Tỷ lệ phụ nữ bị bệnh phụ khoa 2006

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực tiếp cận dịch vụ công của phụ nữ dân tộc bru vân kiều nghiên cứu trường hợp tỉnh quảng bình (Trang 92 - 94)

chữa/khám % 44 59 53 33 77 48

Nguồn: 1) Báo cáo sơ kết tình hình thực hiện chiến lược Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến 2005;

2) Niên giám thông kê huyện Quảng ninh 2005 và;

3) Báo cáo tổng kết năm 2005, Trạm y tế hai xã Trường Xuân, Trường Sơn.

Năm 2005, tỷ lệ phụ nữ được khám và điều trị phụ khoa đều trên 50%. Tỷ lệ này thấp hơn ở nhóm Vân Kiều > 40%. Năm 2006, tỷ lệ phụ nữ bị phụ khoa ở cả hai xã đã giảm hơn so với năm 2005. Tuy nhiên tình trạng bệnh tật vẫn không có nhiều cải thiện trong nhóm Vân Kiều (xem biểu đồ).

Biểu đồ. 3.8. Tỷ lệ phụ nữ bị bệnh phụ khoa 2006 Tỷ lệ phụ nữ bị bệnh phụ khoa năm 2006 Tỷ lệ phụ nữ bị bệnh phụ khoa năm 2006 58.7 34.4 47 65 93 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Chung Vân Kiều Chung Vân Kiều Toàn

huỵên

Xã Trường Xuân Xã Trường Sơn

T

l

Năm 2006, toàn huyện Quảng Ninh cứ 100 phụ nữ đến khám có 58 người bị. So với huyện, xã Trường Xuân có tỷ lệ thấp hơn 100 người đến khám có 34 người bị. Xã Trường Sơn, tình trạng phụ nữ bị phụ khoa cao hơn mức trung bình toàn huyện. Theo tính toán của trạm thì cứ 100 người đến khám có 65 người bị.

Tỷ lệ phụ nữ Vân Kiều bị phụ khoa cao hơn gấp nhiều lần phụ nữ dân tộc Kinh sống trên cùng địa bàn. Tỷ lệ phụ nữ dân tộc Kinh xã Trường Xuân bị viêm nhiễm phụ khoa là 35%, Trường Sơn: 55%. Trong khi nhóm Vân Kiều ở Trường Xuân là 37%. Và trở nên trầm trọng hơn với nhóm phụ nữ Vân Kiều ở Trường Sơn 93%. Nghĩa là cứ 100 phụ nữ Vân Kiều trong xã đến khám bệnh có tới 93 người bị.

Tỷ lệ bệnh nhân điều trị bệnh ở nhóm người Kinh cũng cao hơn nhóm Vân Kiều. Nếu như 2005 có hơn 50% bệnh nhân sau khi phát hiện bệnh có chủ động điều trị, thì 2006 tăng lên 80%. Tỷ lệ điều trị ở nhóm Vân Kiều là 75%.

‘’…ở các bản Vân Kiều hầu như tất cả chị em đều bị phụ khoa, cứ đi khám thế nào cũng từ 95% trở lên. Nguyên nhân là do thiếu nước, vệ sinh không đúng cách, quần áo phơi bờ bụi thiếu ánh sáng. Khám song phát thuốc cho họ uống, nhưng một thời gian sau do không vệ sinh đúng cách lại bị lại. Vì chỉ uống thuốc thôi chưa đủ…‘’

Nguồn: Nữ 55 tuổi, thành viên hội phụ nữ xã Trường Sơn

So với Trường Xuân, Trường Sơn có địa hình đồi núi dốc nên thường xuyên thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. 100% số hộ dùng nước sông để ăn, sinh hoạt vào sáu tháng mùa khô. Tuy nhiên, nước sông cũng hạn chế. Qua thảo luận nhóm và quan sát vào lúc cao điểm của mùa khô 2-3 ngày mới tắm một lần. Nước sông vào thời điểm này cũng phải ưu tiên phục vụ ăn uống, tắm giặt là hạn chế.

Phụ nữ Vân Kiều thường không chủ động đến cơ quan y tế khám bệnh nếu không thấy bệnh quá nặng. Ba năm trước, khi tuyên truyền khám phụ khoa chỉ 40% phụ nữ tham gia số còn lại “ngại” hoặc đi làm nương không đến khám. Tình hình đã trở nên có nhiều tiến bộ từ 2004 trở lại đây, khi các cơ quan y tế tổ chức chiến dịch mỗi năm một lần khám bệnh cho phụ nữ tại thôn bản.

3.4. Khác biệt về tình trạng dinh dưỡng của trẻ em trai và gái

Có một số bằng chứng cho thấy trẻ em trai được nuôi dưỡng tốt hơn trẻ em gái. Thống kê của trạm Y tế xã từ năm 2004 đến nay cho thấy tỷ lệ bé gái dưới 10 tuổi bị còi cọc cao hơn bé trai một chút (xem bảng 3.9).

Riêng xã Trường Sơn, mức độ còi cọc ở trẻ hai năm 2004-2005 có vẻ không có khác biệt giữa bé trai và bé gái nhưng Trường Xuân ngược lại. Phát hiện này cũng trùng với nghiên cứu về ”Khác biệt giới trong nền kinh tế chuyển đổi ở Việt Nam” tháng 7/2002 của tổ chức Phát triển Liên Hiệp quốc tại Việt Nam (UNDP). Nghiên cứu này chỉ ra rằng ”trẻ em gái từ 5-10 tuổi có biểu hiện còi cọc cao hơn so với trẻ em trai. 41% trẻ em gái dưới 10 tuổi còi cọc trong khi ở trẻ em trai là 35%[24].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực tiếp cận dịch vụ công của phụ nữ dân tộc bru vân kiều nghiên cứu trường hợp tỉnh quảng bình (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)