CHƯƠNG I CƠ Sở Lý LUậN Và THựC TIễN
B. CƠ Sở THựC TIễN
1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Theo khung phân tích sinh kế của Bộ Phát Triển Anh[43], mỗi người trong xã hội sinh ra đều có năm nguồn vốn khác nhau: Vốn con người, Vốn Vật chất, Vốn tài chính, Vốn xã hội và vốn tự nhiên. Tuy nhiên, với mỗi vùng miền, trình độ và môi trường sống khác nhau, mỗi cá nhân trong xã hội tiếp cận và kiểm soát các nguồn vốn này cũng khác nhau.Theo khung phân tích này, cho đến nay đã có khá nhiều các nghiên cứu đánh giá về năng lực tiếp cận của con người với 5 nguồn vốn. Tuy nhiên các nghiên cứu đánh giá chủ yếu là các nghiên cứu thực nghiệm.
Nghiên cứu được coi là quy mô và xem xét tới cả 5 nguồn vốn và năng lực tiếp cận các dịch vụ của người nghèo là Nghiên cứu Nghèo đói theo vùng (PPA) được thực hiện ở 7 vùng trên cả nước[11]. Nghiên cứu này được khởi điểm từ năm 1999, sau đó tiến hành nghiên cứu lặp lại vào năm 2001, 2003 với sự tài trợ của nhiều tổ chức khác nhau như: Tổ chức Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP); Ngân hàng Thế Giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu á (ADB); các tổ chức Phi Chính Phủ quốc tế (INGO’s) như Cứu trợ Nhi Đồng Anh; Oxfam Anh; World Vision (Tầm nhìn Thế Giới); Action Aid Việt Nam (AAV); Plan và sự tham gia của các Phi Chính Phủ trong nước (LNGO’s) như Trung tâm Dịch vụ Phát triển nông thôn (RDSC); Trung tâm Hỗ trợ Phát triển nông thôn (CRP) Các báo cáo PPA này đặc biệt chú ý tới sự tham gia của những nhóm yếu thế (phụ nữ, trẻ em, dân tộc thiểu số, người nghèo ) vào quá trình nghiên cứu cũng như lắng nghe tiếng nói của họ.
Kết quả nghiên cứu PPA đã chỉ ra rằng: người nghèo đặc biệt là người nghèo ở nông thôn miền núi rất ít có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ công như y tế, Giáo dục hay khuyến nông. Đặc biệt với dịch vụ khuyến nông được coi là động thái chính khắc phục nghèo nàn nhưng phụ nữ nông thôn miền núi dường như bị gạt ra bên lề. Họ không được mời tham dự các chương trình đào tạo nâng cao nhận thức kỹ năng sản xuất, mặc dù trong gia đình họ là lao động chính đảm nhận hầu hết các công đoạn sản xuất nông nghiệp. Khía cạnh này cũng được thể hiện rõ trong báo cáo nghiên cứu về khả năng tiếp cận dịch vụ khuyến nông của người dân nông thôn trong cả nước do Tổ chức NGO Resource Center phối hợp cùng với các tổ chức Phi Chính Phủ khác đánh giá cuối năm 2004 đầu năm 2005.
Cũng theo các báo cáo PPA năm 2003 ở 7 vùng trong cả nước, cho thấy các chi phí giáo dục và y tế là một trong gánh nặng đối với người nghèo. Khi phải đắn đo vì miếng cơm manh áo, vì lợi ích trước mắt người nghèo phải hy sinh lựa chọn ưu tiên các dịch vụ này. Đặc biệt người chịu thiệt trước hết là phụ nữ và trẻ em gái trong gia đình.
Công trình nghiên cứu Phụ nữ ở Việt Nam (2002), Báo cáo Quốc gia tóm tắt, Ngân hàng Phát triển Châu á (ADB) phân tích: “Mặc dù các con số thống kê quốc gia cho thấy có sự cải thiện trong mức sống chung cho cả nam lẫn nữ nhưng mức độ cải thiện cho phụ nữ vẫn tụt hậu so với nam giới. Trong một số lĩnh vực và tầng lớp xã hội, mật độ bất bình đẳng đặc biệt rõ rệt trong các cộng đồng nghèo nơi các gia đình phải cạnh tranh với các nguồn lực khan hiếm”(ADB, 2002, Phụ nữ ở Việt Nam, trang 13). Nghiên cứu này chỉ ra rất rõ sự chênh lệch rất rõ giữa nam và phụ nữ trong tiếp cận các nguồn lực, dịch vụ. Đặc biệt, phụ nữ cần dịch vụ Y tế hơn nam giới bởi thể trạng đặc biệt, bởi họ phải đảm nhiệm chức năng sinh nở. Tuy nhiên phụ nữ ít có cơ hội để chăm sóc và tiếp cận với dịch vụ Y tế ngang bằng như nam giới. Sự tham gia của phụ nữ vào các hoạt động kỹ thuật, quyền pháp lý cũng ít hơn nam giới. Thông
thường với một khóa đào tạo được tổ chức ở địa phương người ta thường mời chủ hộ tham dự, trong khi hầu hết chủ hộ gia đình ở nông thôn lại là nam giới. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản hạn chế phụ nữ tiếp cận với dịch vụ khuyến nông[10].
