2007 Dulịch tạo nhiều cơ hội cho phụ nữ
1.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển dulịch Việt Nam
Dân tộc Việt Nam với “rừng vàng biển bạc” là cái nơi tạo nên bức tranh “sơn thuỷ hữu tình” lơi cuốn bao người muốn khám phá cái Đẹp. Chúng ta có thể khẳng định rằng hoạt động du lịch ở nước ta đã có từ lâu đời. Việc mở mang bờ cõi của nhà nước phong kiến Việt Nam chắc chắn có liên quan chặt chẽ với các chuyến đi du lịch của vua quan và các học giả. Những thi sĩ như Trương Hán Siêu, Hồ Xuân Hương, với tâm hồn tự do, ưa phóng khống ln có những cuộc “dã ngoại” tìm đến thiên nhiên để tìm cảm hứng cho những cảm hứng sáng tác của mình. Bà huyện Thanh Quan đã từng có cuộc hành trình dài ngày từ xứ Bắc vào kinh đơ Huế để nhận chức Cung trung giáo tập. Các dấu tích trên đá của Nguyễn Nghiễm ở Bích Động (1973), của chúa Trịnh Sâm ở Hương Tích và nhiều vua quan, nhà nho khác là những bằng chứng về chuyến du ngoạn của họ. Trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ, việc khai thác tài nguyên phục vụ mục đích du lịch và nghỉ dưỡng càng trở nên rõ nét hơn. Hàng loạt nhà nghỉ, biệt thự được xây dựng ven các bãi biển, vùng hồ hay vùng núi, nơi có khí hậu dễ chịu như Đồ Sơn, Đà Lạt, Vũng Tàu, Ba vì, Tam Đảo… Giai đoạn này chứng kiến tầng lớp quan lại, vua chúa sang “mẩu quốc ” để tuyên truyền cái gọi là “khai sáng văn minh”. Bên cạch đó chúng ta cịn chứng kiến nhiều du học sinh sang các nước Pháp, Nhật, Trung Quốc theo những tổ chức khác nhau tìm đường giải phóng đất nước. Tuy vậy sự đi lại đó chỉ mang tính chính trị nhiều hơn là đi du lịch.. Trước năm 1945, du lịch Việt Nam chưa tạo cho mình một nét đặt trưng hay nói cách khác chưa có động lực để phát triển.
Sau ngày hịa bình lập lại (1954), đất nước tạm thời chia thành 2 miền. Việc khai thác du lịch đi theo 2 hướng khác nhau. Ở miền Bắc, mặc dù điều kiện kinh tế cịn hết sức khó khăn song thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên thường tổ chức các chuyến đi tham quan, cắm trại và tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời. Ở miền Nam, một số khách sạn lớn đã được xây dựng để đáp ứng nhu cầu một số ít người thuộc tấng lớp trên của xã hội và binh lính, sĩ quan nước ngồi.
Ngày 9/7/1960 Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 26 CP
thành lập Công ty Du lịch Việt Nam trực thuộc Bộ Ngoại thương, đánh dấu sự ra đời của ngành Du lịch Việt Nam.
Ngày 16/3/1963 Bộ Ngoại thương ban hành Quyết định số 164-BNT-
Ngày 18/8/1969 Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 145 CP
chuyển giao Công ty Du lịch Việt Nam sang cho Phủ Thủ tướng quản lý.
Ngày 27/6/1978 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Quyết nghị số 262 NQ/QHK6 phê chuẩn việc thành lập Tổng cục Du lịch Việt Nam trực thuộc
Hội đồng Chính phủ.
Ngày 23/1/1979 Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 32-CP
quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch Việt Nam.
Ngày 15/8/1987 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 120-
HĐBT về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch.
Ngày 9/4/1990 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 119-
HĐBT thành lập Tổng công ty Du lịch Việt Nam.
Ngày 31/12/1990 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 447-
HĐBT về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Văn hóa -
Thơng tin - Thể thao và Du lịch.
Ngày 26/10/1992 Chính phủ ban hành Nghị định số 05-CP thành lập
Tổng cục Du lịch.
Ngày 27/12/1992 Chính phủ ban hành Nghị định số 20-CP về chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch.
Ngày 7/8/1995 Chính phủ ban hành Nghị định số 53/CP về cơ cấu tổ
chức của Tổng cục Du lịch.
