CHƯƠNG I CƠ Sở Lý LUậN Và THựC TIễN
B. CƠ Sở THựC TIễN
2.2. Vaitrò giới trong hệ thống khuyến nông và tổ chức cộng đồng
2.2.2. Khác biệt giới trong mạng lưới khuyến nông cộng đồng
Tương tự như cấu trúc ngành khuyến nông, trong hệ thống các tổ chức cộng đồng, các câu lạc bộ khuyến nông cũng mang màu sắc về thiên lệch giới. Tác giả cho rằng, tỷ lệ thành viên nam -nữ trong một cấu trúc cũng phản ánh mức độ tiếp cận và kiểm soát nguồn lực của giới. Và tình trạng chung tỷ lệ nam giới vẫn chiếm phần áp đảo trong các tổ chức cộng đồng, tổ chức nghề nghiệp, câu lạc bộ hay nhóm sở thích về khuyến nông ở hai xã.
Từ năm 2000, hai xã Trường Xuân, Trường Sơn đã hình thành khá nhiều các tổ nhóm, câu lạc bộ, đặc biệt hệ thống tổ chức cộng đồng (sau đây sẽ gọi tắt là CBO’s)4. Các CBOs sẽ cung cấp vật tư nông nghiệp đầu vào (tổ phân bón, thuốc phòng trừ dịch hại), cung cấp cây con giống (lợn nái, ong, cây ăn quả), cung cấp và chia sẻ các kỹ thuật (nhóm trồng lạc, trồng lúa năng suất cao, ủ phân trộn). Trong 5 năm (từ 2000-nay), đã hình thành được 54 tổ nhóm khuyến nông/2 xã. Số lượng thành viên trung bình mỗi nhóm là 10 (người hoặc hộ gia đình). Biểu đồ sau đây cho thấy rõ hơn về số lượng và thành viên
4Xây dựng mạng lưới tổ chức cộng đồng, câu lạc bộ khuyến nông là mang cơ hội, tiến bộ kỹ thuật tới các nhóm xã hội trong cộng đồng. Hình thành các mạng lưới khuyến nông là một trong những hoạt động quan trọng mà các chương trình khuyến nông hướng tới. Mạng lưới giúp liên kết các nhóm nông dân, liên kết giữa người sản xuất, người tiêu thụ, người nghiên cứu và đầu tư. Mạng lưới có thể giúp cho chuỗi thị trường của một sản phẩm nông nghiệp ngắn lại và như thế giá trị của sản phẩm tăng lên.
Tuy nhiên không phải ở làng xã nào của Việt Nam cũng có thể xây dựng được hệ thống các tổ chức cộng đồng này. Phần lớn chúng được hình thành nhờ xúc tác của các chương trình dự án của các tổ chức Phi chính Phủ. Họ muốn chứng minh cách tiếp cận hiệu quả trong công tác khuyến nông – hoạt động được coi là động thái chính để khắc phục nghèo nàn ở các vùng nông thôn. Trường Xuân và Trường Sơn là hai xã may mắn đã hưởng lợi chương trình của tổ chức Phi chính phủ
tham gia nhóm (xem biểu đồ).
Biểu đồ. 2.2. Số lượng, thành viên các tổ chức cộng đồng hai xã
Có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ trong tham gia các tổ chức, mạng lưới khuyến nông.Nam giới chiếm ưu thế trong các tổ, nhóm khuyến nông. Trong số 54 tổ chức cộng đồng, hội nghề nghiệp (IPM, Lúa giống, Thú y) được hình thành số thành viên nữ chiếm 35%, thành viên nam tới 65%. Đặc biệt có những tổ nhóm, thành viên hoàn toàn là nam giới ví dụ ”Câu lạc bộ ong”, tổ ”trồng cây ăn quả”.
