọng của từng loại hình dulịch
3.3.1 Dulịch nông thôn
Loại hình này mới phát triển trong những năm gần đây. Khách du lịch chủ yếu là những người sống ở thành phố chủ yếu là tìm tới chốn n tĩnh để nghỉ ngơi hoặc tìm về kí ức của tuổi thơ, thưởng thức hương vị của đồng quê với những món ẩm thực ngon lạ. Ở Việt Nam, nếu phát triển được loại hình du lịch này có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao mức sống của người dân.
Từ Hội An (Quảng Nam), du khách có thể đến Trà Quế bằng xe đạp, bằng du thuyền… và làng rau Trà Quế với những loại rau thơm độc đáo được canh tác theo cộng nghệ trồng rau sạch đã thật sự cuốn hút du khách. Đến đây, du khách được hướng dẫn cách trồng rau, cách bón phân, cách tưới nước, đến cách chế biến và thưởng thức các món rau và những món ăn thuần tuý của địa phương như mỳ Quảng, cao lầu, cá hấp rau… Đồng thời du khách được sống trong bầu khơng khí trong lành, thật sự thư giãn khi cảm nhận nét thanh bình của làng quê Việt Nam.
Nơng nghiệp cũng tìm được chỡ đứng trong du lịch nơng thơn vì nó có nhiều cái có thể đóng góp: tính xác thực, các sản phẩm chất lượng cao, không gian rộng, di sản… Nó tham gia vào việc đa dạng hóa du lịch. Nhưng các hoạt động đón tiếp địi hỏi một mức chun nghiệp cao.
Tính đa chức năng của nơng nghiệp ngày nay được cơng nhận rộng rãi: như vậy, có nghĩa là ngồi việc sản x́t nơng nghiệp cịn có các nhiệm vụ khác: lãnh thổ, môi trường, xã hội… Và trong trường hợp này việc đón tiếp ở nơng trại dưới mọi hình thức, du lịch nơng nghiệp minh họa tính đa chức năng ấy: một nền nông nghiệp mở cửa cho các thành phần xã hội khác thường khao khát không gian và phát minh, đồng thời hoạt động bảo tồn di sản và tham gia vào sinh hoạt kinh tế xã hội của nơng thơn.
Thơng qua hoạt động sản x́t nơng dân đóng góp vào tính thu hút của mơi trường nơng thơn: cảnh quan được gìn giữ. Đối với các người hoạt động đón tiếp ở nơng trại, họ đã tham gia vào sự đa dạng hóa cung cấp du lịch. Những địa phương có tham vọng phát triển du lịch phải cung cấp được nhiều kiểu ăn ở và hoạt động đa dạng có thể thu hút các kiểu khách hàng khác nhau: việc “độc canh” du lịch không thể là giải pháp cho các địa phương. Phải có các làng - nghỉ ngơi, các nhà ở nông thôn, các hiệu ăn, các nông trại-quán ăn, các khách sạn, các nơi cắm trại… Các khung cảnh khác nhau của các địa phương tăng thêm tính đa dạng của du lịch nơng thơn.
Ở Pháp có nhiều mạng lưới du lịch nông thôn như Mạng lưới “Nhà ở nước Pháp” (Gites de France), Mạng lưới “Đón tiếp nơng dân” (Acceuil paysan), “Chào đón ở nơng trại” (Bienvenue à la ferme)…
Các mạng lưới du lịch “Nhà ở nước Pháp”, “Đón tiếp nơng dân”, “Chào đón ở nơng trại”… là mạng lưới khắp nước Pháp của các nhà nông dân được sửa chữa lại để đón khách du lịch. Đây khơng phải là các nhà mới xây dựng với tiện nghi hiện đại mà là các nhà cổ truyền có ngăn các phịng cho khách ở với các tiện nghi vệ sinh tối thiểu. Các nhà phải giữ được phong cách địa phương.
Nông dân nào muốn tham gia vào mạng lưới du lịch nông thôn phải sửa chữa nhà cửa của mình cho hợp với tiêu chuẩn của hệ thống du lịch. Các mạng
lưới này mở lớp huấn luyện về dịch vụ du lịch, kiểm tra và xếp hạng các nhà nông dân theo tiêu chuẩn du lịch từ 1 đến 5 sao và quy định giá thuê. Các mạng lưới này phát hành các sách hướng dẫn du lịch để thơng tin cho khách hàng.
Có nhiều loại cơ sở khác nhau. Khách hàng đến ở nhà nông dân, cùng sinh hoạt và làm việc với họ, tham gia các hoạt động văn hóa và đi thăm các thắng cảnh trong vùng. Có các loại hình sau đây:
- Nhà khách: tiếp khách như “bạn” của gia đình, có phịng ngủ, bàn ăn với món ăn cổ truyền.
- Nhà đón tiếp trẻ em: đón từng nhóm khoảng 10 trẻ em thành thị muốn sống ở nông thôn vài ngày để biết thế nào là nông thôn. Trẻ em được vui chơi, ăn ngủ với trẻ em nơng thơn và có người phụ trách.
- Trại hè: là một miếng đất gần một di tích văn hóa, lịch sử được tổ chức để có thể căng lều trại, nhà vệ sinh, bếp ăn ngồi trời có thể tiếp các nhóm khoảng 20 thanh thiếu niên về ở và du lịch quanh vùng.
- Trạm dừng chân: là nhà nghỉ chân trên các lộ trình du lịch đi bộ, xe đạp, xe máy gần các di tích lịch sử để các đồn du lịch có thể nghỉ chân, ăn uống.
