Khác biệt về mức độ còi cọc của trẻ em trai, gái dưới 10 tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực tiếp cận dịch vụ công của phụ nữ dân tộc bru vân kiều nghiên cứu trường hợp tỉnh quảng bình (Trang 94 - 116)

Năm

Xã Trường Xuân Xã Trường Sơn

Trẻ em trai Trẻ em gái Trẻ em trai Trẻ em gái

2006 25 29,89 29.3 32.3

2005 27 29 35.5 35.5

2004 32 33,4 37.2 37

Nguồn: Trạm Y tế xã

Nguyên nhân của tình trạng trên được nhân viên y tế địa phương và phụ huynh chẩn đoán sơ bộ rằng do trẻ em gái có thể phải tham gia lao động

sớm và nhiều hơn trẻ em trai8.

Các công việc thường xuyên của bé gái là bế em, lấy củi, đi nương. Photo:PMT

3.5. Mức độ khác biệt giới, dân tộc trong tiếp cận cơ sở y tế

Theo đánh giá của tất cả các cấp tham vấn trong đợt nghiên cứu, việc cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh cũng như việc tiếp nhận dịch vụ này đối với người dân tại địa phương đã đạt kết quả tốt hơn trước đây rất nhiều. Riêng xã Trường Sơn ngoài cơ hội tiếp cận với y tế xã người dân còn có sự hỗ trợ của bộ đội biên phòng - mô hình quân dân y kết hợp. Hệ thống y tế tư nhân như các quầy thuốc tư, bác sĩ tư rất hiếm trên địa bàn hai xã. Ngược lại, thầy lang chữa bệnh bằng phương pháp dân gian khá nhiều trong các bản Vân Kiều. Thường họ được biết đến với sự kính trọng.

Đồng bào Vân Kiều sử dụng hệ thống thầy thuốc dân gian là phổ biến. Khi một người trong gia đình hoặc cộng đồng gặp một trong các loại chấn thương (gẫy chân tay, chết đuối, tai nạn thương tích…) nơi đầu tiên họ tìm đến phải là nhà thầy lang. Người Vân Kiều gọi là “thổi bùa”. Biểu đồ dưới đây cho thấy cách ứng phó của hai nhóm dân tộc khi bị bị các chấn thương/bệnh thông thường.

Nơi chữa bệnh phổ biến của nhóm người kinh Tự chữa 11% Thổi bùa 6% Y tá bản 29% Trạm/Bệ nh viện 54% Nơi chữa bệnh phổ biến của người

Vân Kiều Thổi bùa 46% Tự chữa 9% Trạm/Bệ nh viện 28% Y tá bản 17%

Biểu đồ 3.10. Nơi chữa bệnh phổ biến của các nhóm dân tộc

Theo biểu đồ trên có tới 46% người Vân Kiều lựa chọn giải pháp “thổi bùa” nghĩa là nhờ thầy lang giúp đỡ khi bị bệnh. Cách thứ hai họ lựa chọn là đến trạm y tế xã hoặc ra bệnh viện (28%). Trong khi nhóm người Kinh điểm lựa chọn đầu tiên là phải là cơ sở y tế của nhà nước: trạm xá hoặc bệnh viện (54%). Thứ hai, nhờ y tá thôn tư vấn (29%). Phương pháp tự chữa ở cả hai nhóm đều rất thấp. Như vậy, theo kết quả điều tra thì nhóm phụ nữ kinh vẫn tiếp cận với cơ sở y tế của nhà nước nhiều hơn nhóm phụ nữ Vân Kiều.

