CHƯƠNG I CƠ Sở Lý LUậN Và THựC TIễN
B. CƠ Sở THựC TIễN
1.4. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
1.4.3. Tổng quan hai xã khảo sát (Xã Trường Xuân, Xã Trường Sơn)
Xã Trường Xuân
Tự nhiờn. Trường Xuõn là xó miền nỳi của huyện Quảng Ninh, cỏch trung
tõm huyện 25km. Phía bắc giáp xã Hiền Ninh, phía nam xã An Ninh, phía
đông giáp xã Xuân Ninh, phía tây giáp xã Trường Sơn. Tổng diện tích đất tự nhiên là 15.562 ha chiếm 13% diện tích toàn huyện, là xã có diện tớch đất tự
nhiờn rộng thứ hai toàn huyện.Tổng diện tích đất nông nghiệp là 297.93ha, đất
lâm nghiệp (gồm đất rừng tự nhiên và rừng trồng) là 5648.3ha. Còn lại 9615.77 ha là đất đá vôi và đất hoang hóa chưa sử dụng.
Dân số. Dân số trung bình của xã tính đến tháng 12/2006 là: 2160 người với 503 hộ. Xã có 2 dân tộc anh em cùng cư trú: người Kinh và người Vân Kiều.Dân tộc Vân Kiều chiếm 26% tổng số dân số trong toàn xã (586
người).Trường Xuân có 11 thôn bản, trong đó gồm có 6 thôn người Kinh sống tập trung tại khu vực trung tâm xã và 5 bản người dân tộc Vân kiều chủ yếu sống tại các khu vực xa trung tâm hơn. Tỷ lệ nữ chiếm 50% dân số[34].
Kinh tế. Tỷ lệ nghèo toàn xã hiện nay (2006) là 29,2% được đánh giá theo tiêu chuẩn của Bộ LĐ TBXH. Tỷ lệ nghèo tập trung vào nhóm dân tộc Vân Kiều (80,3% số hộ nghèo toàn xã). Theo kết quả xếp hạng hộ có sự tham gia của cộng đồng tại 6 bản trong đợt PRA (tháng 4 năm 2006) do tác giả thực hiện với địa phương tỷ lệ hộ nghèo tại các bản Vân Kiều là 63,4% cao hơn mức đánh giá của toàn xã theo tiêu chuẩn của Bộ LĐ TBXH. Kết quả xếp hạng thôn cũng cho thấy trong 11 thôn bản của xã Trường Xuân có 4 thôn người Kinh thuộc loại thôn khá, và trung bình khá. Bảy thôn bản còn lại thuộc nhóm "nghèo" và "rất nghèo". Bản Lâm Ninh được xếp vào loại bản nghèo nhất trong xã có 56 hộ với 227 nhân khẩu. Theo tiêu chuẩn xếp hạng hộ nghèo của bộ thương binh xã hội thì hiện nay (2007) tỷ lệ nghèo ở bản là 30.3% (10 hộ).
Các chương trình, dự án. Trường Xuân cũng là một xã nghèo đứng thứ 2 của
huyện Quảng Ninh và thuộc chương trình 135 của Chính phủ. Xoá đói giảm nghèo là mục tiêu quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương hàng năm. Do đó, Trường Xuân đã tạo mọi điều kiện và huy động mọi sự hỗ trợ đầu tư của nhà nước và của nhiều chương trình dự án nhằm cải thiện điều kiện kinh tế xã hội tại địa phương. Tại xã Trường Xuân, chương trình 135 tập trung đầu tư chủ yếu là xây dựng cơ sở hạ tầng gồm các hạng mục như điện, đường, trường học, trạm, chợ. Các chương trình về trồng rừng và bảo vệ rừng của cơ quan lâm nghiệp thực hiện. Trong nhiều năm trước có tổ chức Phi chính phủ Việt Nam là Trung tâm Dịch vụ Phát triển nông thôn (RDSC) thực hiện chương trình tài chính vi mô tại 4 thôn người Kinh và 1 bản Vân Kiều, xây dựng thuỷ lợi cho người Vân Kiều. Theo báo cáo của UBND xã trong thời gian tới có thêm một số chương trình dự án sẽ hoạt động tại địa phương như
Một cách tổng quát, các chương trình khuyến nông của nhà nước tập trung chủ yếu ở các thôn người Kinh. Với các bản Vân Kiều ở xa trung tâm rất ít nhận được các chương trình, dự án phát triển.
