CHƯƠNG I CƠ Sở Lý LUậN Và THựC TIễN
B. CƠ Sở THựC TIễN
2.3. Khác biệt về giới và nhóm dân tộc trong tham gia các khóa đào tạo về
2.3.2. Khác biệt nhóm dân tộc trong tham gia các khoá đào tạo khuyến nông
nông
Tỷ lệ phụ nữ các thôn người Kinh tham gia trực tiếp các khoá đào tạo về
kỹ thuật sản xuất cao hơn phụ nữ Vân Kiều. Kết quả phỏng vấn hộ gia đình
cho thấy, phụ nữ kinh chủ động hơn trong việc tìm kiếm các cơ hội đào tạo nâng cao năng lực. Ví dụ cùng hoạt động hội thảo đầu bờ mô hình nông nghiệp có tới 62.3% phụ nữ trong các hộ gia đình người Kinh tham gia trong khi chỉ có 32% phụ nữ bản Vân Kiều tham dự. Hoặc lớp tập huấn kỹ thuật trồng lúa nước có gần 70% số phụ nữ các thôn người kinh trả lời được tham dự trong khi nhóm Vân Kiều là 32%. Xét riêng trong từng nhóm hộ thì tỷ lệ nam giới trong gia đình Vân Kiều tham dự các khóa tập huấn khuyến nông cao hơn phụ nữ (68% nam giới trả lời đã từng tham dự các khóa tập huấn khuyến nông, xembảng2.4).
Bảng 2.4. Người được nghe phổ biến kiến thức trồng trọt, chăn nuôi (n=100)
# Kiến thức/kỹ năng
Ai tham gia nhiều hơn Hộ người Kinh Hộ Vân Kiều Vợ Chồng Vợ Chồng
# Kiến thức/kỹ năng
Ai tham gia nhiều hơn Hộ người Kinh Hộ Vân Kiều Vợ Chồng Vợ Chồng hình
2
Hội thảo đầu bờ, đầu
chuồng 62,3 37,7 32 68
Trồng trọt
3 Kỹ thuật trồng lúa 68,9 31,1 40 60
4 Trồng cây ăn quả 38.6 58.2 36,6 58,2
5 Trồng hoa m u 56,7 43,3 30 70 Chăn nuôi 6 Chọn giống 57.3 42,7 49,9 50,1 7 Cho ăn hợp lý 64.7 35,3 47,7 55,3 8 Phòng chữa bệnh 19 81.0 44,7 55,3 9 Làm chuồng 44.1 54.4 25,5 65,5 10 ủ phân 47.3 51.2 15,7 84,3 Nguồn: Phỏng vấn hộ gia đình
Tương tự, với hoạt động chăn nuôi, hoạt động thường được hiểu người thực hiện nhiều nhất là phụ nữ thì trong gia đình người Kinh phụ nữ được ưu tiên tham gia một số khâu như: chọn giống tốt, cách thức chăm sóc cho ăn hợp lý. Tỷ lệ này hoàn toàn ngược lại trong gia đình Vân Kiều.
Thống kê các loại hình nâng cao năng lực sản xuất cũng thấy rằng chị em được học từ nhiều cách khác nhau: trực tiếp (các lớp tập huấn do khuyến nông xã, huyện, dự án tổ chức) và gián tiếp (các buổi tập huấn do các Tổ chức cộng đồng tổ chức). Mặc dù số lượng phụ nữ được học trực tiếp không nhiều so với tổng số phụ nữ trong độ tuổi lao động, nhưng họ đã trở thành “hạt nhân” tích cực trong “mạng lưới” phổ biến kiến thức cho những phụ nữ khác trong Tổ chức của mình và những người ngoài tổ chức, ngoài thôn bản. Như vậy thông qua học tập, người phụ nữ vừa được nâng cao trình độ cả về chuyên môn cả về các phẩm chất khác (tính linh hoạt, chủ động, ) trong giao tiếp cộng đồng và hoạt động xã hội.
