4.2 .Khu vự cy học hiện đại
4.2.3 .Tình trạng bán dạo thuốc và thiết bị hỗ trợ chăm sóc sức khỏe
Thời gian gần đây, có rất nhiều người bán thuốc dạo ngay tại chợ trung tâm xã Kiên Thành hoặc đến tận nhà mời chào người mua. Trong thời điểm chúng tôi tiến hành điền dã, có nhóm một nhóm người tự nhận là dân tộc Chăm ở Ninh Thuận đi bán thuốc dạo tại chợ Kiên Thành. Hai người phụ nữ và một người đàn ông người Chăm ngồi tại chợ, bày bán các loại thuốc được nén thành dạng viên tễ và đóng gói hoặc một số loại thuốc bột, thảo mộc khô. Mỗi khi có khách đi chợ qua đây họ đều mời chào hoặc chỉ ra căn bệnh mà người đó đang mắc phải. Hết buổi chợ những người này còn đến từng nhà người dân chào bán thuốc bổ, thuốc bệnh. Một số người dân đã mua các loại thuốc này của nhóm người Chăm, và đã có người bị tiêu chảy khi uống thuốc. Tuy nhiên chúng tôi không thấy bất kỳ hoạt động kiểm tra nào của chính quyền xã với những nhóm bán thuốc dạo như vậy.
Ngoài các nhóm bán thuốc dạo, còn có các nhóm chào bán thiết bị hỗ trợ chăm sóc sức khỏe. Gần đây nhất có một số người bán hàng tự xưng là nhân viên của công ty bán hàng đa cấp bán máy Cân bằng ion29
có tính năng chữa bách bệnh trong cơ thể. Các nhân viên này đặt máy ở một số thôn trong xã Kiên Thành và để người dân dùng thử sau đó bán hàng trả góp trong vài tháng. Một số người dân có điều kiện kinh tế trong xã đã tin lời quảng cáo và mua những chiếc máy này với giá rất đắt, vào khoảng hơn 2.000.000 đồng/chiếc. Nhưng chỉ sau một thời gian dùng, không thấy công dụng như lời quảng cáo, máy có dấu hiệu trục trặc sau một thời gian sử dụng, hiện nay không mấy người còn sử dụng chiếc máy ion này nữa. Trước việc có rất nhiều đối tượng khác nhau đến tận nhà người dân để quảng cáo các loại thuốc, công cụ chữa bệnh không rõ nguồn gốc, không có kiểm định, chúng tôi nhận thấy chính quyền xã không có bất kỳ động thái nào kiểm tra hoặc ngăn chặn tình trạng trên.
29 Về hình thức bán và loại máy này, đã có rất nhiều phóng sự, bài viết hoài nghi về công dụng thật sự của máy so với giá tiền quá đắt được bán ra.
http://laodong.com.vn/Y-te/May-can-bang-ion-co-that-nang-cao-duoc-suc-khoe/48496.bld http://dantri.com.vn/suc-khoe/thuc-hu-ve-may-can-bang-ion-328416.htm
Tiểu kết chƣơng 4
Y học dân gian là khu vực chữa trị người dân dễ dàng tiếp cận bởi vì những người hành nghề thuốc hoặc thực hành ma thuật đều ở có cùng nơi cư trú với người Tày trong xã. Không gian sinh tồn gắn bó với rừng núi vốn chứa nhiều thảo mộc là điều kiện cho những người thực hành nghề thuốc tìm kiếm và cất trữ thực phẩm. Tuy vậy khu vực chữa trị này đang có khả năng giảm sút do nguồn động, thực vật tự nhiên trong các cánh rừng ngày càng cạn kiệt. Mặt khác, khu vực y học hiện đại phát triển và đóng góp vai trò lớn trong phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân khiến ngày càng nhiều người tìm đến khu vực này hơn.
Đối với khu vực y học hiện đại, về nguyên tắc, nhờ vào thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, người dân có thể dễ dàng sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh từ trạm y tế xã cho tới các tuyến chăm sóc sức khỏe cao hơn. Nhưng trong thực tế, thẻ bảo hiểm y tế chỉ giúp người dân trang trải được một phần rất nhỏ trong tổng chi phí khám chữa bệnh. Nguồn lực tài chính hạn hẹp cũng khiến người dân khó sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng tốt. Ngoài ra, địa hình hiểm trở, đặc biệt khó đi lại vào mùa mưa lũ cũng chi phối đến khả năng tiếp cận khu vực chăm sóc hiện đại của người dân nơi đây.
