Tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực tiếp cận dịch vụ công của phụ nữ dân tộc bru vân kiều nghiên cứu trường hợp tỉnh quảng bình (Trang 42 - 43)

CHƯƠNG I CƠ Sở Lý LUậN Và THựC TIễN

B. CƠ Sở THựC TIễN

1.4. Tổng quan địa bàn nghiên cứu

1.4.1. Tỉnh Quảng Bình

Tự nhiên. Tỉnh Quảng Bình nằm ở Bắc Trung Bộ Việt Nam, với diện tích tự

nhiên 8.037,6 km2. 85% diện tích tự nhiên của Quảng Bình là đồi núi. Toàn bộ diện tích được chia thành bốn vùng sinh thái cơ bản: Vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển.

Dân số. Toàn tỉnh có tổng dân số hơn 79.717 ngàn người sống phân bổ trên 7 huyện thị. Phần lớn cư dân địa phương là người Kinh. Dân tộc ít người thuộc hai nhóm chính là Chứt (3.833 người) và Bru-Vân Kiều gồm những tộc người chính là: Khùa, Mã Liềng, Rục, Sách, Vân Kiều, Mày, Arem, v.v.sống tập trung ở hai huyện miền núi Tuyên Hoá và Minh Hoá và một số xã miền Tây Bố

Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thuỷ. Dân số nhóm Bru Vân Kiều trên toàn tỉnh thống kê năm 2005 là 7.761 người, chiếm 9.7% tổng dân số. Dân cư phân bố không đều, 86,83% sống ở vùng nông thôn và 13,17% sống ở thành thị[33].

Kinh tế. Trong tổng số 141 xã có 39 xã thuộc diện xã nghèo đói, chiếm 27,7%. Theo báo cáo tổng kết năm 2004 của UBND tỉnh Quảng Bình, tỷ lệ hộ

nghèo có giảm xuống khoảng bình quân 3%, nhưng tập trung chủ yếu tại vùng đồng bằng và thành thị. Ngược lại tại các xã miền núi, làng bản người dân tộc thì tỷ lệ hộ nghèo còn rất cao. Trong những năm qua, đối với vùng miền núi dân tộc, tỉnh đã có nhiều chính sách hỗ trợ đặc biệt, khuyến khích chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi và áp dụng khoa học kĩ thuật mới cho đồng bào dân tộc. Nhiều chính sách hỗ trợ, viện trợ của chính phủ, của tỉnh như chương trình 135, xoá mái tranh nghèo, cấp phát lương thực dụng cụ sản xuất.

Nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế toàn tỉnh và giảm tỷ lệ nghèo đói, Hội Đồng Nhân Dân tỉnh Quảng Bình xác định thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo được coi là một mục tiêu quan trong hàng đầu trong kế hoạch phát triển kinh tế đến năm 2010. Chính quyền tỉnh khuyến khích các tổ chức chính trị xã hội tham gia trong công tác giảm nghèo tại địa phương. Nhiều chương trình dự án tiếp tục được thực hiện tại các vùng dân tộc miền núi như dự án ARCD giai đoạn 2, dự án giảm nghèo miền trung, chương trình 134 chính phủ, dự án đa dạng hoá nông nghiệp[33].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực tiếp cận dịch vụ công của phụ nữ dân tộc bru vân kiều nghiên cứu trường hợp tỉnh quảng bình (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)