“...Từ khi có dự án, phụ nữ đi họp nhiều hơn (2 tháng 1 lần), số người tham dự 70%. Bữa ni đi họp có nhiều phụ nữ phát biểu hơn..."
Nguồn: TTT, thôn Rào Đá, xã Trường Xuân
“…Các dự án của Trung tâm dịch vụ phát triển nông thôn (RDSC) tạo nhiều cơ hội để nữ giới tham gia tập huấn là các dự án tín dụng, lúa giống, dự án chăm sóc sức khoẻ. Các dự án thú y, cây ăn quả, IPM(phòng trừ dịch hại tổng hợp) nam giới tham gia là chủ yếu. Họ được tập huấn, thực hành triết ghép cây, tiêm phòng cho gia súc gia cầm.Chị em phụ nữ được tham gia họp hành nhiều nói năng lưu loát hơn, mạnh dạn hơn khi trình bày trước đám đông, nhất là các chỉ em làm tổ trưởng tổ tín dụng cấp thôn...
Nguồn: NTL, nữ 32 tuổi, thôn Rào Đá, xã Trường Xuân
Mặc dù phụ nữ các thôn người Kinh có nhiều cơ hội tham gia hoạt động nâng cao năng lực nhưng khả năng áp dụng và mức độ thành thạo các kỹ năng trong sản xuất nông nghiệp của chị em còn thấp hơn nam giới.
Bảng 2.5. Phụ nữ tự đánh giá về kỹ thuật trồng lúa hiện nay của mình
Đơn vị: Tỷ lệ % tớnh trờn tổng số phụ nữ trả lời
Công việc Thành thạo Biết làm nhưng
chưa thành thạo
Còn lúng túng
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
Làm đất 17 34 50 100 Ngâm ủ giống 15 30 45 90 4 8 Làm cỏ, tỉa dặm 23 46 31 62 0 Phòng trừ sâu bệnh 5 10 50 100 10 20
Điều tiết nước 6
12 16 32 2 4
Khi phân tích riêng ý kiến của phụ nữ (không so sách với nam giới) thì thấy số chị em cho rằng mình “đã thành thạo” trong sản xuất lúa còn ít, đặc biệt ở khâu “phòng trừ sâu bệnh” (6.7% phụ nữ xác nhận). Đa phần chị em cho rằng mình “biết làm nhưng chưa thành thạo”. Riêng trong chăn nuôi, số chị em vẫn làm “theo thói quen” ở các khâu “chuồng trại”, “cho ăn”, “xử lý phân rác thải” chiếm tỷ trọng lớn (81.8%, 88.6% và 79.7%). Đặc biệt, do được tập huấn, nghe phổ biến kiến thức và kỹ năng nên số chị em đã “có thay đổi” trong kỹ thuật chăn nuôi về “chọn giống” và “phòng bệnh” tương đối cao hơn cả (86.5% và 44.4%).
Bảng 2.6. Phụ nữ tự đánh giá kỹ thuật chăn nuôi hiện nay của mình Đơn vị: Tỷ lệ % tính trên tổng số phụ nữ trả lời
Công việc Vẫn làm theo thói
quen
Đã thay đổi
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
Chọn giống 10 20 50 100
Chuồng trại (ao,lồng) 45 90 10 20
Cho ăn 50 100 8 16
Phòng chữa bệnh dịch 38 76 30 60
Xử lý phân rác thải 35 70 13 26
Như vậy, nhìn chung lại thấy phụ nữ mặc dù tham gia nhiều vào hoạt động sản xuất và có vai trò quyết định ở một số khâu nhưng cơ hội tiếp nhận khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp vẫn thấp hơn nam giới. Chị em đã tiếp thu được nhiều kiến thức, tuy nhiên mức độ áp dụng còn thấp. Nhu cầu đào tạo của phụ nữ hiện nay, vì vậy mà vẫn rất cao.