Hộp 2.1. Câu chuyện câu lạc bộ Ong xã Trường Xuân
Năm 2000, cả xã có 7 hộ nuôi ong sống ở 3 thôn. Tháng 12/2000 dưới sự giúp đỡ của dự án của một tổ chức Phi chính phủ và khuyến nông xã đã thành lập câu lạc bộ nuôi ong. Ban đầu câu lạc bộ có 7 người, giữa năm 2002 có 9 người, sang năm 2003 có 14 người. Tất cả các thành viên câu lạc bộ đều là nam. Câu lạc bộ có ban điều hành chung gồm 3 thành viên, cả 3 đều là nam. Hỏi tại sao câu lạc bộ không mời nữ giới tham gia, ông chủ nhiệm câu lạc bộ tâm sự rằng: ”...nuôi ong là nghề đòi hỏi kỹ thuật
54 407 110 137 143 0 100 200 300 400 500 Số lượng Số nhóm Số thành viên Người nghèo Người dân tộc Nữ Các nhóm sở thích khuyến nông hình thành tại 2 xã
nên phụ nữ không tham gia được. Họ sợ ong đốt, nếu lấy mật hay tách ghép đàn đều do nam giới trong gia đình làm. Phụ nữ chỉ đi bán mật ong thôi. Phụ nữ đến tháng (kỳ kinh nguyệt) mà đụng vào tổ ong là kiêng, Ong phải sạch sẽ, nữ không làm được...”
Với sự hỗ trợ về kỹ thuật của dự án và khuyến nông xã câu lạc bộ Ong xã Trường Xuân đến nay đã tăng số lượng thành viên lên gần gấp đôi (27 người, 100% nam). Câu lạc bộ sinh hoạt 3 tháng một lần chia sẻ kinh nghiệm hỗ trợ cho nhau khi cần thiết. Hiện nay, cả xã đã có tới hơn 100 đàn ong. Hộ nhiều nhất 20 đàn, hộ vừa 15 đàn, hộ thấp là 5 đàn. Sản phẩm ong của câu lạc bộ đã bán ra thị trường huyện. Ông chủ nhiệm câu lạc bộ cho biết, ”sắp tới có thêm 2 thành viên xã bên xin sang kết nạp, nhưng lại cũng là 2 ông nam giới...”
Nguồn: Trần Quốc Toản, chủ nhiệm câu lạc bộ ong xã Trường Xuân
Trong các tổ chức cộng đồng, hay hội nghề nghiệp (hội thú y, hội IPM) số phụ nữ nắm giữ vị trí quản lý thường thấp hơn nhiều so với nam giới. Đa phần số phụ nữ tham gia quản lý ở các tổ chức này lại là những phụ nữ đã tham gia quản lý ở các tổ chức chính trị của địa phương ( Hội/chi phụ nữ xã/thôn).
Đối với các tổ chức cộng đồng, hội nghề nghiệp được xây dựng trực tiếp ở các bản Vân Kiều, cho người Vân Kiều tỷ lệ nữ giới tham gia vẫn thấp hơn nam giới. Khảo sát 24 CBOs, câu lạc bộ khuyến nông ở 24 bản Vân Kiều/2 xã có tổng số 107 thành viên. Trong đó, nữ: 23 thành viên chiếm 21%, gần 79% còn lại là nam. Nữ chủ nhiệm CBOs, câu lạc bộ chỉ có 4 người chiếm 3.7%. Qua tham vấn, định kiến giới trong cộng đồng ảnh hưởng rất lớn tới cơ hội tiếp cận và kiểm soát nguồn lực của nam và nữ. Quan niệm nữ làm các công việc liên quan đến kỹ thuật không tốt bằng nam. Thậm chí, nữ thường ”bẩn”
hơn nam nên nếu đụng vào cái gì ”sạch sẽ” hoặc linh thiêng tất phải là giới.5 Mô hình phân công lao động trong gia đình tái hiện một cách chân thực đầy đủ về những định kiến giới. Bởi thế nên tỷ lệ nữ ở các vị trí được quyền ”ra quyết định” còn rất thấp ở hai xã. Nữ tham gia các quan hệ xã hội, các tổ nhóm, câu lạc bộ cũng thấp hơn nam giới. Điều này có nghĩa là cơ hội để nâng cao năng lực, cải thiện vị thế xã hội đối với phụ nữ vẫn còn là vấn đề nan giải ở các thôn bản của hai xã Trường Xuân và Trường Sơn.
