So sánh KHHGĐ giữa nam và nữVân Kiều hai xã năm 2006

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực tiếp cận dịch vụ công của phụ nữ dân tộc bru vân kiều nghiên cứu trường hợp tỉnh quảng bình (Trang 79 - 84)

Biện pháp KHHGĐ Đơn vị Nam Nữ

Bao cao su Người 4

Đình sản/triệt sản Người 2 15

Đặt vòng Người - > 80

Xuất tinh ra ngoài Người Chưa rõ

Uống thuốc tránh thai Người - 0

Sử dụng viên tránh thai khẩn

cấp (Postinor) Người - 2

Nguồn: Tổng hợp báo cáo của Y tế xã

Nguyên nhân dẫn đến chênh lệch trong áp dụng các biện pháp KHHGĐ do nam giới Vân Kiều thường xấu hổ khi áp dụng các biện pháp tránh thai. Mặt khác, người Vân Kiều cho rằng đàn ông là lao động chính trong gia đình nên cần phải giữ gìn sức khỏe, không nên đi đình sản. Mặt khác, nam giới và ngay cả chính phụ nữ cũng không ý thức được rằng cơ địa của nữ yếu hơn không nên sử dụng các biện pháp tránh thai bằng cách đình sản.

”Khó khăn nhất trong công tác dân số là vận động được chị em tham gia. Họ

ngại đi khám vì xấu hổ. Mỗi năm chiến dịch dân số lên chỉ có 10/25 chịđi khám, số còn lại xấu hổ không đi khám. Họ bảo thứđấy để người khác xem còn ra gì. Đàn ông ở đây không dùng bao cao su, họ không dùng gì hết. Nói họ khó lắm

(Nguồn: Cán bộ dân số bản)

Điểm hạn chế hơn phụ nữ người Kinh, đa số phụ nữVân Kiều thường xuyên hút thuốc lá nên chống chỉ định sử dụngthuốc tránh thai. Điều này giải thích tại sao ở hai xã chỉ có hai trường hợp áp dụng biện pháp ”uống thuốc tránh thai” .

Bất cập nhất trong KHHGĐ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe phụ nữ, tới điều kiện sống của họ là chất lượng cung cấp dịch vụ KHHGĐ chưa thật sự tốt. Nhiều phụ nữ gặp rắc rối khi áp dụng các biện pháp tránh thai.

Năm ngoái tôi đi đặt vòng ở Trung tâm y tế huyện không mất tiền. Một năm sau lại thấy có chửa. Lên huyện đi khám họ bảo không thấy vòng đâu. Chắc đi làm nương, rẫy nhiều vòng rơi lúc nào không biết…"

(nguồn: HTH, 25 tuổi, dân tộc Vân Kiều, xã Trường Sơn)

thuốc và tiêm. Chồng không chịu dùng bao cao su vì sợ bị bệnh. Định đi đình sản nhưng thấy nhà bên cạnh đình sản vẫn sinh con nên không đi nữa, giờ không biết làm thế nào...

(Nguồn: HTM, nữ 34 tuổi, dân tộc Vân Kiều, xã Trường Xuân)

Có vẻ phụ nữ Vân Kiều ít cơ hội lựa chọn các biện pháp KHHGĐ hơn phụ nữ dân tộc Kinh. Số phụ nữ dân tộc kinh trong độ tuổi sinh đẻ sống trên cùng địa bàn lựa chọn phương pháp KHGĐ bằng cách triệt sản rất thấp. Trong 21 ca nữ đình sản năm 2006 chỉ có 19% (4 người) phụ nữ dân tộc Kinh, hơn 80% còn lại là Vân Kiều.

Hầu hết phụ nữ dân tộc Kinh trong độ tuổi sinh đẻ ở hai xã lựa chọn biện pháp KHGĐ là đặt vòng (70%), tính lịch (25%). Điển hình xã Trường Xuân có 192 cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp KHHGĐ, thì hơn 50% trong số họ (92 cặp) là người kinh, 23% trong số 92 cặp vợ chồng người kinh sử dụng bao cao su, 30% tính lịch. Nhìn chung đối với các cặp vợ chồng người kinh sống cùng địa bàn người chồng chia sẻ với vợ các biện pháp kế hoạch hoá luôn cao hơn người Vân Kiều. Điều này có nghĩa sự chia sẻ về kế hoạch hoá gia đình của nam giới Vân Kiều còn rất thấp. Đây cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ phụ nữ.

Thực trạng này cho thấy bức tranh về DSKKHGĐ khá ảm đảm. Mục tiêu công bằng giới dường như chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. Đội ngũ làm công tác dân số cấp xã, thôn và đặc biệt người dân gần như “mù về giới”. Cán bộ phụ trách dân số kiêm Phó chủ tịch hội phụ nữ xã cho biêt: ”1o năm làm tham gia công tác đoàn thẻ nhưng chưa được học lớp nào về giới...”.Chính quyền xã rất khuyến cáo phụ nữđi triệt sản trong khi không có động thái tích cực nào cổ vũ nam giới chia sẻ KHHGĐ. Mặc dự họ biết thể trạng của phụ nữ

thai vì không thích sinh nhiều con, tuy nhiên chưa có biện pháp phù hợp với

điều kiện sống, môi trường, văn hoá giúp họ sinh đẻ có kế hoạch.