2.4. Xu hướng tiếp cận dịch vụ khuyến nông
dân tộc đã tăng cao trong sáu năm qua. Nhìn vấn đề ở khía cạnh khác tích cực hơn, dù nam giới chiếm ưu thế trong phát triển các quan hệ xã hội thông qua tham gia các tổ nhóm nhưng cũng phải thừa nhận rằng, cơ hội tiếp cận nguồn lực ngày càng nhiều hơn cho nữ giới.
Xem xét trong khoảng thời gian sáu năm (2000 -2006) tỷ lệ nữ tham gia các tổ chức dân sự, các tổ chức nghề nghiệp về khuyến nông cấp cơ sở đã tăng lên hơn gấp 4 lần.
Tương tự cơ hội này cũng rộng mở đối với nhóm người Vân Kiều tăng lên gấp 10 lần trong vòng 6 năm (xem biểu đồ trên).
Nhiều chị em khi tham gia sinh hoạt các tổ chức cộng đồng, câu lạc bộ đã thấy tự tin hơn trong giao tiếp, nói năng lưu loát hơn.
”Rất thích đi sinh hoạt cộng đồng vì tham gia thêm phần hiểu biết, biết nhiều chuyện nữa”
Nguồn: Nữ 22 tuổi bản Lâm Ninh, Trường Xuân
”Một ngày vui nhất là lúc đi tắm giặt ở sông. Tất cả chị em trong bản đều ra sông tắm hết. Nói nhiều chuyện vui...chuyện vay vốn, trả gốc lãi, chuyện lấy
Biểu đồ 2.7. Số lượng người tham gia các tổ nhóm, CLB khuyến nông 0 20 40 60 80 100 120 140
Năm 2000 Năm 2003 Năm 2006
S ố n g ư ờ i
cầu ché6 vì ở đấy rất vui”
Nữ, 31 tuổi, bản Lâm Ninh, xã Trường Xuân
”Em cũng thích tham gia đi họp, ở nhà không có ti vi, đến đấy nghe được nhiều cái hay. Em cũng tham gia nhóm trồng lạc, được hướng dẫn trồng lạc cho tót. Em rất thích”
Nữ 19 tuổi, bản Lâm Ninh, xã Trường Xuân
Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy khả năng tiêp cận với dịch vụ công ngày càng cao ở các nhóm xã hội.
Bên cạnh đó, chính sách khuyến nông hiện đang tích cực liên kết với các lĩnh vực khác như tín dụng, xây dựng mô hình chăn nuôi, trồng trọt theo dạng qũy (chẳng hạn quỹ nuôi bò rẽ ở Trường Sơn, ngân hàng bò ở Trường Xuân). Những người tham gia quỹ có cơ hội cải thiện tài sản và tiếp nhận các kỹ thuật sản xuất mới. Với nội dung chuyển giao kỹ thuật sản xuất ngày càng đa dạng, càng có nhiều cơ hội tiếp cận dịch vụ hơn cho các nhóm xã hội.
Ngoài tham gia các tổ chức cộng đồng và nhóm nghề nghiệp, ”họp thôn” cũng là cách thức cung cấp thông tin kỹ thuật sản xuất quan trọng đối với bà con dân bản. Đây cũng là chỉ báo tốt đánh giá mức độ tiếp cận dịch vụ ở nhiều chiều cạnh khách nhau. Thông tin định lượng từ phỏng vấn hộ gia đình và các thông tin định tính khác cho thấy tần suất họp thôn ngày càng thường xuyên, thành viên tham gia họp ngày càng nhiều.
