II. NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC
6. Sự phối hợp liên ngành và địa phương có nhiều tiến bộ:
Sau khi Bộ Chính trị có Kết luận 179-CT/TW về phát triển du lịch trong tình hình mới và 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX trong lĩnh vực du lịch, chủ trương phát triển du lịch được quán triệt sâu rộng trong cả nước; cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn dần được làm rõ; các bộ, ngành, địa phương tập trung xây dựng và triển khai chương trình hành động phát triển du lịch, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Tổng cục Du lịch phối hợp với các bộ, ngành trung ương, tăng cường làm việc với cấp uỷ và chính quyền địa phương các cấp để
quán triệt và thực hiện nhiệm vụ phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Vì vậy tỉnh uỷ, thành uỷ nhiều địa phương đã có nghị quyết hoặc chỉ thị về phát triển du lịch; các địa phương đã tập trung xây dựng và triển khai chương trình hành động phát triển du lịch.
Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch được thành lập, do Phó Thủ tướng làm Trưởng ban, các thành viên là đại diện lãnh đạo các bộ, ngành liên quan trực tiếp đến du lịch. Ở địa phương, đã có 51 tỉnh, thành phố thành lập Ban Chỉ đạo phát triển du lịch của địa phương. Đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn đã đi vào cuộc sống, làm chuyển biến nhận thức và hành động của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và tồn xã hội, huy động được nhiều nguồn lực cho sự nghiệp phát triển du lịch. Các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương đã xây dựng quy hoạch phát triển du lịch địa phương mình. Chỉ đạo tổ chức thực hiện Chương trình hành động quốc gia về du lịch trong 5 năm qua đạt hiệu quả, làm cho hoạt động du lịch sơi động cả trong và ngồi nước. Các tiềm năng, thế mạnh về du lịch của đất nước đã được khai thác tốt hơn để đa dạng hóa và nâng dần chất lượng sản phẩm, tăng khả năng hợp tác và cạnh tranh. Đã phối hợp liên ngành và địa phương khôi phục và tổ chức thành công hàng chục lễ hội truyền thống, tạo sự chú ý của công chúng và du khách trong và ngồi nước, từng bước khai thác thế mạnh văn hóa, lịch sử và sinh thái của đất nước để phát triển du lịch.
Cùng với việc chú trọng đẩy mạnh phối hợp liên ngành và thực hiện xã hội hóa hoạt động du lịch, 5 năm gần đây Tổng cục Du lịch đã chú trọng phối hợp các địa phương để nâng cao tính liên ngành của hoạt động du lịch. Nét nổi bật trong quản lý nhà nước về du lịch mấy năm gần đây là sự phối hợp thường xuyên và chặt chẽ của các địa phương, các ngành trong hoạt động du lịch bằng việc ký kết các thỏa thuận hợp tác để đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch, phát huy tiềm năng du lịch của mỗi địa phương, xây dựng các chương trình du lịch, phát huy tiềm năng du lịch của mỗi địa phương, xây dựng các chương trình du lịch theo các tuyến liên vùng; phối hợp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ du lịch. Trên cơ sở các văn bản thỏa thuận hợp tác, Lãnh đạo địa phương chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp triển khai các chương trình hợp tác với đối tác trong địa phương kết nghĩa. Các Sở quản lý du lịch đã hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị thực hiện các dự án xây dựng sản phẩm du lịch, liên doanh, lập dự án đầu tư nhằm tăng cường mối liên kết, mở rộng phạm vi các chương trình, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và Sở Du lịch Hà Nội đã phát huy lợi thế là trung tâm du lịch đầu tầu của Du lịch cả nước làm tốt công tác hợp tác và là hạt nhân liên kết trong quản lý phát triển du lịch: Sở Du lịch Hà Nội đã có văn bản thỏa thuận hợp tác với 10 Sở; Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đã ký thỏa thuận hợp tác với 8 Sở; phối hợp chặt chẽ với các Sở tại địa phương liên quan triển khai có kết quả các nội dung thỏa thuận hợp tác. Các liên kết khu vực giữa các địa phương được hình thành dưới nhiều hình thức như: Chương trình hợp tác du lịch Phú Thọ - Yên Bái – Lào Cai; Chương trình du lịch “Theo dấu chân Bác Hồ” của Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên; Chương trình “Con đường Di sản miền Trung” của các Sở quản lý nhà nước về du lịch miền Trung; Chương trình phát triển du lịch đồng bằng sơng Cửu Long;… Các sự kiện du lịch được tổ chức tại một địa phương đã được các địa phương khác hưởng ứng và tham gia tích cực nên đã tạo ra chuỗi sự kiện đều khắp cả nước, thể hiện rõ tính liên vùng. Hoạt động kinh doanh du lịch nhờ thế có điều kiện thuận lợi để phát triển, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập của du lịch mỗi địa phương và cả nước.