KẾT LUẬN
1. Kiến thức về đau ốm
Vấn đề xác định khái niệm “ốm đau” và “bệnh tật”
Đây là những khái niệm cơ bản của nhân học y tế, việc xác định những khái niệm này nhằm tìm ra sự khác biệt trong nhận thức của người dân với tri thức khoa học về các vấn đề sức khỏe. Điểm quan trọng trong một mô tả nhân học chính là sự phân biệt giữa quan điểm của “người trong cuộc” (cảm nhận về sự ốm đau) và việc đo lường các rối loạn thể chất thuần túy về mặt khoa học của “người khác” (bệnh tật). Hai khái niệm “ốm đau” và “bệnh tật” này không đồng nhất. “Ốm đau” (sickness) thuần túy là cách hiểu (có thể được diễn đạt thành lời hoặc không) của người bệnh về trạng thái bất thường về chức năng, hệ thống hay bộ phận nào đó trong cơ thể. “Bệnh” (disease) là tri thức của thầy thuốc về các triệu chứng bệnh lý rõ ràng, căn nguyên gây bệnh xác định, tri thức của người thầy thuốc dựa trên nền tảng khoa học. Như vậy, trước một hiện tượng sức khỏe, có một khoảng cách xa vời giữa người bệnh và thầy thuốc ở hai thế giới tách biệt. Một bên (thầy thuốc thuộc khu vực y học hiện đại) đưa ra nhận định bằng tư duy khoa học một cách logic, rành mạch, rõ ràng, đưa ra định nghĩa bệnh tật dựa trên quan điểm giải phẫu hay sinh lý bệnh mà không hề đề cập đến nhận thức và kinh nghiệm của người bệnh.
Sự khác nhau ấy xuất phát từ kiến thức, quan niệm ở các khu vực chữa trị khác nhau. Cách hiểu về “ốm đau” chính là kiến thức bản địa trong việc giải thích các hiện tượng sức khỏe yếu, sức khỏe bất thường. Cách hiểu đó cũng chịu sự quy định của quan niệm về tôn giáo, tín ngưỡng. Kể cả khi có những triệu chứng được người dân gán cho từ “bệnh” nhưng nó không đồng nghĩa với cách giải thích của khu vực y học hiện đại về cùng một biểu hiện, triệu chứng bệnh lý. “Ốm đau” còn thể hiện được những trải nghiệm cá nhân về trạng thái ốm mà đôi khi họ không hề có “bệnh”. Hoặc trong một số trường hợp, cùng về một bệnh lý nhưng người dân và bác sỹ có cách kiến giải hoàn toàn khác nhau.
Kiến thức về đau ốm
Người dân giải thích hiện tượng đau ốm bằng nhận thức và kinh nghiệm mà họ thu nhận được từ những thế hệ đi trước và từ trong cộng đồng. Những giải thích về tình trạng bệnh tật của họ thường được thể hiện thông qua quan niệm truyền thống về cơ chế gây bệnh, chủ yếu là mối liên hệ giữa hai yếu tố nóng và lạnh, nhưng nhiều khi cũng được giải thích bằng quan điểm tâm linh, thông qua quan hệ giữa lực lượng siêu nhiên vô hình và con người ở thế giới thực tại, vì vậy thường có màu sắc tôn giáo, huyền bí, thậm chí có phần phi lí. Trên cơ sở khám phá những kiến thức, quan niệm của người dân về ốm đau để có thể hiểu được các kiến thức ấy chi phối như thế nào tới các thực hành chăm sóc sức khoẻ của họ.
Người dân có những hình dung về cơ thể gắn liền với các quan niệm về sạch/ bẩn, cân bằng/ mất cân bằng về tình trạng của máu và những ẩn dụ hình ảnh bên ngoài với các bộ phận trên cơ thể. Người ta coi máu của người khỏe mạnh ở trong tình trạng sạch, không nhiễm phải bất kỳ uế tạp nào nhưng máu của sản phụ hoặc máu của người phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt được coi là “bẩn”, nhiễm uế tạp, “nguy hiểm”, có thể làm vấy bẩn những không gian thiêng, vật phẩm thiêng và có thể gây hại cho sức khỏe của người đàn ông (kể cả chồng hay người đàn ông khác). Từ thường được dùng để chỉ tình trạng “nguy hiểm” của máu đẻ đối với người khác là “độc”. Những điều này dẫn tới rất nhiều cấm kỵ liên quan tới máu cũng như các thực hành chăm sóc sức khỏe hay chữa trị cho người bệnh.
