Một số khái niệm có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực tiếp cận dịch vụ công của phụ nữ dân tộc bru vân kiều nghiên cứu trường hợp tỉnh quảng bình (Trang 32 - 38)

CHƯƠNG I CƠ Sở Lý LUậN Và THựC TIễN

A. CƠ Sở Lý LUậN

1.2. Một số khái niệm có liên quan

Để thống nhất một cách hiểu chung cho các khái niệm sử dụng trong luận văn, phần này tác giả sẽ giải thích các khái niệm mà luận văn sử dụng bao gồm: Khái niệm Dịch vụ công, Tiếp cận, Phân biệt giữa tiếp cận và sử dụng nguồn, Kiểm soát nguồn lực, Phân công lao động, Giới, Khoảng cách giới, Thiếu nhận thức giới.

Dịch vụ công

Theo Ông Mel Blunt, Cố vấn trưởng về kỹ thuật thuộc Dự án Hỗ trợ cải cách hành chính Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) cho biết, theo quan niệm quốc tế, dịch vụ công là những dịch vụ có tính chất công cộng mà Nhà nước có trách nhiệm tổ chức cung cấp để phục vụ cho nhu cầu chung cần thiết cho cuộc sống cộng đồng, đảm bảo an toàn xã hội và không vì mục tiêu lợi nhuận. Trách nhiệm chính của việc cung cấp dịch vụ công thuộc về Nhà nước, nhưng việc cung cấp dịch vụ có thể do Nhà nước trực tiếp làm hoặc do các đối tác xã hội làm trong khuôn khổ pháp luật dưới sự giám sát, quản lý của Nhà nước[26].

Hiện nay, khái niệm cũng như nội hàm của thuật ngữ dịch vụ công ở nước ta vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã quy định vấn đề dịch vụ công trong chức năng, nhiệm vụ của các cơ

quan trong bộ máy hành chính nhà nước, như Luật Tổ chức Chính phủ 2001, Điều 8 ghi các nhiệm vụ của Chính phủ mục 4 viết:

“Thống nhất quản lý việc xây dựng, phát triển kinh tế quốc dân, phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ, các dịch vụ công..”;

hoặc Điều 22 viết:

“Bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực ”. Nghị định 86/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của bộ, cơ quan ngang bộ quy định tại Điều 9 về quản lý nhà nước các tổ chức thực hiện dịch vụ công thuộc ngành lĩnh vực.

Như vậy có thể khẳng định, dịch vụ công là một hoạt động thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của bộ máy hành chính nhà nước.Nói chung, mặc dù có nhiều cách tiếp cận khái niệm, thuật ngữ dịch vụ công dưới các góc độ khác nhau, nhưng về cơ bản đều thống nhất tương đối ở các đặc điểm sau của dịch vụ công:

- Là một loại dịch vụ do Nhà nước (cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước) trực tiếp thực hiện hoặc uỷ quyền cho các tổ chức, đơn vị ngoài Nhà nước thực hiện dưới sự giám sát của Nhà nước;

- Nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, nhân dân (những nhu cầu tối thiểu, thiết yếu);

- Nhà nước là người chịu trách nhiệm đến cùng trước nhân dân, xã hội về chất lượng dịch vụ cũng như số lượng dịch vụ. Trách nhiệm ở đây

thể hiện qua việc hoạch định chính sách, thể chế pháp luật, quy định tiêu chuẩn chất lượng, thanh tra kiểm tra giám sát việc thực hiện v.v; - Không nhằm mục tiêu lợi nhuận và;

- Đối tượng thụ hưởng Dịch vụ công không trực tiếp trả tiền (đã trả qua hình thức thuế), tuy nhiên có những trường hợp phải trả lệ phí theo quy định chặt chẽ của pháp luật;

Vậy có thể hiểu một cách khái quát: Dịch vụ công là những dịch vụ do Nhà nước chịu trách nhiệm, phục vụ các nhu cầu cơ bản, thiết yếu chung của người dân không vì mục tiêu lợi nhuận.

