Tình hình tham gia họp bản của cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực tiếp cận dịch vụ công của phụ nữ dân tộc bru vân kiều nghiên cứu trường hợp tỉnh quảng bình (Trang 69 - 79)

Mức độ tham gia

họp bản

Hiện nay Trước 2004 Chồng Vợ Chồng Vợ < 30% 0 44.4 28,5 38,4 31-60% 0 18.5 28,5 30,7 61-90% 8 7.4 21,4 23 > 90% 92 29.6 21,4 7,7 Tổng 100 100 100 100

6 Lễ Cầu bồng cầu ché diễn ra vào tháng 7 âm lịch. Lễ được tổ chức khi cả dân làng đã hoàn thành công việc trỉa, cấy lúa, và lúa bước vào thì con gái. Lễ nhằm mục đích cầu mong cho mùa màng đạt kết quả cao, cây cối tốt tươi, cầu cho mưa thuận gió hòa. Vào ngày này làng bản ai nấy đều vui.

Nguồn: Phỏng vấn hộ gia đình

Tỷ lệ tham gia họp bản của cả nam và nữ giới đều tăng. Tỷ lệ nam giới tham gia họp bản tăng từ 21,4% lên 92%, nữ giới tăng từ 7,7% lên 29,63% trong vòng ba năm.

ảnh: Họp bản Lâm Ninh

Photo: PTY

Một đặc điểm của cộng đồng Vân Kiều là một hộ gia đình có thể có cả hai vợ chồng cùng tham gia trong một cuộc họp bản. Do đó, phụ nữ có nhiều cơ hội để tiếp cận hơn với các thông tin từ cộng đồng, kiến thức khoa học kỹ thuật được tập huấn cũng như tham gia trong quá trình lập kế hoạch và ra quyết định. Tuy nhiên trong tương quan về giới, người chồng vẫn dành quyền tham gia họp bản nhiều hơn phụ nữ.

Một số chị em Vân Kiều còn cho rằng nếu họp bản ban ngày phụ nữ có nhiều cơ hội tham gia hơn nam giới. Bởi lẽ, nam giới Vân Kiều thường đi rừng lấy mật ong hoặc kiếm các sản phẩm phụ của rừng vào ban ngày,họ sẽ trở về nhà vào buổi tối. Mặt khác, buổi tối phụ nữ sau khi kết thúc việc cơm nước còn bận nấu cám lợn. Buổi tối cũng là lúc nam giới thường tụ họp thành nhóm đông để nói chuyện hoặc uống nước chè. Vì vậy, phụ nữ thường nhường

Một số kết luận chính chương 2

Dịch vụ Khuyến nông

Trong mô hình tiếp cận dịch vụ khuyến nông còn tồn tại sự bất công bằng giữa các nhóm xã hội. Giữa nhóm phụ nữ và nam giới Vân Kiều, giữa nhóm phụ nữ Vân Kiều và phụ nữ người Kinh, giữa nhóm hộ Vân Kiều và nhóm hộ người Kinh dù ngay cả khi hai nhóm dân tộc cùng cư trú trên một địa bàn. Trong tương quan về giới, nam giới luôn luôn chiếm tỷ lệ lớn trong tham gia các buổi tập huấn về khuyến nông. Nghĩa là nam giới có nhiều điều kiện để tiếp cận và sử dụng dịch vụ nhiều hơn nữ giới. 55% nam giới Vân Kiều được hỏi trả lời đã từng tham gia tập huấn trong khi phụ nữ Vân Kiều là 45%. Mô hình ”nữ làm nam học” không chỉ phổ biến ở các tỉnh miền núi phía bắc mà ở miền trung cụ thể là Quảng Bình cũng không có sự khác biệt.