‘’…Người Vân Kiều thổi bùa tài lắm. Nhiều trường hợp ngã xe máy thâm tím hết cả người, nhiễm trùng bệnh viện trả về mà đến thầy cúng thổi bùa vẫn khỏi. Như miềng lên (người Kinh) họ không sẵn sàng chữa lắm đâu. Phải quen thân họ mới thổi bùa cho đấy…‘’

Nguồn: nữ 45 tuổi, dân tộc kinh, cán bộ xã Trường Xuân

‘’…Năm ngoái vợ chồng nhà Hồ Ly bản ni đi rừng gặp nạn rắn cắn, đến nhà ông Hồ Thu bản Lâm Ninh mà thổi khỏi đấy. Bản ni ai cũng nhờ ông ý cứu. ông không đòi tiền đâu, khi nào khỏi xong mang rượu, gà lên tạ lễ là được…‘’

10.4 50.7 20.8 8.3 4.2 4.2 1.4 Khong den lan nao trong nam < 3 lan /nam 3-5 lan /nam > 5 lan /nam 2-3 nam den 1 lan Khong nho Khong phu hop Mức độ người dõn đến cỏc T T YT khỏm chữa bệnh hàng năm

‘’Người Vân Kiều ai chả ưng (thích) thổi bùa khi bị tai nạn, hiệu nghiệm lắm. Đời cha ông đã thế. Xưa còn tục cà răng, tưởng chừng đau lắm nhưng có thầy cúng thổi bùa cho khỏi nhanh, không đau nữa thế nên ngày xưa cà răng với nhiều chứ…‘’

Nguồn: Hồ H, nam, 80 tuổi, già bản, xã Trường Xuân

Ngòai chi phối của phong tục, niềm tin cũng là nguyên nhân lý giải tại sao có sự khác biệt trong mức độ tiếp cận các cơ sở y tế.

Một chỉ báo nữa phản ánh mức độ người dân tiếp cận với các cơ sở y tế là số lần tới các cơ sở y tế/năm/người. Theo thống kê, người dân xãTrường Xuânđến TTYT khám chữa bệnh nhiều hơn Trường Sơn do địa bàn xã gần trung tâm huyện. Khi có bệnh (nhẹ) 29% người dân nhờ đến sự giúp đỡ của y tá bản. Điều này gợi ý rằng vaitrò của y tá thôn người Kinh đã ít nhiều được khẳng định và có ý nghĩa.

Biểu đồ 3.11. Mức độ người đến TTYT khám chữa bệnh hàng năm

Mức độ trung bình/năm mỗi người dânđến các trung tâm y tếkhám chữa bệnh là< 3 lần/năm (chiếm 50.2% số người được hỏi). Con số này phản ánh 2 mặt: mặt tích cực: người dân có ý thức đến khám chữa bệnh nơi tin cậy đảm bảo

sức khỏe. Mặc tiêu cực phản ánh không tốt đối với sức khỏe. Nhìn chung, có nhiều người trong số họ chỉđến cơ sở y tếđể xin thuốc chữa các bệnh thông thường chứkhông phải bệnh nặng. Theo báo cáo về tình hình y tế của các cấp chuyên môn, đã từ lâu tại địa phương không phát sinh các bệnh dịch lớn ảnh hưởng đến đời sống của người dân do công tác y tế dự phòng hoạt động có hiệu quả cũng như tinh thần trách nhiệm của cán bộ y tế ngày càng nâng cao[29].

Buổi chiều ở bể nước công cộng

Chị HT có 4 con nhỏ và đang mang thai con thứ 5 Photo: PMT

Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong công tác chăm sóc sức khoẻ cho người dân và nhận thức của người dân cũng tăng lên đáng kể trong thời gian qua nhưng vẫn còn có một số vấn đề tiếp tục diễn ra và chưa có cách gì ngăn lại được. Có hai vấn đề chính được xác định là vấn đề trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trước, sau khi sinh và tình trạng các loại bệnh liên quan đến đường nước như bệnh phụ khoa của phụ nữ như đã có dịp trình bày.

Có sự khác biệt giữa nhóm dân tộc trong tiếp cận cơ sở y tế. Sự chênh lệch rõ ràng hơn ở nhóm phụ nữ thôn người Kinh và Vân Kiều. Trong 40 ngườitham gia thảo luận nhóm có 30% số phụ nữ chưa từng một lần đến trạm

y tế hoặc các hiệu thuốc tư nhân nằm ở đâu. ở các nhóm phụ nữ người Kinh trong cùng độ tuổi tình hình hoàn toàn ngược lại.