Theo đó thì, Khuyến nông hay Y tế cũng là những dịch vụ công mà chính phủ thiết lập để phục vụ các nhu cầu cơ bản, thiết yếu của nông dân nói riêng và người dân nói chung.

Tiếp cận

Là khi một cá nhân có thể sử dụng (tiếp cận) một nguồn lực nào đó, nhưng không có quyền kiểm soát và do vậy, không thể quyết định việc việc sử dụng nguồn lực đó[36]. Nói cách khác, tiếp cận là nói đến khả năng sử dụng các nguồn lực. Kiểm soát là nói đến quyền quyết định và quản lý việc sử dụng các nguồn. Ví dụ, thuê đất để canh tác, hoặc có cơ hội tiếp cận, tham gia vào chương trình nghị sự.

Sử dụng các nguồn

Là khi một cá nhân có thể sử dụng một nguồn lực nào đó, nhưng không được quyền quản lý nguồn lực đó. Ví dụ, thuê đất để canh tác, hoặc có cơ hội tiếp cận, phụ nữ được tham gia vào chương trình tập huấn khuyến nông, chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản[36].

Là quá trình tăng cơ hội của phụ nữ và nam giới trong việc tự kiểm soát cuộc sống của họ. Tạo quyền cho phụ nữ hoặc nam giới thường bao gồm các nội dung tăng cường năng lực tham gia của phụ nữ hoặc nam giới trong việc phản ánh nguyện vọng của họ, đưa các vấn đề họ quan tâm vào chương trình nghị sự, thương thuyết, ra quyết định và khắc phục các hủ tục và định kiến mà lịch sử để lại[36].

Kiểm soát (quản lý) nguồn lực

Là khi cá nhân có thể tiếp cận, sử dụng và quyết định việc sử dụng nguồn lực[36]. Ví dụ có quyền sử dụng hoặc cho thuê đất; có quyền kiểm soát và quyết định các vấn đề thảo luận trong chương trình nghị sự.

Giới

Là một phạm trù chỉ vai trò và mối quan hệ giữa nam giới và phụ nữ. Nói đến mối quan hệ giới là nói đến cách thức phân định xã hội giữa nam giới và phụ nữ, liên quan đến hàng loạt vấn đề thuộc về thể chế và xã hội chứ không phải là mối quan hệ cá biệt giữa một nam giới hay một phụ nữ nào đó.

Các đặc điểm giới không tự nhiên sinh ra và không phải là đặc điểm sinh học. Chẳng hạn phụ nữ thường nhường nhịn, hy sinh, đức tính này không phải là bẩm sinh mà hình thành dần bởi môi trường sống (gia đình, xã hội)[36].

Bình đẳng giới

Là tình trạng (điều kiện sống, sinh hoạt, làm việc...) mà trong đó phụ nữ và nam giới được hưởng vị trí như nhau, họ có cơ hội bình đẳng để tiếp cận, sử dụng các nguồn lực để mang lại lợi ích cho mình, phát hiện và phát triển tiềm năng của mỗi giới nhằm cống hiến cho sự phát triển của quốc gia và được hưởng lợi từ sự phát triển đó[36].

Công bằng giới

Có nghĩa là không thiên vị đối với nam giới hoặc phụ nữ. Để đảm bảo tính công bằng (không thiên vị)thường phải có những biện pháp đền bù cho những thiệt thòi do lịch sử để lại hoặc do các điều kiện xã hội gây ra cho phụ nữ (hoặc nam giới), khiến cho họ không thể có điều kiện và cơ hội ngang bằng với giới còn lại. Công bằng có thể hiểu như là phương tiện, còn bình đằng là mục đích. Công bằng dẫn tới bình đẳng[36].

