Tự chữa trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức về đau ốm và sự lựa chọn cách chữa trị của người tày ở nông thôn miền núi tỉnh yên bái (nghiên cứu trường hợp xã kiên thành, huyện trấn yên) (Trang 72 - 74)

CHƢƠNG 3 : LỰA CHỌN PHƢƠNG THỨC CHỮA TRỊ

3.1. Lựa chọn phƣơng thức chữa trị

3.1.1. Tự chữa trị

Như ở chương trước chúng tôi đã trình bày, người Tày ở Kiên Thành còn giữ được cách thức chăm sóc sức khỏe truyền thống, các dấu hiệu nhận biết về một hiện tượng ốm đau. Mặc dù hầu như chỉ có các bà lang mới nắm bắt được kiến thức này một cách hệ thống, nhưng về mặt bằng chung, đa số mọi người vẫn biết được những phương thuốc nam đơn giản. Nhờ điều kiện thuận lợi là khu vực cư trú gần rừng và đặc thù công việc

thường xuyên phải lên rừng tìm kiếm lâm thổ sản hoặc phát tỉa cây trồng nên người dân dễ dàng tiếp xúc, ghi nhớ và tìm kiếm các loại cây thuốc để duy trì vốn kiến thức về thuốc sẵn có.

Số liệu điều tra bảng hỏi cho thấy 68,9% số người được hỏi trả lời “biết và thường lấy một số loại thuốc nam đơn giản”, chỉ có khoảng 30% khẳng định mình không biết nên không tự hái thuốc nam.

Mặt khác, công tác tuyên truyền thông tin chăm sóc sức khỏe của lực lượng cán bộ y tế thôn bản, cán bộ y tế ở trạm xá xã Kiên Thành cũng như tiếp cận nhiều kênh thông tin khác nhau (đài, báo, ti vi…) cũng giúp một số người dân nhận biết và có thể tự mua được các loại thuốc Tây chữa những triệu chứng đau ốm thường gặp như nhức đầu sổ mũi (đăng vắt), sốt (nao ổm).

Vì vậy, rất nhiều người dân tự chữa trị cho mình khi gặp các biểu hiện đau ốm nhẹ. Ở đây, tự chữa trị được hiểu bao gồm cả các hành vi chữa trị bằng thuốc nam và mua thuốc Tây về uống. Người dân ưa chuộng việc dùng thuốc nam hay là tìm uống thuốc Tây tùy thuộc vào triệu chứng đau ốm mà họ mắc phải. Theo điều tra bảng hỏi, khi đặt câu hỏi về “những hiện tượng đau ốm mà người trả lời và gia đình đã mắc phải trong thời gian 1 năm trở lại đây và cách lựa chọn chữa trị tương ứng”, thì chúng tôi nhận thấy người dân thường lấy tự chữa trị bằng thuốc nam nhiều nhất khi gặp các hiện tượng: Đau lưng (chấp lăng); Đau bụng đi ngoài (chấp pảng); Đau răng và lở miệng (chấp táp); Đau mắt (chấp ha);Nhức đầu sổ mũi (đăng vắt)21

. Trong những ngày điền dã ở Kiên Thành, chúng tôi thường chứng kiến nhiều trường hợp tự chữa trị những biểu hiện nêu trên.

Người dân tự chữa những triệu chứng đau ốm nhẹ như một thói quen từ lâu đã ăn sâu vào nếp sống của mình. Đôi khi, họ cũng không lo lắng gì về những nguy hại tiềm tàng nếu tự chữa trị mà thiếu các xét nghiệm hoặc phòng tránh y tế cần thiết. Những trường hợp tai nạn lao động không nghiêm trọng như va vấp phải dao, cuốc…gây chảy

21 Chúng tôi xếp loại các hiện tượng được đau ốm được tự chữa trị bằng thuốc nam nhiều nhất dựa trên việc sắp xếp tỉ lệ lựa chọn các phương án: “Tự lấy thuốc nam, mua thuốc tây, trạm xá, bệnh viện, bà lang, thầy cúng, làm hèm” trong câu hỏi II.13. trong bảng hỏi ở phần Phụ lục.

máu không khiến người dân lo ngại về nguy cơ nhiềm trùng máu hay mắc uốn ván mặc dù số người trưởng thành ở Kiên Thành được tiêm phòng uốn ván từ khi còn nhỏ không nhiều.

Vào một ngày thời tiết rất lạnh, cậu bé tên Phong được thầy giáo đưa về nhà vì trong lúc chạy nhảy trên sân trường, cậu bé đã đạp trúng một cây đinh gỉ găm trong khúc gỗ. Bố mẹ Phong đưa con vào bếp, tìm miếng gừng nướng thật nóng để đắp và “thổi22” vào chỗ đau. Tôi lo ngại chiếc đinh đã gỉ có thể gây nhiễm trùng nặng, hơn nữa vết đâm rất sâu trong thời tiết lạnh có thể khiến Phong không đi lại được và gợi ý cần phải ra trạm xá sát trùng. Bố mẹ Phong nói lại với tôi rằng không phải lo lắng gì về việc đó, anh chị vẫn thường chữa khỏi những vết thương nhỏ bằng cách “thổi” cầm máu đồng thời đắp gừng hoặc loại lá khác. Họ đánh giá việc thường xuyên đi khám ở trạm xá là làm “quan trọng hóa vấn đề”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức về đau ốm và sự lựa chọn cách chữa trị của người tày ở nông thôn miền núi tỉnh yên bái (nghiên cứu trường hợp xã kiên thành, huyện trấn yên) (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)