Phụ nữ thường xuyên đến các cơ sở y tế hơn nam giới. Theo thống kê của

trạm y tế các xã thì tỷ lệ số lượng phụ nữ đến khám bệnh tại trạm y tế cao hơn nam giới gần 1.5 lần. Các ông trạm trưởng trạm y tế địa phương giải thích do đặc thù của phụ đảm nhiệm chức năng sinh sản nên có thể phải đến trạm nhiều hơn. Mặt khác, gần đây các chương trình chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho phụ nữ "rầm rộ" hơn nên phụ nữ thường xuyên phải lui tới nơi này. Các chị tham gia thảo luận nhóm bản Cổ Tràng cũng cho biết, cách đây 5 năm 2-3 năm mới ra trạm một lần, hiện nay mức độ đã tăng lên rất nhiều. Tuy nhiên, số lượng người đến các cơ sở y tế chưa phải là chỉ báo đáng mừng về công bằng giới trong tiếp cận dịch vụ y tế.

3.6. Xu hướng tiếp cận dịch vụ y tế

Số lượng người tiếp cận với cơ sở y tế ngày càng tăng cao trong hai nhóm (nam, nữ) và nhóm dân tộc (Kinh, Vân Kiều)

Từ khi Chính phủ triển khai Qũy chăm sóc y tế dành cho người nghèo (nghị định 139) năm 2002, thì tỷ lệ người thụ hưởng của Chương trình đã tăng lên. Theo thống kê của trạm xá hai xã khảo sát số người sử dụng dịch vụ nội trú đã tăng hơn 1.5 lần từ năm 2000 đến năm 2005 [28][29]. Con số này hơn gấp 4 lần đối với nhóm Vân Kiều.

Biểu đồ 3.12. Số lượt bệnh nhân khám và điều trị tại trạm y tế xã

Tính riêng số người tiếp cận với trạm y tế hai xã để thăm khám bệnh cũng tăng gấp 4 đối với cả hai nhóm dân tộc và gấp 5 lần đối với nhóm Vân Kiều nói riêng (xem biểu đồ trên).

Trong tương quan với nam giới, phụ nữ là thừa nhận là người đến trạm xá hoặc các cơ sở y tế nhiều hơn nam giới. Phân tích biểu đồ đi lại của 4 nhóm phụ nữ Vân Kiều cho thấy từ năm 2000 trở về trước, nơi thường xuyên đi đến của họ trong năm là nương rẫy, và chỉ hơn hoặc 2 năm /1lần đến mới đến trạm y tế hoặc đi chợ mua thuốc uống khi có bệnh. Đa số thời bấy giờ dùng bằng thuốc nam, cúng bái khi có bệnh. Tình hình đã khác từ khi trạm y tế có đông nhân viên hơn, cơ sở vật chất tốt hơn đặc biệt chính sách khám chữa bệnh cho phụ nữ. Mỗi năm từ 2-5 lần phụ nữ Vân Kiều có thể đến các cơ sở y tế nhờ tư vấn, chăm sóc sức khoẻ (tham khảo sơ đồ đi lại của nữ hộ trung bình bản Cổ Tràng - Xã Trường Sơn dưới đây).

Biểu đồ. Số lượt bệnh nhân khám và điều trị tại trạm xá xã

0 200 400 600 800 1000 1200 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Bệnh nhân Vân Kiều khám bệnh Số người đến khám bệnh Bệnh nhân Vân Kiều nội trú Số bệnh nhân nội trú

Sơ đồ đi lại của nữ hộ trung bình bản Cổ Tràng, xã Trường Sơn

Như vậy, xu hướng chung nam giới, phụ nữ Vân Kiều, kể cả người kinh ngày càng tiếp cận với các cơ sở y tế nhiều hơn trước.

