MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẦN THIẾT

Một phần của tài liệu tong quan du lich doc (Trang 71 - 73)

- Xây dựng các loại hình vui chơi giải trí.

7. Khách là người nuôi sống và trả lương cho chung ta.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẦN THIẾT

Thứ nhất, cần đổi mới nhận thức, tư duy và phương pháp giảng dạy gắn với thực tiễn phát triển cũng như đặc trưng riêng của ngành du lịch. Muốn đổi mới nhận thức, tư duy, phương pháp thì trước tiên phải mạnh dạn giảm tải nội dung kiến thức, mục tiêu bài học phải gọn nhẹ, phù hợp với độ tuổi, thể chất, trì não, từng bậc học của học sinh, sinh viên (sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học) để có giải pháp tương thích phù hợp. Quan trọng là nội dung đúng đúng trọng tâm, đáp ứng với nhu cầu của thực tiễn. Phải trả lời được các câu hỏi: Đối tượng học là ai? Học chuyên ngành du lịch gì? Phương pháp dạy học như thế nao? Mục tiêu đào tạo như thế nào? .v.v.. để có thể “chế biến”, “sản xuất” ra những “sản phẩm bài giảng” độc đáo mang thương hiệu, phong cách riêng, bản sắc riêng của mình nhưng vẫn đáp ứng và đảm bảo yêu cầu về chất lượng của nhà trường và doanh nghiệp du lịch.

Bên cạnh đó phải tạo ra tính “xung đột” trong q trình dạy học lý thuyết cũng như thực hành. Tính “xung đột” ở đây được hiểu là sự trao đổi, “chất vấn” giữa thầy và trị trong các vấn đề đặt ra từ mơn học, từ thực tế hoạt động kinh doanh du lịch như nhà hàng, khách sạn, lữ hành … để tìm chân lí. Cũng như một vở kịch, một bộ phim hay bao giờ cũng hàm

chứa tính “xung đột”. Giờ học có “xung đột” càng cao thì càng hấp dẫn. Người thầy đóng vai trị là đạo diễn; học sinh, sinh viên trong vai diễn viên và khán giả. Phim hay, kịch hay nếu làm khán giả hài lịng, ấn tượng và có ý nghĩa với cuộc sống. Giờ học được xem là thành cơng nếu học sinh, sinh viên hiểu bài, có mối liên hệ thực tiễn và có ý thức trau dồi kỹ năng nghề để sau này làm việc đạt hiểu quả cao. Nếu duy trì được tính “xung đột” này người thầy sẽ ln chủ động trong mọi tình huống đưa ra cịn học sinh, sinh viên ham học hơn. Những lần tranh luận trên lớp trị sẽ nhớ rất lâu, có sự tự tin, trong tư duy của mình đã có sự hình thành, sự lựa chọn kiến thức và áp dụng kiến thức với thực tế. Những điều này rất cần thiết cho công việc sau này.

Thứ hai, thực hiện phương châm “Đồng hành cùng doanh nghiệp” trong quá trình xây dựng chương đào tạo, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên và giáo viên thực tập. Đây là một lợi thế khơng chỉ có lợi cho học sinh, sinh viên mà cịn cả giáo viên, giảng viên chuyên ngành du lịch. Khi nhà trường và doanh nghiệp có tiếng nói chung, cùng có sự “đồng hành” thì việc “học đi đơi với hành” mới thể hiện hết giá trị vốn có của nó. Doanh nghiệp du lịch tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên vừa học tập, vừa thực tập. Như vậy, sau khi ra trường, số học sinh, sinh viên này có thể “làm được việc” ngay mà khơng cịn bỡ ngỡ với kiến thức đã học ở trường. Điều quan trọng là trong quá trình học sinh, sinh viên học tập, doanh nghiệp có cơ hội tuyển chọn lao động đạt với u cầu của mình mà khơng phải tốn chi phí cũng như thời gian đào tạo lại. Vào dịp hè các trường nên có kế hoạch tạo điều kiện để giáo viên tới các doanh nghiệp như nhà hàng, khách sạn lớn có uy tín trong và ngồi nước để học hỏi, nâng cao tay nghề, kỹ năng nghiệp vụ của mình. Chúng ta có thể thấy rằng chính các doanh nghiệp thường xuyên phải tiếp xúc và phục vụ nhiều đối tượng khách từ các quốc gia, nghề nghiệp với những sở thích, thị hiếu, tính cách, truyền thống văn hóa và gặp nhiều tình huống xử lý khác nhau nên các giáo viên, giảng viên có thể tham khảo lấy kiến thức thực tế để xây dựng giáo trình, bài giảng, xác định mục tiêu giảng dạy cho học sinh, sinh viên.

Song song với việc phối hợp xây dựng mục tiêu đào tạo và nội dung các mơn học, tạo đều kiện cho học sinh có cơ hội thực tập, hàng năm các trường nên phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức những buổi hội thảo trao đổi về nghề, về cơ hội việc làm. Tại những cuộc hội thảo này, học sinh, sinh viên có cơ hội được “trị chuyện” và có những định hướng trong học tập. Tuy là cuộc hội thảo nhưng đó cũng là cách học khơng chỉ cho trị mà cịn cho thầy, thậm chí cả doanh gnhiệp du lịch.

Thứ ba, hàng năm các trường cần phối hợp với các doanh nghiệp du lịch, các nhà quản lý du lịch có những phân tích, đánh giá về chất lượng “sản phẩm” lao động của mình nhằm xác định mặt mạnh, yếu và điều chỉnh chiến lược đào tạo, nội dung giảng dạy phù hợp. Đây là việc làm cần thiết vì nhà trường có đào tạo ra hàng năm nhiều lao động tới đâu mà khơng nghiên cứu, điều tra tính hiệu quả của chất lượng thì coi như “muối bỏ bể”. Thơng qua việc nghiên cứu, tìm hiểu và “lắng nghe” sự phản hồi của các doanh nghiệp và các đơn vị sử dụng nguồn lao động, các trường có cơ hội nhận thức, nhìn nhận lại “mình” trên nhiều phương diện từ nội dung đào tạo, phương pháp giảng dạy, chiến lược phát triển. Việc đánh giá chất lượng nguồn lao động của mình, các trường có thể dựa vào những thơng số như tính chuyên nghiệp, kỹ năng nghề, tác phong, kỹ năng giao tiếp, khả năng xử lý tình huống, trình độ ngoại ngữ .v.v. để cho điểm. Tổng điểm của lao động được tổng hợp, đánh giá phản ánh vị trí, mức độ, chất lượng đào tạo hiện tại của trường. Như vậy, các doanh nghiệp thơng qua chính kiến của mình và tổng hợp sự phản hồi của khách là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng đào tạo, chất lượng nguồn lao động du lịch của các trường.

Qua bài viết này, tôi muốn trao đổi một cách hiểu, một hướng đi và trình bày để tham khảo, có thể áp dụng chứ tuyệt nhiên khơng xem đây là kiểu mẫu để áp đặt. Mong có sự trao đổi thêm của các nhà làm du lịch, các đồng nghiệp để sự nông cạn riêng của cá nhân đóng góp tiếng nói vào sự sâu rộng chung.

Phạm Trọng Lê Nghĩa

Một phần của tài liệu tong quan du lich doc (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w