Tìm đến khu vự cy học dân gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức về đau ốm và sự lựa chọn cách chữa trị của người tày ở nông thôn miền núi tỉnh yên bái (nghiên cứu trường hợp xã kiên thành, huyện trấn yên) (Trang 74 - 80)

CHƢƠNG 3 : LỰA CHỌN PHƢƠNG THỨC CHỮA TRỊ

3.1. Lựa chọn phƣơng thức chữa trị

3.1.2. Tìm đến khu vự cy học dân gian

Khu vực y học dân gian có sự hiện diện của: bà lang, thầy cúng và người biết phù phép chữa bệnh (“hèm”). Về việc làm phù phép chữa bệnh, ngoài thầy cúng có khả năng phù phép chữa trị cho người khác, có một số người biết làm “hèm” chữa bệnh nhưng không biết cúng. Đôi khi cũng có một số bà lang biết làm “hèm”.

Có thể xảy ra hoán đổi hoặc kết hợp giữa hình thức chữa trị bằng thuốc nam và hình thức chữa trị bằng ma thuật. Xảy ra hoán đổi từ chữa trị bằng thuốc nam sang chữa bằng ma thuật khi người nhà bệnh nhân và bà lang nhận ra các dấu hiệu người bệnh bị ma làm hại trong quá trình tìm thuốc hoặc uống thuốc. Khi không thể chữa bằng thuốc nam, bà lang sẽ chỉ cho người bệnh biết để tìm tới thầy cúng. Đối với một số triệu chứng, người bệnh có thể được chữa bằng cả thuốc nam và ma thuật.

Thói quen dùng thuốc nam và sự hoài nghi về hiệu năng của thuốc Tây

Nhờ có kiến thức và điều kiện thường xuyên tiếp xúc với các loại lá thuốc, người dân có thói quen dùng thuốc nam mỗi khi ốm đau. Khi không thể tự chữa trị, người dân

22

tìm đến sự hỗ trợ của các bà lang. Kết quả điều tra bảng hỏi cho thấy 73,3% số người được hỏi cho rằng nên dùng thuốc nam của các bà lang nếu như không tự lấy thuốc nam được. Có 57,8% người cho biết thường xuyên tìm tới bà lang để bốc thuốc mỗi khi ốm; 31,1% trả lời thi thoảng bốc thuốc của các bà lang, và 11,1% không dùng thuốc nam của bà lang.

Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ người Tày ở Kiên Thành sử dụng thuốc nam của các bà lang

Nguồn: Nguyễn Thu Quỳnh, Điều tra bảng hỏi, tháng 02/ 2012.

Giữa các nhóm tuổi có quan niệm khác nhau về các dùng thuốc. Kết quả phỏng vấn và quá trình quan sát cho thấy, nhóm người trẻ không quan tâm nhiều đến các loại thuốc nam, thậm chí không biết tên những cây thuốc đơn giản. Trong khi đó nhóm người trung tuổi và cao tuổi ưa dùng thuốc nam hơn.

Khi được hỏi “tại sao nên dùng thuốc nam?”, các lý do người dân đưa ra là “dùng do thói quen”, “mát cho cơ thể”, “nguồn thuốc sẵn có”, “giá rẻ”, “không có tác dụng phụ”, và do “một số bệnh chỉ có thể chữa bằng thuốc nam”.

Các bà lang cho biết rằng, thuốc nam luôn điều hòa cơ thể sao cho không bị quá nóng hoặc quá lạnh. Mỗi cách thức chế biến và uống thuốc đều phải tính đến yếu tố này và người bệnh phải tuân thủ nghiêm khắc những kiêng kị cần thiết để đảm bảo cơ thể không bị mất cân bằng. Ví dụ: Các thao tác chế biến thuốc chữa “tiền bối hậu bối” phải

tránh ánh nắng trực tiếp. Bởi đây là căn bệnh do chất của cơ thể tự phát ra, cơ thể quá “nóng”, thuốc phải mang tính “lạnh” để cân bằng với cái nóng trong người bệnh nhân.

Cùng với niềm tin rằng thuốc nam có những điểm ưu việt trong chăm sóc sức khỏe như trên, người dân cho rằng các loại thuốc Tây có những tác dụng phụ cho cơ thể con người, thậm chí có những tác động lâu dài không lường trước được. Trong tư duy của người dân, thuốc Tây là những loại thuốc mới, có thể mang nhiều yếu tố ngoại lai, không hợp với thể trạng của người địa phương đã quen dùng thuốc nam.