Theo xu hướng này, các nhà làm quản lý y tế và địa phương cũng dự báo trong những thập kỷ tới, số lượt phụ nữ được chăm sóc khoẻ, số thai phụ được chăm

Thăm ông mệ xã Ngân Thủy 3 năm/1lần = 80km Đi nương làm ngô, lúa hàng ngày (2h đi bộ) Đi xuống chợ ở Hiền Ninh 1 năm/2lần (đi đò hết 1 buổi sáng)

Đi lấy củi trên rú. 2 ngày/1lần (từ

7h đến 15h)

Ra sông giặt quần áo, tắm, lấy nước

hàng ngày 300m (1.5h/ngày) Tham gia lớp IPM tại xã 3 tháng/1lần Đến trạm xá khám, chữa, mua thuốc 1năm/2-3lần chị Hồ Nữ, 42 tuổi bản Cổ Tràng xã Trường Sơn

sóc thai sản sẽ tăng cao. Phụ nữ Vân Kiều sẽ ý thức được sinh con tại nhà không có sự hỗ trợ của y tế sẽ gặp nhiều rủi ro nếu nỗ lực truyền thông được tăng cường thêm. Với sự hỗ trợ của các chương trình phát triển trong thời gian tới mạng lưới y tế thôn bản sẽ được cải thiện cả chất, lượng. Khi đó, y tá thôn bản sẽ có chỗ đứng trong cộng đồng Vân Kiều. Điều này có nghĩa cơ hội tiếp cận và kiểm soát các nguồn vốn xã hội của phụ nữ nói riêng và người Vân Kiều nói chung sẽ chủ động hơn.

Song, hiện tại vẫn còn có sự khác nhau rất lớn về tỷ lệ người dân tộc và người kinh được hưởng lợi từ chương trình do khác nhau về mặt địa lý.

Một số người đã bày tỏ sự quan ngại về chất lượng dịch vụ y tế nếu họ sử dụng bảo hiểm hoặc thẻ hộ nghèo/hộ dân tộc đi khám bệnh. Họ thường vấp phải sự "lạnh lùng", "thiếu quan tâm" của bác sĩ. Nhiều người Vân Kiêu không dám sử dụng thẻ bảo hiểm vì sợ bị ngược đãi hoặc bị phân biệt đối xử với người không sử dụng thẻ bảo hiểm. Một số thanh niên nam Vân Kiều khi đi khám bệnh thậm chí không dám dùng thẻ hộ nghèo vì xấu hổ.

Nhóm cán bộ y tế cơ sở lại cho rằng, người dân chưa sử dụng dịch vụ đúng quy cách. Hay đòi quyền lợi và không thông cảm với nhân viên y tế.

"...Người Vân Kiều hay đến trạm xin thuốc lắm. Hơi một tí là ra xin có khi chẳng có bệnh gì cũng xin. Nhiều người bảo đi khám không đi nhờ người khác ra xin thuốc hộ. Mà ai biết bệnh tình thế nào mà cấp thuốc ghi đơn hộ chứ. Họ cứ tưởng lúc nào ở trạm cũng có. Thuốc 139 cũng hạn chế 20.000đ/người có khi phát hai lần là hết.

"... Ngày trước còn chính sách bao cấp cả cho người chăm lẫn người bệnh, người Vân Kiều đến đây (trạm xá) đông lắm, giờ những ca nguy kịch không thổi bùa được họ mới ra nằm nội trú, đa số ra khám. Phụ nữ đến trạm nhiều hơn. Tôi làm ở trạm gần 20 năm tôi biết..."

Nguồn: Thảo luận nhóm cán bộ y tế hai xã Trường Xuân, Trường Sơn

Nhìn chung công cuộc truyền thông tăng cường nhận thức cho người dân tiếp cận với dịch và sử dụng dịch vụ đúng đắn còn nhiều gian nan. Vì dù đã có cơ chế miễn giảm để bảo trợ cho nhóm dễ bị tổn thương (người nghèo, phụ nữ nghèo, dân tộc thiểu số), song cơ chế mới này mới chỉ được áp dụng cho một bộ phận nhỏ dân trong diện chính sách và mức độ bảo trợ chưa thỏa đáng.