Bởi một số bất cập của dịch vụ dân số KHHGĐ hệ quả là người dân chưa tin tưởng sử dụng dịch vụ một cách triệt để. Hệ quả là vẫn còn nhiều trường hợp sinh con ngòai ý muốn. Phần dưới đây tác giả sẽ phân tích sâu hơn về sức khoẻ sinh sản của phụ nữ Bru Vân Kiều trong tương quan so sánh với người kinh để thấy sự mất công bằng trong tiếp cận dịch vụ. Mặt khác nó là hình ảnh phản ánh tình trạng vợ chồng không tiếp cận với dịch vụ KHHGĐ một cách đầy đủ. Nó cũng là hệ quả của tình trạng người vợ không nhận được chia sẻ của người chồng về KHHGĐ.

3.2.2. Mức độ tiếp cận với dịch vụ Chăm sóc sức khoẻ sinh sản (CSSKSS)

Chăm sóc tiền sản và hậu sản vô cùng quan trọng đối với sức khỏe phụ nữ và đứa trẻ. Trên toàn huyện có 2/3 số phụ nữ mang thai được chăm sóc tiền sản, tuy số lần đi khám thai trung bình là (1.8) của họ còn ở mức dưới tối ưu (3), theo quy định của Bộ Y tế. Thống kê chung của cả nước năm 2004 cho thấy 62% phụ nữ nông thôn, 81% phụ nữ thành thị được chăm sóc tiền sản[24][31]. Năm 2006, có hơn 70% phụ nữ có thai ở hai xã Trường Xuân và Trường được tiếp cận với dịch vụ này. Số lần khám thai trung bình/thai phụ là 2.35 và chất lượng khám thai khác nhau ở các xã.

Tình trạng chung là các bà mẹ Vân Kiều không biết khám thai thế nào là đầy đủ để yêu cầu cán bộ y tế thực hiện. Trong khi > 75% số thai phụ các thôn người kinh biết khám thai theo định kỳ thì tỷ lệ này ở nhóm Vân Kiều trung bình chỉ 60%. Nghĩa là vẫn còn tới 40% bà mẹ Vân Kiều không khám thai lần nào trong thai kỳ. Nguyên nhân đưa ra là ở quá xa trạm và đi lại khó khăn. Trên 70% phụ nữ Vân Kiều ở độ tuổi từ 40 trở lên có thai không chịu sử dụng dịch vụ chăm sóc tiền sản.

”...Nếu tính cặn kẽ khoảng 70% số phụ nữ Vân Kiều ở độ tuổi từ 40 trở lên không đến trạm thăm khám thai, họ cũng không báo với cán bộ y tá bản đâu. Những người này hình như họ ỉ vào kinh nghiệm. ở một số bản xa trung tâm thì không những phụ nữ trên 40 mà trẻ hơn 40 tuổi nếu có thai họ ngại đi khám. Các bản Rình Rình, Dốc Mây (cách trung tâm cả ngày đi bộ) chẳng thấy ai ra trạm để khám cả...”

Nguồn: Cán bộ trạm y tế Trường Sơn

Với nhóm phụ nữ này hầu hết trong số họ có trình độ học vấn thấp (80% không biết chữ) và ít có quan hệ xã hội rộng rãi ra ngòai phạm vi xã. Trình độ học vấn ảnh hưởng lớn tới hành vi chăm sóc thai sản của bà mẹ là khá rõ. Tỷ suất chết thô của trẻ em Vân Kiều dưới 8 tuổi tại hai xã khảo sát cao gấp đôi so với toàn huyện. Theo báo cáo thống kê của cán bộ phụ nữ xã Trường Xuân thì tỷ xuất chết thô của trẻ dưới 8 tuổi là 6.5%o, tỷ suất chết của bà mẹ liên quan đến thai sản là 19.2%o. Quan trọng hơn những trường hợp trên đều rơi vào nhóm phụ nữ Vân Kiều.

Nạo hút thai. Vấn đề nạo hút thai cũng đang là mối quan tâm của ngành y tế địa phương. Trung bình trong quãng đời sinh đẻ của một phụ nữ Vân Kiều có tới 2.7 lần nạo hút thai. Phụ nữ người kinh được tính toán là 2.2 lần. Nạo hút thai chiếm 40% tổng số trường hợp mang thai hàng năm của người Vân Kiều [ 29][30]. Bảng mô tả sơ bộ về tiền sử thai sản của nhóm phụ nữ Vân Kiều bản Lâm Ninh cho thấy bức tranh chung về vấn đề này (xem bảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực tiếp cận dịch vụ công của phụ nữ dân tộc bru vân kiều nghiên cứu trường hợp tỉnh quảng bình (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)