Sự bất bình đẳng về giới không chỉ hiện hữu ở cấp cộng đồng mà ngay trong cấu trúc đã tồn tại sự không công bằng ấy. Biểu hiện rất rõ từ sự chênh lệch về tỷ lệ giới tính Nam – Nữ trong hệ thống khuyến nông công từ cấp tỉnh trở xuống. Trong hệ thống này, phụ nữ không chỉ ”thua kém” về số lượng mà còn ”thua kém” cả vị thế. Bằng chứng là nam khuyến nông viên chiếm tới 70%, nam giới là lãnh đạo các cơ sở cung cấp dịch vụ khuyến nông chiếm 96% (trong 25 thủ lĩnh các tổ chức khuyến nông chỉ có 1 người là nữ).

Mức độ bất bình đẳng còn thể hiện ngay trong chính sự phân công lao động không hợp lý giữa nam và nữ. Phụ nữ chi phí nhiều thời gian lao động hơn nam giới. Trong gia đình người Kinh người chồng chia sẻ với người vợ những công việc sản xuất nhiều hơn gia đình người Vân Kiều.

Nếu so sánh theo dân tộc, nhóm phụ nữ Vân Kiều tiếp cận với dịch vụ khuyến nông thấp hơn phụ nữ người Kinh. Các hộ ở thôn người Kinh kiểm soát dịch vụ khuyến nông nhiều hơn các hộ ở bản Vân Kiều.

Nhìn chung, các nhóm ”vượt trội” trong xã hội được tiếp cận và sử dụng dịch vụ khuyến nông không chỉ nhiều hơn về tần suất mà còn chủ động hơn nhóm yếu thế. Nhóm yếu thế bao gồm nhóm phụ nữ, nhóm dân tộc, nhóm hộ nghèo. Giả thuyết cho rằng nam giới và phụ nữ tiếp cận không đồng đều với dịch vụ khuyến nông một lần nữa được chứng minh là đúng ở tỉnh Quảng Bình.

Dự kiến trong thời gian tới tình trạng bất công bằng về giới và nhóm dân tộc trong tiếp cận dịch vụ sẽ dần thu hẹp: mạng lưới cung cấp dịch vụ khuyến nông không chỉ dừng lại ở phạm vi nhà nước còn có sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự. Các tổ chức cộng đồng, nghề nghiệp đã phát triển mạng lưới tới tận thôn bản, giúp cho người nghèo, phụ nữ, nhóm dân tộc dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ. Sự có mặt của hệ thống này sẽ góp phần khỏa lấp những khoảng trống mà dịch vụ công còn bỏ ngỏ.

CHƯƠNG IIi. THựC TRạNG KHả NĂNG TIếP CậN CủA PHụ Nữ VÂN KIềU VớI CáC DịCH Vụ y tế

Các nghiên cứu trước đây về Giới, phụ nữ hay cả những nghiên cứu trong lĩnh vực y tế đều chỉ ra rằng các tiến bộ trong ngành y tế sẽ mang lại nhiều lợi ích cho phụ nữ vì phụ nữ cần dịch vụ y tế hơn nam giới. Nhu cầu về dịch vụ y tế của phụ nữ cao hơn vì vai trò sinh sản, và do họ dễ bị nhiễm các bệnh do sinh sản gây ra. Có nghĩa là tình trạng thiếu dịch vụ y tế hoặc thiếu khả năng tiếp cận với dịch vụ này đều là vấn đề bức xúc đối với phụ nữ [10].

Phụ nữ Vân Kiều đang sinh sống ở những vùng xa xôi, hẻo lánh bên dãy núi Trường Sơn cũng ở trong một tình trạng tương tự. Họ thiếu cơ hội và khả năng để tiếp cận dịch vụ y tế một cách đầy đủ. So với trẻ em trai, trẻ em gái ít được tiếp cận đầy đủ với dịch vụ y tế. Trong tương quan khác, phụ nữ, trẻ em gái dân tộc Vân Kiều chưa được chăm sóc sức khỏe đầy đủ như người Kinh trên cùng địa bàn. Chương 3 của đề tài sẽ phân tích và chứng minh giả thuyết ”nam giới và phụ nữ Vân Kiều tiếp cận không đồng đều với dịch vụ y tế so với các nhóm dân tộc khác trong cộng đồng’’. Nghiên cứu cũng làm rõ mức độ đáp ứng của dịch vụ y tế đối với các nhóm xã hội.