ở khía cạnh vĩ mô hơn liên quan đến các dịch vụ công, gần đây Ngân hàng Phát Triển Châu áđã có nghiên cứu về đề tài Đầu tư công và chi tiêu công. Nghiên cứu chỉ rõ sự phân bố không hợp lý các nguồn lực, các chuơng trình đầu tư công của Chính Phủ cho các khu vực. ở những khu vực cần ưu tiên như khu vực miền núi biên giới nơi không bao giờ hấp dẫn các nhà đầu tư thì cần thiết phải có vai trò nhà nước trong khu vực này. Tuy nhiên, những ưu tiên đầu tư công vào khu vực chưa được xem xét thỏa đáng cả về khía cạnh quản lý. Nghĩa là nhiều chương trình đầu tư công không phát huy được tác dụng vì không phù hợp, không dựa trên nhu cầu của người dân. Bởi theo phân bổ ngân sách hàng năm, Chính Phủ đã đầu tư khá nhiều tài chính vào khu vực dân tộc miền núi nhưng người dân vẫn chưa tiếp cận tốt với các dịch vụ chưa nói gì đến kiểm soát loại hình dịch vụ đó. Nghiên cứu này đã chỉ ra sự hạn chế trong cung cấp các dịch vụ công.
“Trợ cấp khyến nông để giảm nghèo ở Việt Nam” (Hoàng Xuân Thành, 2006) là một đánh giá có quy mô phân tích về các hình thức trợ cấp khuyến nông của nhà nước cho người dân. Nói cách khác là các hình thức cung cấp dịch vụ khuyến nông. Báo cáo đã đưa ra các dẫn chứng thuyết phục chứng minh luận điểm nam giới và phụ nữ không được tiếp cận đồng đều với các trợ cấp khuyến nông. Ngay cả khu vực đồng bằng nơi mà tưởng chừng dịch vụ cung cấp đạt mức hoàn hảo nhất tới mức có thể như đồng bằng sông hồng thì vẫn tồn tại sự bất công bằng giữa hai giới trong tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực xã hội. Báo cáo này cho biết “tỷ lệ nam giới thường được tham gia tập huấn nhiều gấp đôi phụ nữ" (Hoàng Xuân Thành, 2006, Trợ cấp khuyến nông
để giảm nghèo, trang 19)
Cụ thể hơn, trong nhiều công trình đánh giá của các tổ chức Phi Chính Phủ như Oxfam Anh có báo cáo về “Phân tích Giới trong Lâm nghiệp” qua khảo sát tại Lào Cai, Ninh Thuận cũng cho thấy về khả năng yếu kém và bất bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ dân tộc H’Mông trong tiếp cận và kiểm soát nguồn vốn tự nhiên là rừng[14]. Mặt khác các thể chế của chính phủ được lập ra để chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ cộng đồng thì chưa có cách tiếp cận thỏa đáng để đẩy mạnh sự tham gia của người dân nam cũng như nữ vào việc bảo vệ và khai thác rừng.
Một số nghiên cứu gần đây về dân tộc thiểu số và miền núi tại các nước trong khu vực Đông Nam á cũng đề cập đến một vài khía cạnh về năng lực cung cấp dịch vụ và khả năng tiếp cận dịch vụ công của cộng đồng các dân tộc cư trú ở khu vực miền núi (Hội nghị về Dân tộc thiểu số và miền núi Đông Nam
á- 5/2005 tại Việt Nam). Tuy nhiên, trong tất cả các nghiên cứu đều tập trung vào người nông dân, người nghèo chứ chưa có nghiên cứu cụ thể về phụ nữ với các dịch vụ công.
Từ lược sử vấn đề trên đây, với vai trò vừa là một người trực tiếp làm công tác phát triển cộng đồng; vừa là một người nghiên cứu về xã hội học, dân tộc học – tôi thực sự muốn đi sâu nghiên cứu về năng lực tiếp cận dịch vụ công của phụ nữ dân tộc thiểu số trong tương quan với các nhóm dân tộc, vùng miền, và ngay cả với nam giới. Mục đích nhằm lý giải cụ thể hơn về mô hình tiếp cận thông qua đó có hiểu biết sâu sắc hơn về các mô hình tương tác biểu trưng giữa các nhóm. Hiểu biết về phân công lao động trong các lý thuyết phát triển. Đồng thời nghiên cứu này đóng góp một phần nhỏ cho các nhà hoạch định chính sách đặc biệt là chính sách tăng trưởng vì người nghèo. Nghiên cứu cũng sẽ tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm.