Dulịch sinh thá

Một phần của tài liệu tong quan du lich doc (Trang 83 - 87)

- Nhận thức được tầm quan trọng của từng loại hình dulịch

3.1.2 Dulịch sinh thá

Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản

sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững. Du lịch sinh thái (EcoTourism) Du lịch sinh thái là loại hình du lịch có

trách nhiệm tại các điểm đi lại của các khu vực thiên nhiên, bảo tồn được môi trường và cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương. Loại hhnh du lịch này tuy ra đời khá muộn nhưng nó đă nhanh chóng trở thành một loại hhnh du lịch có triển vọng và đang phát triển với tốc độ khá nhanh, đặc biệt là trong các khu bảo tồn và vườn quốc gia. Với ý nghĩa đó, đề tài đă nghiên cứu tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái trong khu bảo tồn thiên nhiên nhằm gắn kết du lịch với bảo tồn và phát triển kinh tế cộng đồng địa phương.

Du lịch sinh thái có nguồn gốc từ du lịch thiên nhiên và du lịch ngồi trời. Thực ra loại hhnh du lịch này đă có từ rất lâu nhưng ít được con người chú ý. Kể từ khi loại hình du lịch máy bay ra đời, cùng với sự phát triển khá nhanh của ngành du lịch với mối quan tâm về vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường, nhất là sau hội nghị thượng đỉnh về môi trường tổ chức tại Stockholm (Thuỵ Điển) năm 1972 và tại Rio Dejanero (Brazil) năm 1992 thh du lịch sinh thái mới thực sự phát triển và được xem như là một công cụ hữu hiệu để thoả măn sự khát khao của con người về với thiên nhiên, gắn kết bảo vệ tài nguyên môi trường với phát triển du lịch bền vững.

Du lịch sinh thái có những đóng góp rất lớn về mặt kinh tế - xă hội ở nhiều quốc gia. Chỉ tính riêng Kenya, năm 1994 du lịch sinh thái trở thành một ngành xuất khẩu lớn nhất nước đóng góp 35% thu nhập ngoại tệ và 11% tổng sản phẩm quốc gia. Ở Mỹ, các hệ thống vườn quốc gia, khu bảo tồn mỡi năm đón khoảng 270 triệu lượt khách đem về hàng chục tỷ đô la. Một số nước như Mêxicô, Úc, Malaixia, Eucoado, Kenya, Brazil, Ethiophia... du lịch sinh thái cũng đă đóng vai tṛ quan trọng trong việc thu đổi ngoại tệ.

Mặc dù chưa có con số thống kê cụ thể nhưng theo nghiên cứu sơ bộ của Fillion (1992), du lịch sinh thái đă đóng góp 223 tỷ đô la trong thu nhập của nhiều quốc gia.

Ngồi những lợi ích về mặt kinh tế, du lịch sinh thái đă mang lại nhiều lợi ích trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển kinh tế cộng đồng. Ở Coastarica, Vênêxuêla... một số chủ trang trại chăn ni đă bảo vệ nhiều diện tích rừng nhiệt đới quan trọng và biến những nơi này thành điểm du lịch sinh thái tự nhiên, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Ecuado sử dụng khoản thu nhập từ du lịch sinh thái tại đảo Galapago để duy tŕ mạng lưới vườn quốc gia.... nhờ du lịch sinh thái mà người dân trong vùng đệm ở các khu bảo tồn, vườn quốc gia phát triển các ngành nghề thủ công, tham gia hoạt động du lịch để đảm bảo thu nhập, hạn chế sự tác động vào rừng.

Ở Việt Nam, ngành du lịch phát triển tương đối muộn. Hoạt động du lịch chỉ thực sự diễn ra sôi nổi từ sau năm 1990 gắn liền với chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước. Theo số liệu thống kê từ năm 1990 đến 2002 lượng khách quốc tế tăng10,5 lần (từ 250.000 đến 2.620.000) khách nội địa tăng 13 lần (từ 1000.000 tăng lên 13.000.000). Thu nhập xă hội cũng tăng đáng kể, năm 1991 là 2.240 tỷ đồng đến năm 2002 là 23.000 tỷ đồng, trong đó hoạt động du lịch sinh thái trong các khu bảo tồn và vườn quốc gia và du lịch biển đóng góp một tỷ trọng lớn. Các số liệu thống kê ở một số vườn quốc gia như Cúc Phương, Cát Bà, Côn Đảo, Bạch Mă ... các khu bảo tồn thiên nhiên như Phong Nha- Kẻ bàng, Hồ kẻ gỡ... bình qn mỡi năm tăng 50% khách nội địa và 30 % khách quốc tế. Trong giai đoạn từ 1995 – 1998 du lịch sinh thái đạt tăng trưởng 16,5%.

Du lịch sinh thái ở Việt nam cũng đă có những đóng góp lớn cho sự phát triển cộng đồng, bảo vệ tài nguyên môi trường. Nhờ phát triển du lịch sinh thái mà đồng bào một số dân tộc, cư dân sinh sống trong vùng đệm các vườn quốc gia, khu bảo tồn có được việc làm, nâng cao mức sống, các lễ hội, tập tục, ngành nghề thủ công được bảo tồn và phát triển.