3.1.Các chương trình hiện tại của ytế

Các chương trình, dự án, hoạt động về y tế là đầu vào quan trọng tạo ra ”đầu ra” (out put) là ”mức độ tiếp cận”. Nó chỉ ra rằng ai được tiếp cận, tiếp cận cái gì? ở đâu?...Trên địa bàn huyện Quảng Ninh hiện có một số chương trình y tế đang hoạt động. Dựa trên nguồn vốn của chương trình chúng tôi tạm thời chia các nhóm chương trình, hoạt động y tế của huyện ra như sau:

CT mục tiêu Y tế Quốc gia huyện Quảng Ninh

Chương trình mục tiêu y tế quốc gia và chương trình phòng chống các bệnh nhiễm trùng: Đây là hai chương trình triển khai trên toàn quốc có ngân sách từ trung ương. Trong chương

trình Mục tiêu y tế quốc gia có 10 chương trình nhỏ (xem ảnh bên), trong chương trình phòng chống các bệnh nhiễm trùng có 4 chương trình nhỏ gồm:  Phòng chống bệnh viêm phổi trẻ em;  Phòng chống mù lòa;  Phòng chống thiếu vitamin a và thiếu sắt;  Phòng chống tiêu chảy trẻ em

Chương trình quốc tế: Bên cạnh các chương trình của chính phủ, năm 2006 -

2007 trên địa bàn huyện còn có 2 chương trình của các tổ chức Phi chính phủ: một là của Plan International, hai là chương trình Global care.

Hoạt động của chuơng trình của Global Care tổ chức khám chữa bệnh, phát thuốc trực tiếp miễn phí cho người dân đặc biệt phụ nữ độ tuổi sinh đẻ). Chương trình không đầu tư vào cơ sở hạ tầng y tế. Tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đều được hưởng lợi từ chương trình mà không phải trả bất kỳ chi phí nào. Ví dụ khám bệnh miễn phí. Tuy nhiên, mỗi năm Globar Care chỉ tổ chức khám bệnh một lần tại xã mà thôi. Trong thời gian tới tổ chức Plan International dự kiến sẽ triển khai các chương trình chăm sóc sức khỏe cho trẻ em tiểu học, mẫu giáo. Plan International cũng sẽ hỗ trợ địa phương một số các trang thiết bị ở trạm Y tế xã như bổ sung các phương tiện thăm khám bệnh nhân thông thường (máy đo huyết áp, dụng cụ sơ cấp cứu phổ thông, bàn đẻ...).

Hai xã Trường Xuân và Trường Sơn đều là vùng dự án của tổ chức Plan International. Tuy nhiên các bản Vân Kiều không được lựa chọn vào năm đầu tiên của dự án. Chính vì vậy, phụ nữ Bru Vân Kiều hai xã trong một năm tới vẫn chưa thể là người hưởng lợi của các chương trình này.

Chương trình giảm nghèo đầu tư cho hạng mục y tế. Ngoài chương trình 139 phát thẻ khám bệnh cho người nghèo, hộ nghèo, có chương trình 135 đã hoạt động từ năm 1999 trên địa bàn các xã khó khăn trong đó có Trường Xuân, Trường Sơn.Chương trình này chủ yếu là đầu tư cơ sở hạ tầng cho các trung tâm y tế hoặc trạm xá.

Ngân sách: Tổng ngân sách chi lĩnh vực y tế bao gồm ngân sách các chương

trình quốc gia, quốc tế, xây dựng cơ sở hạ tầng Y tế. Bản thân Sở Y tế hay các cơ quan chyên môn về y tế huyện không thể kiếm soát được hết các nguồn vốn. Bởi đôi khi các chương trình này đi trực tiếp từ tuyến tỉnh xuống xã hoặc qua các cơ quan chuyên môn. Ví dụ như trung tâm y tế huyện giữ ngân sách của chương trình phòng chống sốt rét nhưng không thể biết ngân sách cho chương trình CSSKSS và KHHGĐ là bao nhiêu, vì chương trình này do UBBVBMTE điều khiển.