Bảng 2.8. Tình hình tham gia họp bản của cộng đồng Mức độ tham gia Mức độ tham gia
họp bản
Hiện nay Trước 2004 Chồng Vợ Chồng Vợ < 30% 0 44.4 28,5 38,4 31-60% 0 18.5 28,5 30,7 61-90% 8 7.4 21,4 23 > 90% 92 29.6 21,4 7,7 Tổng 100 100 100 100
6 Lễ Cầu bồng cầu ché diễn ra vào tháng 7 âm lịch. Lễ được tổ chức khi cả dân làng đã hoàn thành công việc trỉa, cấy lúa, và lúa bước vào thì con gái. Lễ nhằm mục đích cầu mong cho mùa màng đạt kết quả cao, cây cối tốt tươi, cầu cho mưa thuận gió hòa. Vào ngày này làng bản ai nấy đều vui.
Nguồn: Phỏng vấn hộ gia đình
Tỷ lệ tham gia họp bản của cả nam và nữ giới đều tăng. Tỷ lệ nam giới tham gia họp bản tăng từ 21,4% lên 92%, nữ giới tăng từ 7,7% lên 29,63% trong vòng ba năm.
ảnh: Họp bản Lâm Ninh
Photo: PTY
Một đặc điểm của cộng đồng Vân Kiều là một hộ gia đình có thể có cả hai vợ chồng cùng tham gia trong một cuộc họp bản. Do đó, phụ nữ có nhiều cơ hội để tiếp cận hơn với các thông tin từ cộng đồng, kiến thức khoa học kỹ thuật được tập huấn cũng như tham gia trong quá trình lập kế hoạch và ra quyết định. Tuy nhiên trong tương quan về giới, người chồng vẫn dành quyền tham gia họp bản nhiều hơn phụ nữ.
Một số chị em Vân Kiều còn cho rằng nếu họp bản ban ngày phụ nữ có nhiều cơ hội tham gia hơn nam giới. Bởi lẽ, nam giới Vân Kiều thường đi rừng lấy mật ong hoặc kiếm các sản phẩm phụ của rừng vào ban ngày,họ sẽ trở về nhà vào buổi tối. Mặt khác, buổi tối phụ nữ sau khi kết thúc việc cơm nước còn bận nấu cám lợn. Buổi tối cũng là lúc nam giới thường tụ họp thành nhóm đông để nói chuyện hoặc uống nước chè. Vì vậy, phụ nữ thường nhường
Một số kết luận chính chương 2
Dịch vụ Khuyến nông
Trong mô hình tiếp cận dịch vụ khuyến nông còn tồn tại sự bất công bằng giữa các nhóm xã hội. Giữa nhóm phụ nữ và nam giới Vân Kiều, giữa nhóm phụ nữ Vân Kiều và phụ nữ người Kinh, giữa nhóm hộ Vân Kiều và nhóm hộ người Kinh dù ngay cả khi hai nhóm dân tộc cùng cư trú trên một địa bàn. Trong tương quan về giới, nam giới luôn luôn chiếm tỷ lệ lớn trong tham gia các buổi tập huấn về khuyến nông. Nghĩa là nam giới có nhiều điều kiện để tiếp cận và sử dụng dịch vụ nhiều hơn nữ giới. 55% nam giới Vân Kiều được hỏi trả lời đã từng tham gia tập huấn trong khi phụ nữ Vân Kiều là 45%. Mô hình ”nữ làm nam học” không chỉ phổ biến ở các tỉnh miền núi phía bắc mà ở miền trung cụ thể là Quảng Bình cũng không có sự khác biệt.
Sự bất bình đẳng về giới không chỉ hiện hữu ở cấp cộng đồng mà ngay trong cấu trúc đã tồn tại sự không công bằng ấy. Biểu hiện rất rõ từ sự chênh lệch về tỷ lệ giới tính Nam – Nữ trong hệ thống khuyến nông công từ cấp tỉnh trở xuống. Trong hệ thống này, phụ nữ không chỉ ”thua kém” về số lượng mà còn ”thua kém” cả vị thế. Bằng chứng là nam khuyến nông viên chiếm tới 70%, nam giới là lãnh đạo các cơ sở cung cấp dịch vụ khuyến nông chiếm 96% (trong 25 thủ lĩnh các tổ chức khuyến nông chỉ có 1 người là nữ).