Cơ thể người khỏe mạnh là do được duy trì trong trạng thái cân bằng, không bị “nóng” hoặc “lạnh” quá. Trạng thái “nóng” hoặc “lạnh” đó có thể do rất nhiều nguyên nhân, trong đó có liên quan đến máu và các yếu tố ngoại sinh như thời tiết, đồ ăn thức uống. “Máu nóng, lạnh” do chế độ ăn uống hoặc sinh hoạt trong điều kiện thời tiết khác nhau và trong các chu kỳ khác nhau của đời người.
Họ cũng cho rằng, con người được chia làm hai phần: phần thể xác và phần linh hồn, đàn ông có 7 vía, đàn bà có 9 vía trong cơ thể. Một người khỏe mạnh cần cả sự đảm
bảo an toàn về thể xác và các vía. Chỉ khi các vía này tồn tại đầy đủ trong người, cơ thể đó mới có thể khỏe mạnh. Nếu không may gặp bất kỳ sự cố nào, một vía rời khỏi cơ thể sẽ gây ra tình trạng “mất vía”, làm cơ thể ốm đau, thậm chí dẫn tới cái chết (tai). Quan niệm này khiến cho việc giữ gìn, chăm sóc sức khỏe không đơn thuần là đảm bảo sự khỏe mạnh về thể chất, mà còn bảo vệ cho các vía ổn định trong người, không rời xa cơ thể. Và do đó, khi không may, vía rời xa cơ thể gây ra tình trạng ốm đau, người ta phải áp dụng rất nhiều cách thức “gọi vía” khác nhau để kéo vía lại với cơ thể. Cách thức chữa trị như thế nào còn liên quan tới đặc điểm của từng lực lượng làm hại khác nhau. Người Tày ở đây có quan niệm khá đầy đủ về hệ thống các lực lượng siêu nhiên làm hại tới vía của con người và biểu hiện cụ thể trên cơ thể như thế nào.
2. Các yếu tố tác động tới lựa chọn chữa trị
Quan niệm về ốm đau tác động rất lớn tới hành vi lựa chọn chữa trị, nhưng bên cạnh đó, các yếu tố khác như khả năng chi trả của gia đình bệnh nhân, khả năng cung cấp dịch vụ của các khu vực y tế ở nơi sinh sống, điều kiện giao thông cũng tác động tới sự lựa chọn cũng như quá trình chữa trị của họ. Mặt khác, quan hệ thân tộc lại giữ vai trò rất lớn trong việc đưa ra quyết định chữa trị, rất hiếm khi quyết định chữa trị lại được đưa ra bởi một cá nhân, thậm chí bởi một gia đình (gia đình hạt nhân). Thông thường, quyết định chữa trị sẽ được đưa ra sau khi cả gia đình, họ hàng bàn bạc, mà trong những cuộc thảo luận đó, ý kiến của chủ hộ, của trưởng họ thường là ý kiến cuối cùng.
Trên cơ sở chia sẻ những tri thức chung về ốm đau, và căn cứ vào bối cảnh của từng gia đình người ốm mà người ta lựa chọn các khu vực chữa trị theo các mô hình khác nhau. Có thể họ đồng thời tìm đến nhiều khu vực y tế khác nhau, hoặc đến lần lượt tới các khu vực y tế.
Kiến thức về đau ốm tác động tới quyết định chữa trị
Rất nhiều người dân tự chữa trị cho mình khi gặp các biểu hiện đau ốm nhẹ. Ở đây, tự chữa trị được hiểu bao gồm cả các hành vi chữa trị bằng thuốc nam và mua thuốc Tây về uống. Nếu không thể tự chữa trị cho mình, người dân mới tìm kiếm và lựa chọn một
khu vực chữa trị được cho là phù hợp nhất với điều kiện của mình lúc đó. Việc tìm kiếm và lựa chọn chữa trị thường chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó kiến thức của người dân về chăm sóc sức khỏe đóng vai trò rất quan trọng. Người dân tin rằng, có những loại ốm đau nên chữa bằng thuốc nam thay vì tìm tới Tây y bởi thuốc nam có những đặc tính ưu việt như làm mát, điều hòa cơ thể. Thuốc nam cũng là phương án lựa chọn hợp với túi tiền của người dân hơn thuốc Tây. Quan niệm về tôn giáo, mà cụ thể ở đây là quan niệm về các động thái làm hại của hệ thống ma đã ảnh hưởng tới việc lựa chọn khu vực chữa trị của người dân. Họ tin rằng, với nhiều loại ốm đau do ma làm không thể can thiệp độc lập bằng Tây y hoặc thuốc nam mà phải có sự kết hợp với các thực hành ma thuật. Thậm chí trong một số trường hợp, chỉ cần chữa trị bằng ma thuật cũng khỏi được.