Phân bổ ngân sách cho ngành y tế trên địa bàn huyện hiện khá khiêm tốn. Theo Trung tâm y tế huyện phân bổ ngân sách y tế bình quân trên đầu người là 1.7usd/năm. So với cả nước đầu tư của Chính Phủ về y tế/ trên đầu người là 3usd/năm thìmức ngân sách y tế của huyện Quảng Ninh là rất thấp [12]. Đơn cử so sánh chi thường xuyên của ngành y tế và giáo dục trên toàn huyện cũng thấy sự cách biệt lớn. Năm 2006, chi thường xuyên cho ngành Y tế huyện là 2.530 triệu đồng chiếm khoảng 3.5% tổng ngân sách huyện. Trong khi đó ngành Giáo dục là 29 tỷ/năm, chiếm hơn 40% ngân sách huyện, tổng chi thường xuyên của huyện năm 2006: 71.830 triệu đồng/năm. Như vậy, phân bổ ngân sách cho y tế chỉ bằng khoảng 8% của ngành giáo dục. Tất

nhiên, trong ngân sách chi thường xuyên không bao gồm chi xây dựng cơ bản, chủ yếu chi lương và phụ cấp cho cán bộ y tế tham gia các chương trình mục tiêu quốc gia. Riêng ngân sách dành cho chương trình 139 hàng năm dao động từ 100 – 120 triệu/xã (10.000/người/ năm). Thực trạng này cho thấy ngân sách chi cho ngành y tế của huyện còn nhiều điều bất cập.

Cản trở.Hiện tại, về quản lý nhà nước, Trạm Y tế thuộc UBND xã quản lý. Có nhiều ý kiến đánh giá từ phía địa phương cho rằng đây là mô hình hơi bất cập về mặt quản lý của ngành y tế hiện nay. Mặc dù về ngành dọc trạm y tế xã dưới trung tâm y tế huỵên, dưới trung tâm y tế dự phòng nhưng quá trình phối hợp các hoạt động giữa cấp trên và cấp dưới còn nhiều vướng mắc do phải chịu sự chi phối của UBND xã. Khi y tế huyện muốn triển khai chương trình bắt buộc phải phối hợp với chính quyền UBND, dù đấy là chương trình chuyên môn. UBND trả lương cho các nhân viên trạm y tế thông qua dòng ngân sách từ phòng kế hoạch tài chính của huyện. Tuy nhiên, UBND hay Trạm Y tế chỉ biết ngân sách chi thường xuyên hàng năm với hơn 90% chi lương, còn lại chi khác. Như tình trạng chung, y tế cấp xã không thể biết được tổng ngân sách hàng năm đầu tư cho ngành y tế tuyến xã là bao nhiêu. Điều này thể hiện sự tham gia của cấp cơ sở vào quá trình lập kế hoạch hoạt động, kế hoạch ngân sách hàng năm chưa được thực hiện tốt và thiếu tính minh bạch.

Nếu khó khăn về ngân sách dường như đã trở thành vấn đề muôn thuở và phổ biến với nhiều ngành thì riêng hệ thống y tế huyện Quảng Ninh còn đang đối diện với một thách thức khác đấy là: mạng lưới y tế cơ sở cấp xã thôn/bản vừathiếu và yếu. Thiếu về số lượng và yếu về trình độ, kỹ năng. Chỉ xét riêng hai xã Trường Xuân và Trường Sơn hầu như các bản Vân Kiều không có cán bộ y tá thôn bản là người trong bản. Để đầy đủ con số báo cáo cấp trên, y tá bản Vân Kiều thường là người Kinh sinh sống ở thôn khác. Việc lựa chọn một

của ngành y tế là cả một thách thức. Nam giới đủ tiêu chuẩn đã khó, phụ nữ Vân Kiều đủ tiêu chuẩn y tá bản càng khó hơn.Chính vì thế, trong tổng số 35 Y tá thôn/bản của hai xã chỉ có 5 chị phụ nữ. Cả 5 y tá thôn/bản này đều ở thôn người Kinh.