Mức độ bất bình đẳng còn thể hiện ngay trong chính sự phân công lao động không hợp lý giữa nam và nữ. Phụ nữ chi phí nhiều thời gian lao động hơn nam giới. Trong gia đình người Kinh người chồng chia sẻ với người vợ những công việc sản xuất nhiều hơn gia đình người Vân Kiều.
Nếu so sánh theo dân tộc, nhóm phụ nữ Vân Kiều tiếp cận với dịch vụ khuyến nông thấp hơn phụ nữ người Kinh. Các hộ ở thôn người Kinh kiểm soát dịch vụ khuyến nông nhiều hơn các hộ ở bản Vân Kiều.
Nhìn chung, các nhóm ”vượt trội” trong xã hội được tiếp cận và sử dụng dịch vụ khuyến nông không chỉ nhiều hơn về tần suất mà còn chủ động hơn nhóm yếu thế. Nhóm yếu thế bao gồm nhóm phụ nữ, nhóm dân tộc, nhóm hộ nghèo. Giả thuyết cho rằng nam giới và phụ nữ tiếp cận không đồng đều với dịch vụ khuyến nông một lần nữa được chứng minh là đúng ở tỉnh Quảng Bình.
Dự kiến trong thời gian tới tình trạng bất công bằng về giới và nhóm dân tộc trong tiếp cận dịch vụ sẽ dần thu hẹp: mạng lưới cung cấp dịch vụ khuyến nông không chỉ dừng lại ở phạm vi nhà nước còn có sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự. Các tổ chức cộng đồng, nghề nghiệp đã phát triển mạng lưới tới tận thôn bản, giúp cho người nghèo, phụ nữ, nhóm dân tộc dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ. Sự có mặt của hệ thống này sẽ góp phần khỏa lấp những khoảng trống mà dịch vụ công còn bỏ ngỏ.
CHƯƠNG IIi. THựC TRạNG KHả NĂNG TIếP CậN CủA PHụ Nữ VÂN KIềU VớI CáC DịCH Vụ y tế
Các nghiên cứu trước đây về Giới, phụ nữ hay cả những nghiên cứu trong lĩnh vực y tế đều chỉ ra rằng các tiến bộ trong ngành y tế sẽ mang lại nhiều lợi ích cho phụ nữ vì phụ nữ cần dịch vụ y tế hơn nam giới. Nhu cầu về dịch vụ y tế của phụ nữ cao hơn vì vai trò sinh sản, và do họ dễ bị nhiễm các bệnh do sinh sản gây ra. Có nghĩa là tình trạng thiếu dịch vụ y tế hoặc thiếu khả năng tiếp cận với dịch vụ này đều là vấn đề bức xúc đối với phụ nữ [10].
Phụ nữ Vân Kiều đang sinh sống ở những vùng xa xôi, hẻo lánh bên dãy núi Trường Sơn cũng ở trong một tình trạng tương tự. Họ thiếu cơ hội và khả năng để tiếp cận dịch vụ y tế một cách đầy đủ. So với trẻ em trai, trẻ em gái ít được tiếp cận đầy đủ với dịch vụ y tế. Trong tương quan khác, phụ nữ, trẻ em gái dân tộc Vân Kiều chưa được chăm sóc sức khỏe đầy đủ như người Kinh trên cùng địa bàn. Chương 3 của đề tài sẽ phân tích và chứng minh giả thuyết ”nam giới và phụ nữ Vân Kiều tiếp cận không đồng đều với dịch vụ y tế so với các nhóm dân tộc khác trong cộng đồng’’. Nghiên cứu cũng làm rõ mức độ đáp ứng của dịch vụ y tế đối với các nhóm xã hội.