Ngày 25/12/2002 Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 18/2002/QĐ-
BNV về việc cho phép thành lập Hiệp hội Du lịch Việt Nam.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam là một bộ thuộc Chính
phủ Việt Nam. Ngày 31 tháng 7 năm 2007, Quốc hội khóa 12 ra Nghị quyết
quyết định thành lập Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam trên cơ sở sáp nhập Ủy ban Thể dục Thể thao, Tổng cục Du lịch và mảng văn hóa của Bộ Văn
hóa Thơng tin Việt Nam.
Việc hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế được đẩy mạnh trong những năm qua, thể hiện rõ nhất trong việc tăng cường các hoạt động hợp tác song phương và đa phương, tham gia tích cực vào diễn đàn khu vực và châu lục. Du lịch Việt Nam tích cực tham gia và khai thác những lợi thế và quyền lợi của mình trong việc trong việc tham gia các tổ chức du lịch quốc tế và khu vực (Tổ chức Du lịch Thế giới WTO, Hiệp hội Du lịch Châu Á – Thái Bình Dương PATA), các diễn đàn du lịchnhư Diễn đàn du lịch ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch châu Á –
Thái Bình Dương, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch APEC tại Chi lê. Ngoài ra, Du lịch Việt Nam còn tranh thủ sự gúp đỡ, tư vấn của các tổ chức quốc tế như WTO, Tổ chuức Phát triển bền vững Hà Lan (SNV) trong việc xây dựng dự thảo Luật Du lịch. Sử dụng hiệu qủa nguồn vốn ODA của các nước cho phát triển nguồn nhân lực du lịch như nguồn vốn do Luxembourg và Liên minh châu Au (EU) tài trợ. Trong những năm gần đây, thế giới đã nhìn nhận Việt Nam như là một điểm đến an tồn đối với du khách. Bằng chứng là năm 2000, Thủ đơ Hà Nội được trao danh hiệu “Thủ đơ vì hồ bình”, du khách đến với Việt Nam mà khơng phải lo lắng bởi xung đột, tiếng bom, tiếng súng. Các nhà doanh nghiệp, nhà đầu tư có mơi trường kinh doanh thuậ lợi. Chính điều này đã tạo nên mơi trường đầu tư du lịch lí tưởng. Năm 2004, đã có 15 dự án FDI đầu tư vào du lịch được cấp phép với số vốn hơn 110 triệu USD.
Hiện nay, chương trình hành động quốc gia về du lịch tiếp tục được tập trung triển khai thực hiện. Nhiều sự kiện, lễ hội văn hóa du lịch đã được tổ chức như: Fesival Huế, Lễ hội Văn hóa du lịch biển Đà Nẵng, Năm Du lịch Điện Biên Phủ, Lễ hội 100 năm du lịch Sa pa, Lễ hội Văn hóa du lịch “Nhịp cầu xuyên Á”, Tháng du lịch “Hội An – Cảm xúc mùa hè”, Hội thảo “Du lịch Quảng Trị với con đường Di sản Miền Trung”, Lễ hội Văn hóa du lịch Việt – Nhật tại TP. Hồ Chí Minh….
Du lịch việt Nam cũng đã chủ trì hoặc tham gia tổ chức các sự kiện quốc tế lớn như Hội nghị Bộ trưởng châu Á – Thái Bình Dương về Du lịch văn hóa gắn với xóa đói, giảm nghèo tại Huế, Hội nghị Thưởng đỉnh về hợp tác Á –Âu (ASEM 5) tại Hà Nội.Việc tổ chức các sự kiện trên đã tạo nên một khí thế mới cho Du lịch Việt Nam, thu hút số lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước, thúc đẩy phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch mới, đặc trưng mà Việt Nam có thế mạnh.
Theo dự báo của tờ báo điện tử Hospitality Net, Việt Nam – một đất nước giàu di sản văn hoá và có bề dày lịch sử sẽ tiép tcj thu hút khách từ nhiều nơi trên thế giới. Tờ báo viết: Theo cuộc khảo sát do HotelBenchmark thực hiện thì từ tháng 9/2004, sự tăng trưởng về doanh thu phòng khách sạn tại thủ đơ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cao hơn bất cứ quốc gia Đông Nam Á nào khác. Theo Tổng cục Du lich Việt Nam(VNAT), trong 9 tháng đầu năm số du khách tăng 30,5%, đạt 2,1 triệu người so với cùng thời kì năm 2003. Nguồn du khách chủ lực là Trung Quốc, đóng góp hơn 27% lương du khách; tiếp theo là Đài
Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc. Du lịch trong nước cũng tăng trưởng khá khi thu nhập của người dân tăng nhanh và việc đi lai dễ dàng, thuận tiện hơn.