Biểu đồ 3.2. Quan niệm của người dân về tác dụng phụ của thuốc Tây

Nguồn: Nguyễn Thu Quỳnh, Điều tra bảng hỏi, tháng 2/ 2012.

70% số người trả lời bảng hỏi cho rằng thuốc Tây có tác dụng phụ đối với sức khỏe con người. Trong số những người cho rằng thuốc Tây có tác dụng phụ, 24,4% ytin rằng thuốc Tây có thể gây dị ứng, 22,2% cho rằng thuốc Tây gây mệt mỏi, 13,3% người dân tin rằng uống thuốc Tây nhanh bị “nhờn thuốc”, 6,7% cho rằng thuốc Tây khiến cơ thể bị “nóng trong”, số còn lại tin rằng thuốc Tây có một tác dụng không tốt nào đó nhưng không hiểu rõ ràng lắm. Sự hoài nghi ấy tuy không gây ra một hiệu ứng tẩy chay tất cả các loại thuốc Tây nhưng đủ để khiến họ không chọn thuốc Tây trong những trường hợp có thể dùng thuốc nam.

Nhiều bệnh chỉ nên uống thuốc nam chứ thuốc Tây gây hại người, ví dụ như bị thận đi bệnh viện chắc chắn phải mổ nhưng thuốc Nam sẽ làm sỏi tan ra, như thế vừa không hại sức khỏe vừa không mất tiền.

Phỏng vấn chị Lợi, ngày 19 tháng 2 năm 2012.

Trường hợp của trạm trưởng trạm y tế xã Kiên Thành là một trong những ví dụ điển hình của việc lựa chọn sử dụng thuốc nam thay vì chọn thuốc Tây để chữa trị. Ông Chúc là trạm trưởng trạm y tế xã Kiên Thành, có hai người con gái và con dâu đều học y sĩ, y tá. Mặc dù được đào tạo về y học hiện đại, thực hành điều trị bệnh tật cho người dân bằng thuốc Tây thường xuyên nhưng ông luôn tin dùng thuốc nam. Tuy không hoài nghi về công dụng của thuốc Tây nhưng ông tin rằng những kiến thức về thuốc được tổ tiên truyền lại chắc chắn có những công hiệu đặc biệt trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe. Bằng kiến thức về Tây y, ông cũng hiểu được nhiều loại thuốc Tây có tác động tới hệ tiêu hóa cũng như tác dụng phụ khác. Do vậy, khi con gái của mình bị sỏi bàng quang, ông đã quyết định đưa cô về điều trị bằng thuốc nam.

Những loại ốm chỉ có thể chữa bằng ma thuật

Trong nhiều trường hợp, khu vực y học dân gian là lựa chọn bắt buộc của người dân. Bởi vì có nhiều loại đau ốm không sinh ra từ những nguyên nhân nhìn thấy được mà từ những yếu tố siêu nhiên. Những người bị ma làm không thể chữa khỏi bằng thuốc nam hoặc thuốc Tây. Những dấu hiệu nhận biết về từng loại ma làm hại sẽ giúp bệnh nhân và gia đình suy đoán ra và nhanh chóng tìm đến thầy cúng để chữa trị. Nếu bệnh nhân tìm đến thầy lang, các bà lang cũng sẽ nhận ra dấu hiệu bất thường khi lấy thuốc cho người bị ma làm.

Có mấy người tìm đến tôi xin chữa nhưng không phải có bệnh thật, mà do ma làm. Ví dụ như anh Công ở thôn Đồng Soong có biểu hiện bệnh gan. Tôi đi tìm thuốc, nhưng khi bóc 3 cây thuốc thấy hiện tượng rất lạ: cả ba cây đều bị sâu ăn rỗng ở giữa, 2 đầu vẫn lành nguyên. Tôi mới quay trở về báo với anh Công là ma làm, thuốc của tôi không thể chữa được. Trường hợp chị Kim đến nhờ tôi lấy thuốc nhưng tìm ba ngày không được cây nào, tìm được duy nhất một cây thì thấy nó đã chết khô. Lúc đó tôi nhắn chị Kim là tìm thầy cúng, tôi không thể

lấy được thuốc. Nếu bị ma làm thì đi tìm thuốc thấy có biểu hiện lạ sẽ biết ngay. Hoặc tìm thấy thuốc nhưng chữa cho người ta mãi không khỏi.

