MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẦN THIẾT NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ DU LỊCH

Một phần của tài liệu tong quan du lich doc (Trang 77 - 79)

- Xây dựng các loại hình vui chơi giải trí.

7. Khách là người nuôi sống và trả lương cho chung ta.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẦN THIẾT NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ DU LỊCH

Thứ nhất, đối với các nhà làm quản lý trong lĩnh vực du lịch, các doanh nghiệp du lịch xác định đổi mới và nâng cao hiểu quả sử dụng cộng nghệ là mục tiêu chiến lược. Trước tiên cần phải nhận thức rõ vai trò, chức năng cũng như tầm quan trọng của việc đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp của mình, cần phải trả lời được các câu hỏi như: Chú trọng mục tiêu nào? Khâu kinh doanh nào cần giải pháp công nghệ? Điểm nào hiện này đang thua các “đối thủ”? Vì sao lại thua? Khi đã xác định được mục tiêu và tầm quan trọng, trả lời được các câu hỏi nêu trên thì doanh nghiệp có lựa chọn và điều chỉnh công nghệ du lịch sao cho phù hợp. Giải pháp chiến lược đầu tư công nghệ du lịch chỉ thật sự hợp lý và hiệu quả khi đầu tư đúng trọng tâm, đúng mục tiêu đề ra và trúng đối tượng.

Kinh doanh khách sạn, nhà hàng hay các điểm du lịch “thuận buồm xi gió” khơng có nghĩa là khơng cần quan tâm và kiểm tra các yếu tố của công nghệ (trang thiết bị, con người, thơng tin, tổ chức quản lí điều hành), ngược lại phải ln kiểm tra để phát hiện những yếu tố chưa phù hợp nhằm duy trì sự ổn định, “bền vững” và tiếp tục phát triển. Nếu tình hình kinh doanh gặp những trở ngại như nguồn khách thấp, sản phẩm dịch vụ tiêu thụ chậm, doanh thu thấp thì khơng phải “vơ đũa cả nắm” điều chỉnh tất cả các yếu tố của công nghệ du lịch một lúc mà phải cần xem xét yếu tố nào là nguyên nhân gây trở ngại chính, phụ để khắc phục kịp thời. Có thể do trang thiết bị cũ kỹ khơng phù hợp, có thể do trình độ, kỹ năng của nhân viên, cũng có thể do cách tổ chức quản lí kém …

Thứ hai, tìm hiểu bạn hàng, nơi cung cấp; tránh tình mua bán, trạng chuyển giao cơng nghệ du lịch theo kiểu “mới mình, rác thải của bạn”. Một trong những đặc điểm cơ bản của sản phẩm dịch vụ du lịch là tính sản xuất gắn liền với lưu thông. Thực tế đã được kiểm nghiệm qua các sản phẩm dịch vụ trong nhà hàng, khách sạn. Khách du lịch, đối tượng tiêu dùng sản phẩm dịch vụ với mọi thành phần, lứa tuổi, nghề nghiệp, quốc tịch nên trong quá trình phục vụ các khách sạn, nhà hàng lớn, nhân viên thường thực hiện với cơng nghệ chuẩn quốc tế. Chính vì lẽ đó, việc xác định “đối tác” để chuyển giao công nghệ du lịch là việc rất quan trọng. Chúng ta xem xét, tìm hiểu “đối tác” dựa trên nhiều yếu tố từ môi trường công nghệ, năng lực sử dụng công nghệ, khả năng ứng dụng trong trong đơn vị mình, có phù hợp với bản sắc và “tính cách” của nước mình hay khơng? Một trong những tiêu chí đáng lưu ý là cơng nghệ du lịch đó có ảnh hưởng xấu tới môi trường hay không? Như vậy, khi xem xét và có quyết định chuyển giao đổi mới cơng nghệ cần phải huy động tất cả các yếu tố trong thành phần của nó từ hiệu quả, vai trị của trang thiết bị (T); kỹ năng , kỹ xảo, kiến thức vận dụng của con người (H); tư liệu, bảng mô tả kỹ thuật (I) và phương pháp tổ chức quản lý, điều hành (O). Nếu thiếu một trong những yếu tố trên thì việc chọn lựa cơng nghệ du lịch gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại và có khi bị “hớ”.

Lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam ngày càng nhiều nên việc đổi mới công nghệ trong du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của khách và sự phát của ngành là một đòi hỏi khách quan. Nên chăng chúng ta nên có sự tham khảo, tìm hiểu về cơng nghệ du lịch tại những nước có nền du lịch phát triển cao, là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nước đó. Và chúng ta cũng có thể tìm hiểu thêm về kinh nghiệm công nghệ phát triển du lịch tại những quốc gia có lượng khách tới Việt Nam đơng trong những năm gần đây như Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Tây Ban Nha, Nhật Bản … để học học tập. Thiết nghĩ đó là cách tạo nên mơi trường cơng nghệ du lịch rộng để chúng ta có nhiều sự chọn lựa và đưa ra được những giải pháp công nghệ du lịch tối ưu nhất.

Thứ ba, chú trọng bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý, lao động du lịch trong việc” thích ứng” và ứng dụng cơng nghệ du lịch. Những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam thật sự khởi sắc, thu được nhiều thành tựu đáng tự hào. Để có những thành cơng đó chúng ta phải kể tới sự đóng góp khơng nhỏ của hai dự án VIE (chính phủ Lucxembourg), dự án EU (Cộng đồng châu Âu – 2005) về đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Những người đã và đang làm du lịch, đội ngũ giáo viên, giáo viên, giảng viên và học sinh, sinh viên các Trường trung học, cao đẳng nghề du lịch có cơ hội được học hỏi và tiếp xúc với nhiều cái mới từ môi trường công nghệ dạy học tới công nghệ phục vụ trong khách sạn và kinh doanh lữ hành. Điều này giúp cho đội ngũ lao động du lịch Việt Nam “thích ứng linh hoạt” với công việc tại các khách sạn lớn, khơng cịn bỡ ngỡ khi phục vụ khách. Tuy nhiên, đại bộ phận sinh viện các trường đại học với chuyên ngành như Quản trị Du lịch, Quản trị khách sạn – nhà hàng, Quản trị lữ hành, những nhà quản lý du lịch tương lai chưa có cơ hội tiếp thu các cơng nghệ trong du lịch. Có thể những sinh viên này rất giỏi về lí thuyết tổ chức quản lý, điều hành kinh doanh trong du lịch nhưng đề cập tới những vấn đề liên quan tới trang thiết bị của ngành lại bế tắc vì nguyên tắc muốn quản lý tốt trước tiên phải hiều và biết về đối tượng mình quản lí.

Xác định rõ nhu cầu, mục tiêu, hiểu rõ bản chất cũng như cách thức vận dụng cơng nghệ du lịch chính là một trong những chiến lược quan trọng nhằm phát triển ngành du lịch, giúp ngành du lịch Việt Nam hịa nhập nhanh chóng vào xu hướng phát triển nền kinh tế thế giới, nhất là thời điểm hậu gia nhập WTO. Nâng cao hiểu quả khai thác và sử dụng công nghệ trong du lịch, hơn lúc nào hết, là một nhu cầu và địi hỏi chính đáng và cần thiết.

Phạm Trọng Lê Nghĩa

Một phần của tài liệu tong quan du lich doc (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w