Tính đến cuối năm 2004, cả nước đón được khoảng 2,9 triệu lượt khách quốc tế, vượt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra (2,8 triệu) và tănh gần 20% so với năm 2003; khách du lịch nội địa đạt 14 triệu lượt; thu nhập du lịch đạt khoảng 28 ngàn tỷ đồng. Các thị trường trọng điểm quốc tế vẫn tiếp tục được duy trì và tăng trưởng. Hầu hết khách quốc tế từ các thị trường truyền thống của Du lịch Việt Nam đều đạt mức tăng trưởng hai con số: khách Nhật tâng khoảng 30%, Hàn Quốc tăng 80%, Sinhgapo tăng hơn 40%, Thái Lan tăng 39%, Malaysia: 26%, Mỹ: 28%, Canađa tăng hơn 40%, Uc: 40%. Hoạt động du lịch sôi động, tăng diện và quy mô, nhưng vẫn đản bảo được an ninh và trật tự, an toàn xã hội.
Tuy đạt được những kết quả nêu trên, nhưng các chỉ tiêu chủ yếu về lượng khách, thu nhập đạt được so với một số quốc gia có du lịch phát triển trong khu vực vẫn cịn có khoảng cách khá lớn; tổ chức bộ máy, nhân sự của ngành chưa tương xứng với vai trị, vị trí và mục đích chính trị của một ngành kinh tế mà Đảng ta xác định là mũi nhọn.
Bước sang năm 2005, trong bối cảnh có nhiều sự kiện trọng đại của đất nước và của ngành du lịch: 60 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, 75 năm thành lập Đảng, 30 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, 45 năm ngày thành lập Ngành Du lịch v.v…, Du lịch Việt Nam phải vươn lên mạnh mẽ trên các mặt để phấn đấu. Chỉ tiêu đặt ra là đón trên 18 triệu lượt khách du lịch (3 triệu lượt khách du lịch quốc tế tăng 14% so với năm 2004) và hơn15 triệu lượt khách nội địa, tăng 6,5% so với năm 2004).
Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 8/2009 ước tính tổng số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt 314.915 lượt người, tăng 16% so với tháng 7 năm 2009 và giảm 8% so với cùng kỳ năm trước. Ước tính tổng số khách quốc tế đến Việt Nam 8 tháng đầu năm 2009 đạt 2.479.939 lượt người, giảm 17,7% so với cùng kỳ năm 2008; trong đó, lượng khách đến du lịch, nghỉ dưỡng là 1.460.709 lượt người, giảm 20,7%; khách đến vì cơng việc là 464.605 lượt người, giảm 20,7%; khách đến thăm thân là 387.141 lượt người, tăng 1,2%; khách đến vì các mục đích khác là 167.487 lượt người, giảm 18,4% so với cùng kỳ năm 2008. Trong 8 tháng đầu năm 2009, lượng khách đến từ các nước đều giảm nhưng tốc độ giảm đã chậm lại so với tháng trước: Trung Quốc giảm 35%, Hàn Quốc giảm 21,6%, Đài Loan giảm 17,5%, Thái Lan giảm 16,8%, Đài Loan giảm 15,4%; Australia giảm 11,8%, Nhật Bản giảm 11,4%, malaysia giảm 4,4%, Mỹ giảm 3,9% so với cùng kỳ năm 2008.
Ngành Du lịch đã đề ra Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 – 2010 và định hướng tới 2020 với các mặt sau:
♦ Định hướng thị trường: Tiếp tục phát triển các thị trường Đông Á –
TBD (Nhật, Trung Quốc, ASEAN), châu Au (Đức, Pháp, Anh), Bắc Mỹ (Mỹ). Chú trọng thị trường bắc Au, Uc, New zealand và các thị trường truyền thống, các nước SNG, Đông Au).
♦ Sản phẩm du lịch: Phát triển du lịch sinh thái và văn hóa.
♦ Xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá: Đẩy mạnh xúc tiến quảng bá, thiết
lập đại diện du lịch.
♦ Đầu tư phát triển: Các khu du lịch quốc gia, các sản phẩm du lịch có
tính cạnh tranh, tơn tạo và nâng cấp các điểm du lịch, cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng du lịch, tăng đầu tư ngân sách nhà nước lên 3 – 4% và tổng đầu tư các ngành sản xuất dịch vụ.
♦ Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Tăng cường số lượng, chất
lượng đội ngũ, hệ thống đào tạo, nghiên cứu khoa học vá công nghệ.