2.2.3. Khác biệt nhóm dân tộc, nhóm kinh tế hộ trong tiếp cận mạng lưới khuyến nông cộng đồng
Nhóm hộ khá, nhóm người Kinh tiếp cận tốt hơn với dịch vụ khuyến nông. Các chính sách, chương trình khuyến nông của Chính phủ hay các tổ chức phát triển khác hiện nay đều đã hướng tới nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội là nhóm người nghèo, dân tộc thiểu số. Song nhóm hộ khá giả tiếp cận tốt hơn với dịch vụ khuyến nông do đó họ có lợi thế khi nhận các khỏan hỗ trợ kèm theo. Trong 54 CBOs, câu lạc bộ khuyến nông hình thành ở hai xã tỷ lệ thành viên thuộc hộ nghèo chiếm 22%. Tỷ lệ thành viên thuộc nhóm Vân Kiều chiếm 34% tổng số thành viên tham gia nhóm. Như vậy số lượng thành
5 Người Vân Kièu quan niệm phụ nữ đến kỳ kinh nguyện, hoặc khi có thai không được bước qua cửa chính vào những ngày tết vì sợ làm uế tạp.
viên là người kinh chiếm 2/3. Trong số 54 CBOs, câu lạc bộ có 30 CBOs, câu lạc bộ hình thành ở các thôn người kinh, chỉ có 24 CBOs, nhóm sở thích xây dựng ở sáu bản Vân Kiều/hai xã.
Khi xây dựng mô hình, câu lạc bộ hay CBOs, yếu tố đầu tiên người ta nghĩ đến là tính bền vững của tổ chức. Để chọn giải pháp an toàn, thông thường các tổ chức xây dựng ở những địa điểm thuận lợi như: có cán bộ cơ sở nhiệt tình, ngựời dân có nhu cầu, đi lại thuận lợi. Trong khi các bản Vân Kiều thường ở xa trung tâm xã, việc đi lại khó khăn. Cán bộ khuyến nông hầu như không biết ngôn ngữ Vân Kiều. Định kiến cho rằng người Vân Kiều có mức sống nghèo khổ, tự ti, khó thuyết phục để chấp nhận cái mới, sợ rủi ro là những cản trở đưa tiến bộ kỹ thuật sản xuất tới nhóm Vân Kiều chậm hơn.
Một buổi tập huấn khuyến nông cho bà con Vân Kiều bằng tiếng Việt. Nam ngồi trên, phụ nữ tập trung phía dưới
Photo: PMT
Nhìn chung cơ hội tiếp cận với kỹ thuật sản xuất, các trợ cấp khuyến nông là không ngang bằng giữa các nhóm xã hội cho nên phần lớn hộ Vân kiều, đặc biệt là hộ nghèo, phụ nữ thiếu kiến thức và kỹ năng trong sản xuất. Hệ quả là phương thức canh tác lạc hậu vẫn được áp dụng phổ biến hiện nay tại các bản người dân tộc Vân Kiều. Do đó,mà rủi ro trong sản xuất
về sản xuất và thông tin thị trường nên người dân không lựa chọn được phương án đầu tư sản xuất phù hợp với đặc điểm tại địa phương một cách bền vững.Phương thức canh tác “trọc lỗ bỏ hạt”, đốt nương làm rẫy vẫn được duy trì. Để có nương làm rẫy, chặt phá rừng là không thể tránh khỏi.Với phương thức canh tác thiếu kỹ thuật như vậy khiến đất đai ngày càng bạc màu ảnh hưởng rất lớn đến môi sinh.