2.1 .Quan niệm về tình trạng ốm đau
2.1.1. Ranh giới giữa các khu vực chữa trị
Điều tra bảng hỏi cho thấy, đa phần người Tày ở đây cho rằng “ốm đau” (ổm chấp)
khác với “bệnh tật”11. 75,6% số người nhận được câu hỏi “Ông/ bà có phân biệt “ốm đau” và “bệnh tật” không?” đều trả lời “có phân biệt”, 15,6% số người trả lời “không phân biệt” hai khái niệm này, 6,8% trả lời “không biết/KTL”. Và 2,2% lưỡng lự, phân vân, cho rằng “ốm đau” và “bệnh tật” có thể cùng chỉ những biểu hiện sức khỏe giống nhau hoặc hoàn toàn khác biệt tùy từng thời điểm, từng biểu hiện cụ thể12
.
11 Người Tày không có từ tiếng Tày chỉ “bệnh tật”.
12 Chú thích về mặt kỹ thuật:
Nếu chỉ căn cứ vào câu trả lời “có/không” phân biệt hai khái niệm này trong bảng hỏi sẽ thiếu tin cậy, không đủ thông tin để hiểu được quan niệm, định nghĩa của người dân. Bởi thông tin định lượng chỉ cho phép người trả lời bảng hỏi lựa chọn một số câu trả lời nhất định mà không có giải thích, vì vậy, chúng tôi để một câu hỏi mở trong bảng hỏi để ghi chép lại cách lý giải của người dân.
Việc chạy hai lệnh tương quan chéo crosstab giữa biến II.1. Phân biệt ốm đau với bệnh tật và biến I.4. Trình độ học vấn của người trả lời; crosstab biến II.1.Phân biệt ốm đau với bệnh tật và biến I.3. Nghề nghiệp của người trả lời đều cho ra kiểm định có ý nghĩa thống kê (giá trị p < 0,05). Nghĩa là việc một người phân biệt khái niệm ốm đau/ bệnh tật hay không có liên quan tới trình độ học vấn và nghề nghiệp của người trả lời (những người trả lời có phân biệt khái niệm “ốm đau” và “bệnh tật” đều có trình độ học vấn THCS trở xuống và đều là nông dân). Nhưng chúng tôi không khẳng định điều này và đưa vào luận văn như một nhận định chắc chắn. Vì hầu hết những người Tày trả lời bảng hỏi đều có trình độ học vấn tương đương nhau và đa phần là nông dân (chúng tôi chọn mẫu ngẫu nhiên, không cố tình chọn theo tiêu chí học vấn và nghề nghiệp nào cả, nhưng người Tày trong xã này đều có đặc điểm nghề nghiệp và trình độ học vấn
Qua cách diễn giải khái niệm, những câu chuyện kể, ví dụ cụ thể của người dân, có thể thấy được những cách phân biệt hai khái niệm trên tương đối không thuần nhất, rõ ràng. Khi được đề nghị diễn giải kỹ hơn về các khái niệm này, một số người cho rằng “bệnh tật” là những trường hợp sức khỏe gặp trục trặc “mà không thể chữa bằng thuốc nam được, bắt buộc phải chữa bằng thuốc Tây”, còn “ốm đau” là những “trường hợp có thể chữa khỏi bằng thuốc nam”. Một số ý kiến cho rằng, chỉ những trường hợp được chẩn đoán từ phía bác sĩ là “bệnh” (ví dụ như: bệnh gan, bệnh tim…) mới được coi là bệnh tật, còn những trường hợp có vấn đề về sức khỏe khác, chưa được định danh “bệnh” đều là “ốm”.