Phân công lao động theo giới

Là sự phân công các nhiệm vụ và trách nhiệm khác nhau giữa nam và nữ. Sự phân công này là do dạy dỗ mà thành, được mọi thành viên của từng cộng đồng, xã hội nắm vững. Vai trò 3 mặt còn gọi là gánh nặng 3 vai của phụ nữ. Công việc sản xuất (sản xuất lương thực, dịch vụ để tiêu dùng trong gia đình hoặc tạo thu nhập), công việc tái sản xuất (sinh con, chăm sóc con cái, làm nội trợ, chăm lo cuộc sống gia đình), và công việc cộng đồng[36].

Khoảng cách giới

Là sự khác biệt hoặc bất bình đẳng giữa trẻ em gái và trẻ em trai, giữa nam và nữ trong một trường hợp cụ thể, định lượng, liên quan đến các điều kiện, sự tiếp cận và thụ hưởng nguồn lực[36]. Ví dụ: tình hình tiếp cận dịch vụ y tế của phụ nữ và nam giới, tỉ lệ học sinh nam và nữ bỏ học.

Định kiến giới

Là tập hợp các đặc điểm mà một nhóm người, cộng đồng cụ thể coi là thuộc tính của phụ nữ hoặc nam giới (ví dụ: nội trợ không phải là việc của đàn ông).Các định kiến giới thường là không đúng (không phản ánh đúngkhả năng thực tế của từng người) và thường giới hạn những gì mà xã hội cho phép hoặc mong đợi các cá nhân thực hiện[36].

Định kiến giới thường gắn liền với thái độ, niềm tin và thướng là yếu tố quan trọng duy trì khuôn mẫu giới. Định kiến giới được biểu hiện dưới nhiều “hình thức thể hiện khác nhau”: trong ngôn ngữ, lời nói hàng ngày, trong nhận định, đánh giá cán bộ, trong chính sách cán bộ, trong quan hệ giữa hai giới trong gia đình và xã hội, thậm chí định kiến giới được thể hiện “rất đa dạng và phong phú” trong nội dung của phim ảnh, vô tuyến truyền hình, sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy của thầy cô giáo, phân công lao động của bố mẹ cho con trai và con gái, phân công lao động xã hội...từ đó hình thành “việc đàn ông”, việc “đàn bà”; “nghề con trai”, “nghề con gái”... Một trong những ví dụ về định kiến khá phổ biến trong xã hội là cho rằng phụ nữ không thích hợp với những công việc đói hỏi sự hiểu biết về khoa học kỹ thuật. Đây chính là một trong những biểu hiện khá phổ biến hầu hết tại các vùng nông thôn nước ta dẫn đến việc hạn chế sự tham gia của phụ nữ vào các lớp tập huấn kỹ thuật khuyến nông như trồng điều, trồng tiêu, nuôi gà thả vườn, kỹ thuật canh tác trên đất dốc...trong các dự án thực hiện tại các địa phương (tỷ lệ phụ nữ tham gia các lớp tập huấn chỉ đạt từ 10-15%).

Những định kiến như vậy lâu dần có thể được người ta xem như một điều "hiển nhiên", và từ đó những gì khác với định kiến dù là thực tế, ví dụ nam giới có người làm việc nhà thành thạo, hay có nhiều phụ nữ có tầm nhìn xa trông rộng...cũng bị coi là khó chấp nhận. Định kiến giới, đặc biệt nếu có trong suy nghĩ của các nhà lãnh đạo thì là một trong những trở ngại đáng kể đối với việc đánh giá khách quan năng lực của giới nữ và do đó cũng là trở ngại đối với việc thực hiện bình đẳng nam nữ nói chung.

Thiếu nhận thức giới

Là tình trạng thiếu thông tin và hiểu biết về các vấn đề giới và tác động của các vấn đề giới đối với đời sống và thành tựu phát triển của nam giới và phụ nữ, trẻ em trai và trẻ em gái[36].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực tiếp cận dịch vụ công của phụ nữ dân tộc bru vân kiều nghiên cứu trường hợp tỉnh quảng bình (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)