3.3.2 .Kiến thức về đau ốm
3.3.3. Điều kiện kinh tế
Điều kiện kinh tế hộ gia đình là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc tìm kiếm dịch vụ chăm sóc y tế. Đa phần người dân sẽ không chịu tới bệnh viện khi cảm thấy
23
Cụ thể: Với trường hợp “đau đầu” (crosstab các biến II.11.1. Nguyên nhân đau đầu và biến II.13.1. Cách chữa trị đau đầu), trong tổng số người trả lời bảng hỏi, 38 người cho biết có thành viên trong gia đình đã từng bị đau đầu trong thời gian gần đây. Việc lựa chọn chữa trị đau đầu ở khu vực y tế nào cũng có mối liên quan khá chặt chẽ (giá trị p = 0,050 khẳng định có ý nghĩa thống kê) với các nguyên nhân người dân đưa ra. Lựa chọn “trạm xá” để chữa đau đầu chiếm tỉ lệ cao nhất Khi không nắm được nguyên nhân tại sao đau đầu, người dân sẽ tìm tới khu vực chữa trị hiện đại là “trạm xá/ bệnh viện” để khám chữa (23,7%). Tức là khi không có kiến thức về loại đau ốm mà mình mắc phải, người bệnh buộc phải tìm tới một khu vực chữa trị nắm vững kiến thức về loại đau ốm đó hơn, và các khu vực đó nằm ngoài “y học thường thức” – tự chữa trị. Còn khi tự nhận biết được nguyên nhân đau đầu do yếu tố thời tiết, lao động hoặc di truyền, người dân sẽ tự lấy thuốc nam hoặc ra trạm xá (76,3%).
Khi bị “ho” (có 31 trong số 45 người trả lời bảng hỏi cho biết có người trong gia đình từng bị ho, crosstab II.11.13. Nguyên nhân gây ho và II.13.13. Cách chữa ho, giá trị p = 0,000), nếu biết nguyên nhân do thức ăn hoặc một loại ốm khác gây ra, người dân thường tự lấy thuốc nam hoặc tự mua thuốc Tây (25,9%), khi bị ho do thời tiết hoặc do một loại đau ốm khác gây ra, người dân thường tới trạm xá (67,7%), và khi do thế lực siêu nhiên gây ra, người dân tìm tới thầy cúng (6,5%).
Khi bị “đau cổ” (có 18 trong số 45 người trả lời bảng hỏi cho biết có thành viên trong gia đình đã bị đau cổ trong thời gian gần đây, crosstab II.11.2. Nguyên nhân gây đau cổ và II.13.2. Cách chữa đau cổ, giá trị p = 0,008 cho thấy có ý nghĩa thống kê), khi biết nguyên nhân do thời tiết, loại ốm khác gây ra hoặc do lao động, người dân tự lấy thuốc hoặc tới trạm xá (83,3%). Nếu không dự đoán được nguyên nhân gây ra đau cổ, người bệnh tới trạm xá và bệnh viện để khám chữa (16,7%).
Tương tự, việc chạy tương quan chéo giữa biến nguyên nhân và cách chữa trị các biểu hiện “đau vai” (p=0,007) và đau bụng (p = 0,001), buồn nôn (p = 0,031) cũng cho thấy có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê.
mình vẫn có thể tự chữa trị hoặc sử dụng y học dân gian hay ma thuật. Nỗi lo lắng về chi phí tốn kém khi phải mua thuốc Tây cũng là nguyên nhân khiến nhiều người muốn chữa bằng thuốc nam hơn.
Uống thuốc Tây nhiều vừa tốn tiền lại vừa hại. Cái gì không tự tay lấy được thì nhờ anh em, hàng xóm chỉ cho, ai biết thuốc gì thì cứ bảo nhau để đỡ mất tiền mua.
Phỏng vấn chị Lợi, ngày 19 tháng 2 năm 2012.
Về nguyên tắc, toàn bộ người dân tộc thiểu số trong xã Kiên Thành được cấp phát thuốc miễn phí khi khám chữa bệnh tại trạm y tế xã nhưng vẫn có nhiều người lo lắng khi đi khám phải mua thêm thuốc. Trong xã có nhiều lời bàn tán khác nhau về chất lượng thuốc của trạm xá không tốt, lâu khỏi, phải mua thuốc ở hiệu bên ngoài mới khỏi ốm. Chi phí mua thuốc ở các hiệu thuốc tư nhân trong xã hoặc ở trạm y tế được cho là đắt so với thu nhập của người dân ở đây.
Trong một lần đi chợ, chúng tôi quan sát thấy một phụ nữ người Tày dắt theo đứa con đi chợ xã Kiên Thành. Sau khi mua bán hàng thiết yếu cho gia đình xong, chị dắt đứa bé sang hiệu thuốc Tây đối diện chợ. Đứa bé đang bị sốt nên chị muốn mua thuốc Tây về để hạ sốt cho con. Và đề phòng trường hợp người khác trong gia đình có thể bị ốm, chị muốn mua thêm ít thuốc về dự phòng nhưng khi nghe người bán hàng nói giá thuốc, chị lưỡng lự và quyết định chỉ mua thuốc về chữa cho đứa bé đang sốt, sẽ “tìm cách khác” nếu ai đó trong gia đình bị ốm.
Trong khi đó, việc đi khám chữa ở bệnh viện lại hiếm hoi hơn rất nhiều. Dường như người dân chỉ tới bệnh viện khi không còn lựa chọn nào khác khả thi hơn bởi chi phí chữa trị ở bệnh viện quá lớn so với khả năng chi trả của họ. Thu nhập trung bình trên đầu người ở đây được tính vào khoảng 8,2 triệu đồng/ năm, chỉ trên mức tính cận nghèo hiện nay một chút24. Nhìn chung, khoản thu từ các nguồn lâm, nông sản này chỉ đủ đảm bảo mức sống căn bản cho người dân. Bất kỳ một chi phí chữa trị hoặc chăm sóc sức khỏe nào ở bệnh viện huyện/ tỉnh cũng vượt quá khả năng chi trả bằng tiền mặt của người dân.
24
Theo quy định của Nhà nước tại Quyết định 09/2011/QĐ-TTg Về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015, chuẩn nghèo ở nông thôn là mức từ 4.800.000 đồng/ người/ năm trở xuống. Chuẩn cận nghèo vào khoảng 6.250.000 đồng/ người/ năm.
Họ thường phải vay mượn hoặc bán sản vật mới đủ tiền chi trả cho các khoản chữa ở khu vực y tế hiện đại. Các gia đình nghèo không dám đến khám ở các bệnh viện, nơi có nhiều bác sĩ giỏi và trang thiết bị y tế hiện đại. Trong những tình huống bắt buộc như bệnh tình hết sức nghiêm trọng, tai nạn thương tích nặng nề hoặc không thể tiếp tục duy trì cách chữa bằng y học dân gian nữa họ mới tìm tới bệnh viện. Nhiều người dân hiểu được chất lượng dịch vụ y tế ở các tuyến huyện/ tỉnh/trung ương hoặc các phòng khám tư nhân ở tỉnh tốt hơn nhưng họ không có đủ nguồn lực tài chính để tiếp cận các dịch vụ y tế chất lượng cao.