Tuy vậy, tri thức dân gian có những “khoảng trống” chưa thể chạm tới, đó là những căn bệnh từ trước tới nay y học dân gian phải thúc thủ, hoặc một số căn bệnh mới người dân chưa biết tới bao giờ. Khi ấy, họ buộc phải lựa chọn chữa trị ở các bệnh viện hiện đại.
Khả năng tiếp cận các khu vực y học: Điều kiện kinh tế hộ gia đình và tính sẵn có của dịch vụ y tế
Y học dân gian là khu vực chữa trị người dân dễ dàng tiếp cận vì những người hành nghề thuốc hoặc thực hành ma thuật đều cùng nơi cư trú với người Tày trong xã. Không gian sinh tồn gắn bó với rừng núi vốn chứa nhiều thảo mộc là điều kiện cho những người thực hành nghề thuốc tìm kiếm và cất trữ thực phẩm. Việc khám chữa ở khu vực y học dân gian cũng phù hợp với khả năng chi trả của người dân. Tuy vậy, khu vực chữa trị này đang có khả năng giảm sút do nguồn động, thực vật tự nhiên trong các cánh rừng ngày càng cạn kiệt. Mặt khác, khu vực y học hiện đại ngày càng phát triển và đóng góp vai trò lớn trong phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
Đối với khu vực y học hiện đại, về nguyên tắc, nhờ vào thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, người dân có thể dễ dàng sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh từ trạm y tế xã cho tới các tuyến chăm sóc sức khỏe cao hơn. Nhưng trong thực tế, thẻ bảo hiểm y tế chỉ giúp người dân trang trải được một phần rất nhỏ trong tổng chi phí khám chữa bệnh. Nguồn lực tài
chính hạn hẹp cũng khiến người dân khó sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng tốt. Nhiều thống kê của ngành y tế đã chỉ ra thực trạng tự chữa trị, chữa bằng thuốc nam thay vì tìm kiếm khu vực y học hiện đại rất phổ biến ở tất cả các vùng nông thôn, đặc biệt là vùng sâu vùng xa. Sự hạn hẹp về nguồn lực tài chính được cho là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Những báo cáo gần đây của ngành y tế đều phản ánh tình trạng tự chữa trị ở người nghèo phổ biến hơn người giàu. Người nghèo cũng có xu hướng chỉ dừng lại ở sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh ở cấp huyện mà hiếm khi tới bệnh viện tuyến tỉnh hoặc trung ương (Bộ Y tế, 2007).
Khoảng cách giao thông cũng là một trong những yếu tố cản trở người dân tiếp cận với các bệnh viện hoặc phòng khám ở huyện/ tỉnh. Các quy định hiện hành yêu cầu người dân phải đi bệnh viện theo đúng tuyến mới được thanh toán bảo hiểm y tế. Khoảng cách từ trung tâm xã Kiên Thành tới bệnh viện tuyến huyện khá xa và phải đi qua đò. Và để khám chữa bệnh ở tuyến tỉnh, người dân cần phải đi từ bệnh viện huyện tới bệnh viện tỉnh ở thành phố Yên Bái. Các thủ tục khám chữa bệnh, xin chuyển tuyến cũng mất nhiều thời gian. Do vậy, chỉ trong những trường hợp cần thiết, người dân mới tới bệnh viện. Địa hình hiểm trở, đặc biệt khó đi lại vào mùa mưa lũ cũng cản trở nhiều đến khả năng tiếp cận khu vực y học hiện đại của người dân nơi đây.
3. Một số khuyến nghị
Điều tra y tế quốc gia 2001 – 2002 và nhiều điều tra, báo cáo thường niên của Bộ Y tế và các NGOs khác cho thấy các chi phí chữa trị tại bệnh viện tuyến trên đã và đang là nguyên nhân làm cho người nghèo và cận nghèo bị hạn chế, không sử dụng được các dịch vụ y tế, hoặc sử dụng dịch vụ y tế không hợp lý, an toàn, hoặc bị nợ nần hay bán các đồ đạc, giảm chi tiêu trong gia đình. Điều tra điền dã của nghiên cứu này cũng đem lại nhận thức rằng, đối với người Tày ở Kiên Thành, việc tiếp cận khu vực y tế hiện đại, từ