CHƯƠNG I CƠ Sở Lý LUậN Và THựC TIễN
B. CƠ Sở THựC TIễN
2.1. Mạng lưới và công tác khuyến nông huyện Quảng Ninh
Hệ thống khuyến nông được đề cập trong đề tài bao gồm các cơ quan chuyên môn quản lý khuyến nông (trạm khuyến nông), các cơ sở đào tạo, con người làm công tác khuyến nông, các tổ chức cộng đồng cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho khuyến nông và chất lượng phục vụ dịch vụ khuyến nông cho người nghèo, người dân tộc. Theo đó, hệ thống khuyến nông đã được hình thành trên tất cả các xã của huyện Quảng Ninh. Nghĩa là 15 xã, thị trấn đều có khuyến nông viên. Nhưng hầu hết các xã đều thiếu mạng lưới khuyến nông thôn bản.
Ngoài hệ thống khuyến nông công, trên địa bàn huyện cũng đã xuất hiện các đơn vị tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ này. Hệ thống tư nhân ở đây chủ yếu mạng lưới các cửa hàng mua bán các sản phẩm đầu vào, đầu ra ngành nông nghiệp.
Nhiệm vụ chủ yếu của Trạm khuyến nông huyện là phối hợp với các ngành và UBND các xã tổ chức các hoạt động khảo sát nhu cầu, phổ biến chương trình hoạt động tới các thôn bản, tiếp nhận và chuyển giao vật tư kỹ thuật cho các hộ gia đình, tập huấn cho các hộ nông dân, theo dõi giám sát hoạt động khuyến nông cơ sở, đánh giá và mở hội nghị đầu bờ khi kết thúc thời vụ.Khuyến nông xã có nhiệm vụ tư vấn, chuyển giao kỹ thuật trực tiếp cho bà con nông dân. Anh ta là cầu nối giữa bà con nông dân và các dịch vụ khuyến nông bên ngoài.
Những hoạt động chính về khuyến nông: trình diễn cây luơng thực, trình diễn cây công nghiệp, mô hình hỗ trợ cây ăn quả, hỗ trợ cây lâm nghiệp, chuyển giao hỗ trợ chăn nuôi, tập huấn kỹ thuật cho khuyến nông và nông dân, xây dựng các tổ nhóm sở thích, câu lạc bộ, hỗ trợ tài liệu cho tủ sách khuyến nông của các CLB. Hiện nay trên địa bàn huyện có khoảng 6 chương trình và 4 câu lạc bộ đang hoạt động.
Bảng 2.1. Thống kê các chương trình đang hoạt động trên địa bàn huyện
# Chương trình (CT) địa bàn Hoạt động Ghi chú
1 Chương trình 135 các xã nghèo 2 Chương trình hỗ trợ đồng bào đặc biệt khó khăn các xã miền núi, biên giới
Cung cấp bò cho các hộ gia đình; công cụ sản xuất: cuốc, dao, thuốc trừ sâu... Trị giá 1 triệu/hộ; Hỗ trợ: gạo cứu đói, chăn màn…
trị giá hỗ trợ < 500.000/hộ
# Chương trình (CT) địa bàn Hoạt động Ghi chú 3 Chương trình giúp người nghèo làm khuyến nông Hàm Ninh, Gia Ninh, Tân Ninh, Trường Xuân Tập huấn Không yêu cầu tỷ lệ nam nữ 4 Dự án đa dạng hóa
nông nghiệp Toàn huyện
Xây dựng mô hình nuôi lợn, gia cầm, đại gia súc, trồng lạc, thâm canh lúa năng suất cao, Yêu cầu 40% PN tham gia 5 Phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) Tây Ninh, Hàm Ninh, Duy Ninh Tập huấn 6 Dự án của RDSC Trường Xuân, Trường Sơn, Hàm Ninh, Vạn Ninh Tập huấn kỹ thuật CN, TT, xây dựng các mô hình, các tổ chức cộng đồng (CBOs) Nguồn: Trạm khuyến nông huyện Quảng Ninh, tháng 4/2007
Hai xã Trường Xuân, Trường Sơn hiện có 5 chương trình dự án về khuyến nông của Chính phủ và tổ chức Phi chính phủ. Từ 2004 đến nay, hai xã Trường Xuân và Trường Sơn đã xây dựng được 24 nhóm sở thích, câu lạc bộ khuyến nông.