Bảng 2.1. Thống kê một số cách lí giải về “ốm đau” và “bệnh tật” của người dân
Tiêu chí “ốm đau” (ổm chấp) “bệnh tật”
Định danh về mặt ngôn ngữ
Biểu hiện được định danh là “đau” như “đau tay”, “đau đầu”…
Biểu hiện được định danh “bệnh” như “bệnh nghề nghiệp”, “bệnh ung thư”… Loại thuốc chữa Chữa được bằng thuốc nam Chỉ chữa được bằng thuốc Tây
Nơi chữa Ở nhà Ở bệnh viện
Mức độ Có biểu hiện nhẹ Đau nặng, hiểm nghèo
Thời gian chữa Đau ốm ngắn ngày, chữa khỏi ngay
Nan y, lâu khỏi, thậm chí không thể khỏi
Người chẩn đoán và chữa trị
Tự mình, người khác trong gia đình, bà lang
Bác sĩ ở trạm xá hoặc bệnh viện
Nguyên nhân Nguyên nhân quen thuộc, có thể tự đoán được
Rếu tố mới như “vi khuẩn”, “virus”. Không đoán được. Nguồn: Nguyễn Thu Quỳnh, Điều tra bảng hỏi, tháng 2 năm 2012
Khi hỏi người dân về các khái niệm trên, chúng tôi nhận thấy họ thường không chú trọng phân biệt hay định hình khái niệm “ốm đau” và “bệnh tật”, mà chỉ diễn giải biểu như vậy) nên giả định mối quan hệ giữa nghề nghiệp và học vấn với việc phân biệt khái niệm ốm đau/ bệnh tật không thể đứng vững.
hiện đau ốm xảy ra như thế nào, phân tích nguyên nhân thông qua việc tìm hiểu biểu hiện đau ốm đó. Đây cũng là điều dễ hiểu, bởi kiến thức dân gian không thể có hệ thống, có lý luận một cách rõ ràng, rành mạnh như tri thức khoa học. Người dân chỉ nhận biết các hiện tượng đau ốm, giải thích bằng kinh nghiệm, đúc kết của bản thân, kiến thức truyền đời cũng là kết quả của tư duy trực quan. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, có những kiểu đau ốm không được định danh mà chỉ được mô tả biểu hiện cụ thể.
Tổng hợp tất cả các ý kiến của người dân về “ốm đau” và “bệnh tật”, có thể thấy được, ranh giới giữa các khu vực chữa trị được lấy làm căn cứ chủ yếu để người dân phân biệt các khái niệm này. Theo đó, toàn bộ biểu hiện sức khỏe không tốt nhưng có thể được chẩn đoán, xác định nguyên nhân gây ra và chữa khỏi bởi chính người dân hoặc các thầy lang, thầy cúng được coi là “đau ốm”. Toàn bộ những biểu hiện sức khỏe không tốt, khi được khám, chẩn đoán, điều trị ở khu vực y học hiện đại dưới sự chỉ định của bác sĩ được gọi là “bệnh”.
Lấy khu vực chữa trị làm căn cứ phân chia khái niệm “ốm đau” và “bệnh tật”, có thể tạm rút ra những đặc điểm, sự khác biệt chính giữa hai khái niệm này (theo Bảng 2.1. ở trên) trên tất cả các phương diện: nguyên nhân gây ra (người dân hoặc thầy thuốc dân gian có thể xác định/ không thể xác định được), người chẩn đoán và chữa trị (y học dân gian hay y học hiện đại), nơi chữa trị (ở nhà/ bệnh viện), mức độ (nhẹ/ nặng) và thời gian chữa trị (nhanh chóng/ lâu ngày) cũng như loại thuốc chữa (thuốc nam/ thuốc tây).
Những khái niệm xa lạ
Trong các trường hợp trả lời bảng hỏi của chúng tôi, có 20 người trả lời hiện nay trong gia đình đang có người ốm, và họ chỉ diễn tả biểu hiện đau ốm của người bệnh gồm: “đau đầu”, “đau tay/ chân”, “đau ở ngực, khó thở”, “đau nhức xương khớp”, “đau lưng” và “quai bị”. 13 trong tổng số 20 trường hợp ốm ở trên có đến trạm xá/ bệnh viện và/ hoặc kết hợp với đi khám bà lang cho biết kết quả khám ở trạm xá/ bệnh viện đưa ra những tên căn bệnh cụ thể:
+ Người bệnh được mô tả “đau đầu” (chấp hua) bị bệnh “rối loạn tuần hoàn não”; + Người được mô tả “đau lưng” (chấp lăng) được chẩn đoán “gai đôi cột sống”;
+ Người bị “đau nhức xương khớp” được chẩn đoán “lupus ban đỏ”;
+ Người bị “đau ở ngực, khó thở” (chấp ấp) được chẩn đoán “bệnh tim”;…
Rõ ràng, đối với người dân, những khái niệm “bệnh rối loạn tuần hoàn não”, “lupus ban đỏ” hay “gai đôi cột sống” là hoàn toàn xa lạ.
Trong những trường hợp được hỏi ở trên, bà Thà13
có con gái đang học lớp 8 bị mắc bệnh lupus ban đỏ, phải điều trị theo phác đồ của bệnh viện Bạch Mai đã được gần một năm. Nhưng trước khi phải đi bệnh viện Bạch Mai để khám, chữa và được chẩn đoán “bệnh lupus ban đỏ”, thì ở nhà, con gái của bà đã được người thân trong gia đình, các bà lang vườn chẩn đoán khác rất nhiều so với chẩn đoán ở bệnh viện.
Bà mô tả biểu hiện đau của con gái mình rất giống đau khớp, đầu tiên đau đầu gối, sưng đỏ lên, sau đó ăn ra mặt hình con bướm. Lúc đó bà và cả gia đình cho rằng có thể con gái mình bị độc nước do đi học THCS ngoài Âu Lâu (xã Âu Lâu, huyện Trấn Yên) ở gần bờ sông Hồng, đồng thời bị đau khớp. Còn dân làng hàng xóm thấy có biểu hiện lạ ở trên mặt lại cho rằng có thể tổ tiên giận dỗi quở trách hoặc ma khác làm hại. Việc xác định đó đã dẫn tới cách chữa bằng thuốc nam và làm phù phép (“hèm”/ “nèm”).
Đến khi gia đình bà Thà đưa con gái đi bệnh viện tỉnh Yên Bái, chuyển viện về bệnh viện Bạch Mai và được các bác sĩ chẩn đoán, lần đầu tiên gia đình bà và toàn bộ người dân trong thôn mới biết tới tên căn bệnh này. Khái niệm “bệnh lupus ban đỏ” hoàn toàn mới mẻ và xa lạ với gia đình bà Thà cũng như người dân trong thôn, dù bà Thà đã trực tiếp nghe bác sĩ giải thích nhưng vẫn không nắm được chính xác cụ thể biểu hiện, quá trình phát triển của bệnh. Hiểu biết của bà về nguyên nhân gây bệnh cũng rất mơ hồ, bà chỉ đoán có một loại virus, vi khuẩn nào đó gây ra. Còn đối với người dân trong thôn, mặc dù căn bệnh này đã có một cái tên được bệnh viện định danh, nhưng bệnh của con gái bà Thà vẫn được coi là trường hợp kỳ lạ, có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, phức tạp mà ngay cả bác sĩ ở bệnh viện cũng không thể biết được.
Câu chuyện trên cho thấy sự “du nhập” một khái niệm về căn bệnh hoàn toàn xa lạ, mà người dân không có một ý niệm gì về biểu hiện, nguyên nhân gây bệnh này. Hơn thế
13 Chú thích: Theo cách gọi tên của người dân ở địa phương, toàn bộ các tên của người dân được sử dụng trong luận văn đều là tên gọi theo con hoặc theo cháu nội.
nữa, đây không chỉ là chuyện “du nhập” một cái tên căn bệnh mới mà còn hàm chứa những kiến thức xa lạ về nguyên nhân gây ra, sự tiến triển của bệnh, và khái niệm đó liên quan tới cả quá trình khám bằng các dụng cụ xét nghiệm hiện đại, cách chữa trị bằng chuyên môn y học. Quay trở lại khái niệm “ốm đau”, để có thể ghi nhớ được vào đầu tên gọi, biểu hiện, nguyên nhân của hiện tượng ốm nào đó, một cá nhân phải thẩm thấu được quá trình diễn giải, chia sẻ kiến thức trong một gia đình, hoặc cộng đồng. Tương tự, để biết được cách chữa trị ốm đau, cá nhân đó cũng phải học thông qua thực hành, quan sát các thành viên khác. Ngược lại, khi người ốm được bệnh viện khẳng định đã mắc một “căn bệnh” nào đó, quá trình chữa trị thay đổi theo một hướng hoàn toàn khác, từ chữa bằng cách thức truyền thống sang một hệ thống khám, chẩn đoán, chữa bằng thuốc Tây và các công cụ hỗ trợ hiện đại. Mà rõ ràng, khi đó, người dân không thể can thiệp vào quá trình chữa trị ấy, chỉ duy nhất có một đối tượng – thuộc một khu vực chữa trị khác – khu vực y học hiện đại có thể can thiệp được, đó là bác sĩ.