- Nhà nghỉ: có thể đón tiếp các gia đình về nghỉ ở nơng thơn trong vài ngày.
- Nhà sàn vui chơi: tổ chức các nhóm 3 đến 25 nhà sàn có thể tiếp 6 người ăn, ngủ. Xung quanh có các nơi vui chơi như đi câu, đi săn, đi xe đạp, dạo chơi... ở các di tích lịch sử, văn hóa hay có phong cảnh đẹp.
Các vùng ở Pháp có các chương trình hỡ trợ phát triển du lịch nông thôn. Các hộ nông dân muốn tổ chức các nhà khách trình các kế hoạch. Nếu kế hoạch được duyệt sẽ được ký hợp đồng và trợ cấp 30-40% chi phí để sửa chữa và trang bị nhà khách.
Du lịch làng nghề ở nông thơn
Hiện nay, nước ta có gần 2.000 làng nghề thủ cơng thuộc 11 nhóm nghề chính như: sơn mài, gốm sứ, thêu ren, mây tre đan, cói, dệt, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá... Đi dọc chiều dài đất nước hình chữ S, du khách có thể thấy nhiều vùng quê mà mật độ làng nghề truyền thống dầy đặc từ Bắc vào Nam. Du khảo hết các làng nghề truyền thống, du khách có thể thấy rõ bản sắc cũng như đặc trưng bộ mặt nông thôn Việt Nam. Những cái nôi của làng nghề là Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Thái Bình, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bến Tre... Vùng Đồng bằng Bắc Bộ có mật độ làng nghề truyền thống khá cao, chiếm 2/3 tổng số làng nghề cả nước với những mảnh đất nổi danh như: Lụa Vạn Phúc, đồ gỗ Đồng Kỵ, đồ đồng Đại Bái, tranh Đông Hồ, gốm Bát Tràng, cốm Vòng, đặc sản rắn Lệ Mật... Vào miền Trung có điêu khắc Mỹ Xun, tranh làng Sình, nón Phú Cam, đá Non Nước, gốm Thanh Hà... ở các tỉnh phía Nam, ven các con sông và ngoại vi thành phố cũng hình thành những làng nghề, khu dân cư với các nghề thủ công lâu đời như đá Bửu Long, gốm Tân Vạn, sơn mài Tương Bình Hiệp. Các tỉnh đồng bằng Nam Bộ có các làng nghề nhân giống, chiết cành, tạo dáng Bonsai nổi tiếng ở Sài Gịn, Bến Tre, An Giang... Điều đó nói nên tiềm năng đa dạng, to lớn để phát triển du lịch làng nghề ở nước ta.
Điểm chung của các làng nghề là thường nằm ở trung tâm hoặc gần các đô thị lớn, các trục giao thông đường bộ, đường sơng, do đó rất thuận tiện cho việc xây dựng các tour, tuyến du lịch làng nghề. Hiện nay, các tỉnh thành như Hà Tây, Hịa Bình, Bắc Ninh, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng... đang triển khai mạnh mẽ loại hình du lịch này. Tuy nhiên, nhìn chung hiệu quả còn chưa cao. Một số làng nghề như gốm Bát Tràng, Lụa Vạn Phúc, mộc Đồng Kỵ, tranh Đông Hồ, đá Non Nước... đã thu hút khá nhiều du khách, nhưng vẫn chỉ ở mức độ tự phát. Nguyên nhân trước hết là thiếu sự phối hợp giữa các ngành liên quan trong xây dựng, quy hoạch du lịch làng nghề. Sự biến động của thị trường, khó khăn trong cạnh tranh, tiêu thụ hàng hóa khiến nhiều làng nghề chỉ cịn hoạt động cầm chừng, khơng tạo được mơi trường du lịch có sức hút mạnh. Bên cạnh đó, các yếu tố về cơ sở hạ tầng, vệ sinh môi trường cảnh quan cũng cần được chú trọng. Thực tế hiện nay, du khách muốn đến tận làng nghề để tham quan, tìm hiểu về các vị tổ nghề hoặc danh nhân văn hóa. Và hơn thế, nhiều người muốn tận tay tham gia vào quá trình sản xuất ra sản phẩm ấy, thậm chí đó là một sản phẩm theo ý tưởng, mẫu thiết kế riêng của du khách. Đáp ứng được những nhu cầu đó, các làng nghề nước ta sẽ là điểm dừng chân thú vị và độc đáo của du khách trong nước lẫn quốc tế, bởi đó là sẽ là kỷ niệm thú vị với họ, tránh sự nhàm chán, đơn điệu cho du khách. Trong khai thác du lịch làng nghề, các đơn vị đưa khách đến cần thực hiện phân chia lợi nhuận thu được qua các hình thức đóng góp xây dựng đối với cộng đồng làng nghề và trả lương cho những nghệ nhân, thợ thủ công ở các cơ sở để họ yên tâm với nghề. Đồng thời, nên bố trí một hệ thống dịch vụ, bán sản phẩm, đồ lưu niệm cho du khách, giúp tăng thu nhập cho nhân dân trong vùng.
Du lịch làng nghề sẽ thực sự hấp dẫn, có hiệu quả khi ngành du lịch các địa phương quan tâm thực hiện những dự án đầu tư đúng mức, thiết thực, mang tính lâu dài. Bên cạnh đó là cơng tác quảng bá, thu hút khách và giúp các làng nghề tiêu thụ sản phẩm, duy trì sản xuất.