Ngân sách. Cùng chung với ngành khuyến nông cả nước phân bổ ngân sách
cho ngành khuyến nông của huyện Quảng Ninh cũng được tăng dần. Chỉ tính riêng ngân sách chi thường xuyên khuyến nông huyện đã tằng từ 90 triệu (2004) lên trên 150 triệu năm (2006). Khoảng gần một nửa kinh phí ngành khuyến nông huyện được sử dụng cho chi tiền lương của các cán bộ khuyến nông. Tính trung bình ngân sách khuyến nông huyện chi cho một lao động nông nghiệp đạt 15,43 nghìn đồng. Mức chi này thấp hơn một chút so với mức chi khuyến nông/lao động của cả nước là 17.43 nghìn đồng(Bộ NN & PTNT, 7/2005). Với mức chikhuyến nông hiện tại ngành khuyến nông huyện mới đạt được kết quả khiêm tốn. Chỉ 0,06% tổng diện tích nông nghiệpnhận được hỗ
Một số tồn tại của hệ thống khuyến nông.Bên cạnh khó khăn về ngân sách, vấn đề nổi cộm của hệ thống khuyến nông huyện hiện nay là thiếu hệ thống khuyến nông cung cấp dịch vụ cho người Vân Kiều, người nghèo.Theo đánh giá hàng năm của Trạm khuyến nông huyện Quảng Ninh và Sở nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình,hoạt động của hệ thống khuyến nôngkém hiệu quả. Hệ thống khuyến nông còn chưa đặt cho mình nhiệm vụ giải quyết các nhu cầu đặc biệt của người nghèo, người dân tộc trong sản xuất nông nghiệp. Dịch vụ khuyến nông cũng chưa có đủ kiến thức và kĩ năng để làm việc với, và làm việc cho người nghèo, người dân tộc.Tuy rằng các cơ quan khuyến nông nhận thức được rõ những thách thức khi làm việc với người nghèo, người dân tộc nhưng vẫn chưa có một giải pháp hữu hiệu. Với các cán bộ khuyến nông huyện, người nghèo không tin tưởng những giải pháp khuyến nông. Các dịch vụ khuyến nông cũng chưa mạnh về phương pháp tập huấn, và đánh giá ảnh hưởng của khuyến nông.Các hoạt động hiện tại của dịch vụ khuyến nông chưa quan tâm đến vấn đề giới và chưa nhạy cảm với những nhu cầu của người nghèo. Tuy phụ nữ là người chịu trách nhiệm chính trong sản xuất nông nghiệp, nhưng các chương trình khuyến nông chưa lôi cuốn sự tham gia của phụ nữ.
Cơ hội. Trong vòng 5 năm qua, mức độ đầu tư của nhà nước cho ngành khuyến nông ngày một tăng cao. Ngoài đầu tư của nhà nước các tổ chức phát triển, tổ chức phi chính phủ cũng chọn khuyến nông như một lĩnh vực then chốt để đầu tư coi như giải pháp tốt để giảm nghèo. Do vậy, hai xã Trường Xuân và Trường Sơn trong năm năm qua (từ 2000) đã có rất nhiều các tổ chức cộng đồng, tổ chức nghề nghiệp về khuyến nông hoạt động. Các tổ chức này ra đời như một phần bù đắp sự thiếu hụt về dịch vụ khuyến nông công của nhà nước. Theo đánh giá của người dân địa phương các tổ chức cộng đồng, các nhóm nghề nghiệp sẽ còn hoạt động bền vững ngay cả khi dự án đã kết thúc. Bởi vì các chương trình dự án đã trang bị cho các tổ chức cộng đồng này một
nền tảng tốt (kỹ thuật, vốn, phương pháp họat động). Điều đó có nghĩa, các nhóm nông dân (nam, nữ, người dân tộc, người kinh) còn nhiều cơ hội tiếp cận với dịch vụ khuyến nông ngay tại thôn bản của mình.