Phỏng vấn bà Liễu, ngày 23 tháng 2 năm 2012.

Mất vía (khoăn)

Trừ những loại ma gây chết người như phi pá, gây tai nạn như cắng quải, thần mộc,

những loại ma còn lại đều gây ốm cho con người bằng cách bắt một vía của người bệnh. Thầy cúng sẽ làm then để thương lượng với con ma trả lại vía cho người bệnh. Hình thức thương lượng của thầy cúng có thể là dâng lễ vật bồi thường hoặc gây áp lực buộc ma làm hại phải buông tha vía của người bệnh.

Ông Tuyến, thầy cúng trong làng kể rằng, ca bệnh điên của cô Tự được ông chữa khỏi là do ma yêu tinh ở cây si làm hại. Nhưng để phát hiện ra chân tướng loại ma làm hại trong trường hợp của cô Tự là rất khó. Thông thường ma yêu tinh khiến con người phát điên, chỉ có ma long vương mới bắt bệnh nhân lội nước. Nhưng cô Tự bị điên trong nhiều ngày đều chỉ tìm xuống nước để tắm. Khi ông nhập đồng, mới biết được chính xác là ma yêu tinh, con ma này bắt cô Tự tắm vì lý do trước đó người nhà cô Tự đổ nhiều nước tiểu lên đầu cô để trừ ma. Nguyên nhân ma yêu tinh hại cô Tự vì nhà cô này đã chặt cây si lớn trước cửa nhà khiến yêu tinh mất nơi trú ngụ. Ông Tuyến đã chuẩn bị mâm cúng “bồi thường”, để con ma trả lại vía cho cô Tự. Ông cho biết, sau khi được trả vía, cô Tự dần dần trở lại khỏe mạnh bình thường.

Những bệnh nhân ốm do ma làm khi được thầy cúng chữa khỏi thường nhận ông thầy cúng làm cha nuôi để nương nhờ sức mạnh trừ ma, trừ tà của ông. Ông Tuyến cho biết ông có khoảng hơn năm mươi người bị ma làm hại được ông chữa đã nhận ông làm cha nuôi. Những người con nuôi này không có nhiều nghĩa vụ gì với ông thầy cúng, mà chỉ đến thăm ông thầy cúng vào những dịp lễ lớn trong năm để nhờ ông tiếp tục coi sóc vía của mình, đảm bảo vía không bị ma xấu bắt đi.

Bên cạnh nguyên nhân mất vía do ma bắt, con người có thể bị mất vía khi trải qua một sự sợ hãi đột ngột. Không gian xảy ra mất vía thường ở những nơi vắng vẻ, hoang vu như trong rừng, suối. Ví dụ như đang đi rừng, đi suối bị trượt chân ngã, bất chợt giật mình khi nhìn thấy một con vật lạ…Trẻ con dễ mất vía hơn người lớn.

Con gái tôi đi tắm thác nước, bị bạn bè trêu gạt xuống thác, về nhà cứ sốt, ốm vơ vẩn cả tháng hè, uống thuốc gì cũng không khỏi hẳn. Tôi nhờ ông Tuyến đi tìm gọi vía thì khỏi luôn. Thủ tục đi tìm vía ở ngoài suối không phức tạp lắm. Ông mang theo một bùi nhùi lửa với cái rổ đựng quả trứng và nắm xôi để xúc vía ở dưới suối (khi giật mình, vía sẽ bị chìm xuống suối) và khấn là: “Ông hoàng bá long vương, giữ con vía, van con cháu tôi, giờ tôi xin con cháu tôi về, rồi tôi sẽ trả công cho người”. Khấn xong ông cầm rổ cứ xúc đi vài lượt để lấy vía về. Sau khi tìm được vía về, con gái tôi uống thuốc mới thấy khỏi hẳn ốm.

Phỏng vấn cô Tặng, ngày 05 tháng 3 năm 2012.

Con chị Tâm mới được 45 ngày tuổi, một hôm chị và chồng đưa con đi chơi cách nhà vài km. Đến buổi tối đứa trẻ khóc rất dữ dội, và chỉ ngủ được những giấc ngắn rồi lại tỉnh và khóc. Vợ chồng chị Tâm rất lo lắng và đi hỏi ý kiến của ông chú ruột, ông chú cho rằng hai vợ chồng đưa con đi chơi xa đã làm đứa bé bị mất vía. Để chữa khỏi phải làm ma thuật gọi vía về. Tối hôm sau ông sang nhà chị Tâm, mang theo một con dao nhọn. Ông nung con dao nhọn đỏ rực trên bếp lửa và thả vào chậu nước rồi nhấc đứa trẻ lên hơ qua chậu nước. Trong lúc hơ đứa trẻ lên chậu nước, ông đọc lẩm nhẩm một lời thần chú có đại ý “hồn xiêu phách lạc ở đâu thì về”. Ông cho biết, có thể xông cho đứa trẻ bằng muối và hạt cải, cho muối và hạt cải vào chậu than để nổ kỹ và xông đứa trẻ lên đó. Quan trọng nhất, khi làm phải đọc lời thần chú và có những cử chỉ làm phép một cách thật bí mật chỉ một mình ông biết.

Thổi “hèm/nèm”

Đối với một số loại ốm đau, người ta có thể chữa bằng cách kết hợp đắp, uống thuốc nam cùng với “thổi”. Thường hay làm hèm với những triệu chứng như: quai bị, mụn bọc, vết thương ngoài da, đau mắt, …cách chữa này hiện nay vẫn còn rất phổ biến.

Trong năm nay tôi đã thổi cho hơn 30 người mắc quai bị. Tôi thổi bằng cách nhai miếng gừng, niệm thần chú vào con dao, sau đó đặt con dao vào chỗ đau rồi đắp miếng gừng lên. Mỗi ngày thổi như vậy 2 lần, trong 3 - 4 ngày thì khỏi.

Phỏng vấn ông Dội, ngày 15 tháng 2 năm 2012.

Trong một số trường hợp hi hữu, có thể làm hèm thổi cho sản phụ dễ đẻ. Nhưng hiện nay cách làm hèm cho sản phụ dễ đẻ không còn được áp dụng nữa vì tất cả các sản

phụ đều sinh đẻ ở trạm y tế xã, nơi chỉ có bác sĩ, hộ sinh mới được can thiệp. Bà lang Liễu cho biết, trước khi có trạm xá, bà vẫn làm hèm cho các con gái, con dâu của mình dễ đẻ. Lời hèm dịch sang tiếng Kinh:

Bắc cầu tấm ván quan sông Mở cửa cho con nhà tông ra với Ra ăn cơm với bá

Ra ăn cá với dì Úm khất”

Ngoài những lời phù chú chữa bệnh, cũng có lời phù chú gây ốm cho người khác (những người biết sử dụng ma thuật cho biết không có một ai cố ý tạo ma thuật gây hại người mà chỉ là rủi ro trong lúc luyện tập các loại hèm có thể “thả” hèm trúng người khác đi ngang qua). Nếu không may, ai đó bị trúng ma thuật gây hại thì phải đi tìm người biết ma thuật để chữa hoặc chỉ có thể đắp nghệ đen, chỉ có hai cách này mới chữa khỏi ốm do trúng hèm.

Như vậy, cách chữa trị bằng thuốc nam hay ma thuật còn rất phổ biến. Tuy nhiên, từ thông tin về bảng hỏi, có thể thấy được sự phân hóa các nhóm người khác nhau có niềm tin vào thuốc nam và các phương thức ma thuật có thể chữa khỏi bệnh. Trước câu hỏi III.18. “Theo ông/ bà, cúng có góp phần làm khỏi ốm đau trong một số trường hợp không?”, có 46,7%số người trả lời “có”, 37,8% trả lời “không” và 15,6% trả lời “không biết/ KTL”. Kết quả phỏng vấn còn cho thấy một số người mỉa mai cách chữa bệnh bằng ma thuật và cho biết rằng họ chỉ tới trạm xá hoặc bệnh viện khi ốm đau. Vậy những ai sẽ thường tới khám ở khu vực y học hiện đại? và người dân chọn khu vực này vào những thời điểm, hoàn cảnh nào?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức về đau ốm và sự lựa chọn cách chữa trị của người tày ở nông thôn miền núi tỉnh yên bái (nghiên cứu trường hợp xã kiên thành, huyện trấn yên) (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)