Xã Trường Sơn
Tự nhiên. Trường Sơn là xã miền núi của huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình, cách trung tâm huyện khoảng 25 km. Từ trung tâm huyện đến với xã Trường Sơn phải đi bằng thuyền máy. Phía bắc giáp huyện Bố trạch, phía nam xã Lâm Thủy, huyện Lệ thủy, phía đông giáp xã Trường Xuân, phía tây giáp biên giới Lào. Tổng diệntớch đất tự nhiờn là 773.840km2 chiếm 2/3 diện tớch
đất toàn huyện[35].
Dân số. Dân số trung bình toàn xã tính đến tháng 12/2006 là: 3479 người.Trong đó tổng số nữ là 1692 người, chiếm gần 50% tổng dân số. Toàn xã có709 hộ gia đình. Có hai dân tộc cùng cư trú trên địa bàn là Kinh và Vân Kiều. Xã chia thành 24 thôn bản, trong đó gồm có 5 thôn người Kinh sống tập trung tại khu vực trung tâm xã và 19 bản người dân tộc Vân kiều chủ yếu sống tại các khu vực xa trung tâm hơn. Tỷ lệ người Vân Kiều chiếm hơn 59,2% dân số và 60% tổng số hộ toàn xã.
Kinh tế. Trường Sơn là xã nghèo nhất của huyện Quảng Ninh và thuộc chương trình 135 của chính phủ. Tỷ lệ nghèo toàn xã hiện nay là 49,9% được đánh giá theo tiêu chuẩn của Bộ LĐ TBXH, trong đó chiếm 90% trong số hộ nghèo là người dân tộc Vân Kiều. Theo kết quả xếp hạng hộ [38] có sự tham gia của cộng đồng tại 11 bản trong đợt PRA (tháng 4 năm 2006) do tác giả với địa phương thực hiện đã cho thấy tỷ lệ hộ nghèo tại các bản Vân kiều là 59,9% cao hơn mức đánh giá của toàn xã theo tiêu chuẩn của Bộ LĐ TBXH.
Các chương trình, dự án. Mặc dù Trường Sơn là xã miền núi nhưng ở vị trí
chọn làm nơi thực hiện. Địa bàn xã chủ yếu triển khai các chương trình thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo đói như: Chương trình 134 đầu tư chủ yếu là xây dựng cơ sở hạ tầng gồm các hạng mục như điện, đường, trường học, trạm, chợ. Chương trình 661 - Trồng mới 5 triệu ha rừng. Trong nhiều năm trước có chương trình dự án của Trung tâm Dịch vụ Phát triển nông thôn thực hiện chương trình tài chính vi mô tại 5 thôn người Kinh, xây dựng thuỷ lợi, nước sinh hoạt cho người Vân Kiều. Theo báo cáo của UBND xã trong thời gian tới có thêm một số chương trình dự án sẽ hoạt động tại địa phương như dự án ARCD giai đoạn 2, dự án vùng đệm Phong Nha-Kẻ Bàng. Trong tất cả các chương trình hiện nay đang thực hiện trên địa bàn xã chỉ có chương trình tín dụng vi mô dành riêng cho phụ nữ. Các chương trình khác hầu như không hoặc chưa quan tâm đến khía cạnh giới.
Tựu trung, với đặc điểm là xã miền núi biên giới, Trường Sơn và Trường Xuân có điều kiện địa hình khó khăn phức tạp, tập trung nhiều dân tộc Vân Kiều với trình độ học vấn thấp, tồn tại nhiều phong tục tập quán lạc hậu trong sản xuất. Khả năng tiếp cận thấp các nguồn vốn xã hội của người nghèo và dân tộc Vân Kiều đặc biệt phụ nữ Vân Kiều là hạn chế, làm giảm khả năng tạo thu nhập và chống đỡ với cuộc sống.