Sử dụng hệ thống thầy lang, thầy thuốc dân gian vẫn còn phổ biến trong cộng đồng Vân Kiều

Để bù đắp cho hệ thống y tế chính thức còn chưa có khả năng bao phủ và đáp ứng hết nhu cầu của người dân thì hệ thống thầy thuốc địa phương, chữa bệnh bằng các biện pháp dân gian của người Vân Kiều vẫn còn phát triển. Các nhà quản lý y tế và chính quyền địa phương không khuyến cáo người dân sử dụng hệ thống thầy lang, thầy cúng để chữa bệnh nhưng trong cộng đồng người Vân Kiều chưa thể loại bỏ triệt để trong vài ba năm tới. Trái lại, hệ thống này vẫn phát triển và có sức sống tiềm tàng trong tâm trí của từng người dân bản. Với tốc độ của sự phát triển và giao thoa văn hoá, không phái người Vân Kiều nào cũng tin vào tuyệt đối vào già làng, thầy cúng "thổi bùa" chữa bệnh. Mà với những trường hợp tai nạn thương tích hàng ngày như rắn cắn, chó cắn, ngã cây, sông, suối, thì "thổi bùa" vẫn là hiệu nghiệm.

Quá trình nghiên cứu của chúng tôi chưa thể khẳng định được giới nào tiếp cận với hệ thống thầy lang địa phương nhiều hơn. Nhưng có thể khẳng định nó có một giá trị nhất định trong đời sống cộng đồng người Vân Kiều. Và vì vậy để mất đi một nét văn hoá của của một tộc người là điều rất khó và còn nhiều tranh cãi của các nhà quản lý.

Một số kết luận chính chương 3 Dịch vụ Y tế

Ngược lại với mô hình tiếp cận dịch vụ khuyến nông, tỷ lệ phụ nữ tiếp cận với các cơ sở y tế nhiều hơn 1.5 lần so với nam giới. Hơn 50% số người được hỏi thường xuyên duy trì tiếp cận với các cơ sở y tế công 3 lần/năm. Tuy nhiên, con số này không phản ánh tình trạng công bằng giới giữa hai nhóm nam – nữ trong tiếp cận dịch vụ. Trong tương quan nhóm dân tộc, phụ nữ dân tộc Kinh kiểm soát dịch vụ y tế nhiều hơn người Vân Kiều. Tỷ lệ phụ nữ Vân Kiều bị nhiễm các bệnh phụ khoa cao hơn gấp đôi phụ nữ Kinh. Cứ 100 phụ nữ Vân Kiều xã Trường Sơn đến khám phụ khoa có tới 93 trường hợp nhiễm. Tỷ lệ này ở Trường Sơn đối với phụ nữ người Kinh chỉ 55%. Đặc biệt tỷ lệ phụ nữ Vân Kiều hưởng lợi các dịch vụ chăm sóc tiền sản thấp hơn phụ nữ Kinh sống trên cùng địa bàn xã. Vẫn còn tới 40% thai phụ người Vân Kiều chưa tiếp cận đầy đủ với dịch vụ chăm sóc tiền sản. Và còn 40% phụ nữ Vân Kiều sinh con không có hỗ trợ của y tế (sinh tại nhà).

Bất công bằng trong tiếp cận dịch vụ y tế giữa các nhóm dân tộc cùng chung sống trên địa bàn xã, giữa giới tính (nam và nữ) là sự thật hiện hữu ở huyện Quảng Ninh nói chung và cộng đồng Vân Kiều nói riêng. Thêm một lần nữa có thể khẳng định rằng phụ nữ dân tộc vẫn còn chịu nhiều thiệt thòi trong gia đình và cộng đồng. Cơ hội tiếp cận các dịch vụ công của họ bị hạn chế không chỉ bởi những đặc điểm cá nhân mà còn những nguyên nhân từ thể chế, chính sách. Những nỗ lực của chính quyền địa phương trong thời gian qua rất đáng được ghi nhận nhưng vẫn còn nhiều câu hỏi về phương pháp cung cấp dịch vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực tiếp cận dịch vụ công của phụ nữ dân tộc bru vân kiều nghiên cứu trường hợp tỉnh quảng bình (Trang 94 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)