Việt Nam có hai khu du lịch sinh thái bền vững nhất thế giới

Suối khống nước nóng Bình Châu (Bà Rịa-Vũng Tàu) cùng rừng ngập mặn Vàm Sát (Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh) vừa được Tổ chức du lịch thế giới (WTO) công nhận là hai trong số 65 khu du lịch sinh thái bền vững nhất thế giới.

Các khu du lịch này được lựa chọn từ 146 quốc gia. Tại Đơng Nam á, ngồi Việt Nam, những quốc gia có khu du lịch sinh thái được chọn là Malaysia, Indonesia và Philippines. Việt Nam nằm trong danh sách 17 nước có 2 khu du lịch sinh thái được bình chọn.

Khu du lịch suối khống nước nóng Bình Châu

Khu du lịch suối khống nước nóng Bình Châu thuộc huyện Xun Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, nằm giữa một vùng rừng nguyên sinh rộng hơn 7.000 ha. Năm 1928, Bác sĩ người Pháp tên là Salle trong chuyến khảo sát vùng Đông Nam Bộ đã phát hiện ra khu suối khoáng này với 70 điểm phun nước lộ thiên hình thành hệ thống suối, các hồ lớn nhỏ luôn toả nhiệt độ bốc hơn từ 37 độ đến 82 độ theo từng khu vực. Kết luận của các nhà khoa học sau nhiều lần phân tích mẫu nước ở đây cho thấy, những mạch nước nóng ở Bình Châu có giá trị điều dưỡng, chữa trị một số bệnh về hệ thần kinh, mạch máu, ngoài da, nhiễm độc và một số bệnh khác. Hàng loạt các khu vực dành cho nghỉ dưỡng chữa bệnh bằng suối khoáng nước nóng đã hình thành như khu hồ ngâm suối Mơ, khu tắm bồn khoáng, khu điều dưỡng. Tất cả đều nằm ẩn mình, n tĩnh trong rừng cây. Ngồi ra cịn có những cụm cơng trình khép kín trong dịch vụ giải trí thể thao cuối tuần như sân tập golf, bóng chuyền, hồ bơi và cả khu vườn Trăng với sân khấu 1.000 chỗ ngồi.

Đến với Bình Châu, du khách có thể thả bộ trên những cây cầu gỗ để thăm khu vực đầu nguồn suối mang tên Giếng trời, vào tắm tại những bồn tắm nước khống nóng có dung tích từ 3m3 đến 10m3 hoặc men theo những con đường mòn nhỏ, đi vào khu rừng nguyên sinh với 6 hệ sinh thái thuộc rừng bán nhiệt đới khô; đi thăm sông Hoả, suối Bang, bàu Nhám, hồ Linh; thăm những hệ động thực vật phong phú trong khu bảo tồn thiên nhiên hoang sơ; thăm Biển Hồ Cóc-nơi chúa Cóc mải ngồi nguyện cầu mưa mà hố đá. Những người lãng mạn có thể ngủ trong những nhà gỗ, tre, nứa và tham gia những chuyến săn đêm trong khu vực thú rừng được thả nuôi.

Rừng ngập mặn Vàm Sát thuộc khu sinh thái Cần Giờ

Rừng ngập mặn Vàm Sát thuộc khu sinh thái Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh với diện tích rộng khoảng 1.800ha. Nơi đây có một hệ thống động thực vật phong phú và đa dạng, gồm các loài cây đặc trưng của vùng nước ngập mặn như đước, dừa nước, tràm, bần, sú, vẹt; 63 loài vi sinh vật, 140 lồi động vật đáy như tơm, cua, sị ốc, 45 lồi cá, 8 lồi bị sát, 37 lồi chim và một số loài thú như khỉ, hươu, nai, chồn. Nơi đây cịn có một số loài vật quý hiếm được ghi trong Sách đỏ như cá sấu hoa cà, bồ nông chân xám, rái cá lông mượt. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, rừng ngập mặn Vàm Sát cịn là chiến trường trên sơng nước nổi tiếng, với những chiến công vang dội của lực lượng đặc công thủy đã gây cho địch nhiều tổn thất nặng nề.

Công ty du lịch sinh thái Cần Giờ đã hình thành một số loại hình dịch vụ để phục vụ khách tham quan như đi thuyền, lướt ván len lỏi giữa các kênh rạch, ngắm nhìn vẻ đẹp đặc trưng của rừng ngập mặn; tham quan các căn cứ rừng Sác; cắm trại và sinh hoạt dã ngoại trong rừng. Đặc biệt, du khách đến đây được thăm Đảo Khỉ, với hàng trăm con sống tự nhiên trong rừng nhưng rất gần gũi với con người. Thả bộ vào rừng trên những con đường đã trải sỏi đỏ,

qua những chiếc cầu gỗ bắc dọc ngang qua lạch nước, nghỉ chân ở những căn nhà chịi, du khách sẽ bắt gặp những đàn khỉ đi dài hàng chục con leo trèo trên cây. Chúng rất tự nhiên và sẵn sàng giành lấy những trái chuối hay mẩu khoai lang từ tay du khách.

Một phần của tài liệu tong quan du lich doc (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w