Cơ hội. Trong thời gian tới, ngành y tế huyện Quảng Ninh nói chung và hai xã nghiên cứu nói riêng sẽ phát triển như thế nào? Thông tin từ Sở Y tế và Trung tâm Y tế huyện cho biết, trong thời gian tới mức ngân sách đầu tư cho y tế tuyến cơ sở sẽ tăng lên. Đề án đào tạo, nâng cao năng lực cho y tá thôn bản của huyện sẽ được áp dụng vào đầu năm 2007. Huyện sẽ tuyển các cán bộ, ưu tiên phụ nữ từ các tổ chức cộng đồng làm nòng cốt. Tiêu chí y tá thôn/bản học hết lớp 9 sẽ hạ xuống cho phù hợp với địa phương. Chẳng hạn chỉ cần người biết đọc, biết viết. Cũng trong thời gian tới, dự án y tế của tổ chức Plan International đi vào hoạt động sẽ góp phần cải thiện khả năng cung cấp của dịch vụ này.

3.2. Sự khác biệt giới và nhóm dân tộc trong tiếp cận dịch vụ Chăm sóc sức khỏe (CSSK), kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) khỏe (CSSK), kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ)

Trong ”Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam - Tuyên bố ASIAN’ đến 2005 và giai đoạn 2006 -2010 có đặt ra mục tiêu về ”bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe”[31]. Cụ thể mục tiêu đưa ra các chỉ tiêu:

1) Tăng tuổi thọ của phụ nữ lên 71 tuổi;

2) Đạt tỷ lệ 55% phụ nữ có thai được khám thai đủ 3 lần trở lên; 3) Giảm tỷ suất chết mẹ liên quan đến thai sản xuống 80/100.000 ca; 4) Tăng tỷ lệ phụ nữ tiếp cận với dịch vụ y tế và;

5) 100% trạm y tế có nữ hộ sinh, trong đó nữ hộ sinh trung cấp đạt 50%.

phân tích một số chỉ báo thể hiện dịch vụ CSSK thiết yếu như: KHHGĐ Chăm sóc sản khoa, khám và điều trị bệnh phụ khoa cho phụ nữ, tỷ lệ người tiếp cận với cơ sở y tế, tình trạng dinh dưỡng/còi cọc của trẻ em nam và nữ.

3.2.1. Mức độ tiếp cận với dịch vụ KHHGĐ

DSKKHGĐđược đánh giá một trong chương trình thể hiện sự bất bình

đẳng về giới rõ rệt nhất tại địa bàn nghiên cứu. Hầu hết các can thiệp để tránh thai đều tập trung vào phụ nữ. Con số thống kê toàn huyện trong năm năm qua (2001 – 2005) về số người áp dụng các biện pháp KHHGĐ chỉ tìm được 01 trường hợp nam giới áp dụng biện pháp ”triệt sản”, trong khi phụ nữ áp dụng biện pháp này cao gấp 126 lần vào năm 2001 và 5 năm sau không có nam giới nào triệt sản, trong khi vẫn có tới 72 trường hợp phụ nữ áp dụng (năm 2005). Xem biểu đồ dưới.

Biểu đồ 3.1. Khác biệt tỷ lệ nam, nữ trong áp dụng các biện pháp KHHGĐ

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Quảng Ninh năm 2005

Cán bộ Phụ nữ và dân số xã Trường Sơn cho biết, ”mỗi năm trên giao chỉ tiêu có 6 người triệt sản”. Để đảm bảo chỉ tiêu này, cán bộ phải tuyên truyền vận

0 500 1000 1500 2000 Số người 2001 2002 2003 2004 2005 Năm

Số lượng nam, nữ áp dụng biện pháp KHHGĐ 5 năm qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực tiếp cận dịch vụ công của phụ nữ dân tộc bru vân kiều nghiên cứu trường hợp tỉnh quảng bình (Trang 69 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)