- Giải thích được sự tác động của từng điều kiện.
2.2.1 Tài nguyên dulịch
Tài nguyên du lịch có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc phát triển du lịch. Tài nguyên nghĩa là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần được khai thác và ohục vụ cho mục đích phát triển nào đó của con người. Theo Buchvakop - Nhà địa lý học người Bungari “Tài nguyên du lịch bao gồm các thành phần và những kết hợp khác nhau của cảnh quan thiên nhiên cùng cảnh quan nhân văn có thể được sử dụng cho dịch vụ du lịch và thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi hay tham quan của khách du lịch”. Xét dưới góc độ cơ cấu tài nguyên du lịch, có thể phân thành hai bộ phận hợp thành: Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn .
Di sản thế giới:
Đây được coi là tiềm năng lớn nhất và quan trong nhất, để phát triển du lịch. Di sản văn hố được hiểu là tồn bộ các tạo phẩm chứa đựng những giá trị tích cục mà lồi người đã đạt được trong xã hội thực tiễn do thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau. Di sản văn hoá được chia ra làm hai loại:
Di sản văn hoá vật thể:
- Là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hố, khoa học.
- Toàn bộ các sản phẩm vật chất hiện hữu dược hình thành do bàng tay sáng tạo của con người, bao gồm: Hệ thống di tích lịch sử văn hố, thể thống danh lam thắng cảnh, thể thống di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Di sản văn hoá phi vật thể: là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn
hố, khoa học được lưu dữ bằng trí nhớ, chữ viết truyền miệng, truyền nghề, trình diễn, lễ hội truyền thống, ý thức về y dược học, trang phục truyền thống…. Trên thế giới, khá nhiều quốc gia có số di sản tương đối lớn được thế giới công nhận như Pháp (18 di sản), ẤnĐộ (18), Trung Quốc (14), Tây Ban Nha (16), Anh (14), Canada (10), Nhật Bản (5).v.v… Tính đến nay, Việt Nam có 6 di sản thế giới (trong đó di sản văn hố chiếm 4, đó là: Kinh Thành Huế, Nhã nhạc cung đình Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn). Nếu nhìn từ gốc độ kinh tế (nói chung) và du lịch (nói riêng) thì di sản văn hóa là một tiềm năng mang lại nguồn thu lớn cho đất nước.