Quá trình hình thành của mô hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình chăm sóc người cao tuổi tại chùa linh sơn, phường thanh nhàn, quận hai bà trưng, thành phố hà nội 01 (Trang 50 - 52)

CHƢƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.1. Quá trình hình thành của mô hình

Mô hình chăm sóc ngƣời cao tuổi tại chùa Linh Sơn đƣợc hình thành từ năm 2005. Bắt nguồn từ các hoạt động làm cơm, cháo từ thiện cho các bệnh viện K ở Hà Nội.

Theo thông tin từ Trụ trì chùa Linh Sơn thì: trong một lần đến bệnh viện K thăm và tặng quà một gia đình có ba anh chị em bị u bƣớu ở cổ, cụ thấy một cháu bé bị ung thƣ lƣỡi, thấy cháu yếu quá, tiên liệu không sống đƣợc nên cụ và một thầy khác cho cháu bé mấy trăm ngàn. Mấy ngƣời bệnh nhân khác thấy thế đều đến chỗ cụ xin ít tiền. Cụ rút hết những đồng tiền cuối cùng mình có để chia sẻ cho bệnh nhân. Cụ thấy đƣợc nhiều bệnh nhân ở đây rất khó khăn, khổ quá, phải lo đủ các thứ tiền nên nảy sinh ý định làm từ thiện, giúp mọi ngƣời. Nghĩ là làm, cụ lên xin ý kiến lãnh đạo bệnh viện, đƣợc đồng ý thì tiến hành luôn. Và chùa Linh Sơn Thanh Nhàn chính là tổ chức đầu tiên tổ chức bữa ăn từ thiện cho bệnh nhân ở Bệnh viện K. Cụ kêu gọi các phật tử gần chùa đến tham gia và kết quả mới đầu chỉ có khoảng gần ba chục ngƣời và đa phần là các bà ở gần chùa thỉnh thoảng vẫn đến chùa thắp hƣơng. Do đó, cụ chỉ đủ sức làm mỗi ngày 50 suất cơm và tiền lấy từ nguồn công đức của nhà chùa. Cụ cùng thầy và phật tử làm liên tục đƣợc 7-8 tháng thì bệnh viện cũng lo lắng, hỏi xem cụ có thể làm đƣợc đến bao giờ. Cụ bảo, Cụ luôn lo lắng không biết đƣợc mình sẽ làm đƣợc bao lâu. Không ngờ đến nay đã đƣợc 11 năm rồi1.

“Sau hoạt động làm cơm, cháo từ thiện ấy, có nhiều phật tử biết đến chùa hơn, đặc biệt là các cụ lớn tuổi, họ đến để đóng góp công đức à, có ngƣời thì quyên góp tiền, có cụ thì đóng góp gạo, rau củ, thịt trứng rồi gia vị… có bà thì đến xin tham gia làm

cơm, cháo cùng, rồi xin đƣợc tổ chức các buổi tụng kinh vào buổi sáng. Có cụ lại muốn đóng góp công đức bằng việc làm bao sái cho nhà chùa, nhiều lắm. Đến mấy năm gần đây, nhận đƣợc sự quyên góp nhiều hơn của nhiều vị phật tử có tâm, tôi có tổ chức thêm các chuyến đi từ thiện đến các vùng nghèo đói, vùng sâu vùng xa để hỗ trợ phần nào cho ngƣời dân, giúp chúng sinh bớt khổ. Rồi đến đầu năm 2012, tôi đƣợc biết nhiều ngƣời dân ở quận Hai Bà Trƣng không có bảo hiểm, khó khăn mà nhiều ngƣời lại mắc nhiều bệnh ốm đau nên thầy đã làm việc với quận Hai Bà Trƣng và kêu gọi các bác sĩ, y tá, dƣợc sĩ có hảo tâm đến khám và chữa bệnh, phát thuốc từ thiện cho bệnh nhân. Trong đó đa phần là ngƣời già à. Họ Khổ lắm, đau ốm nhiều bệnh tật, nhiều ngƣời không có tiền để đi bệnh viện, chịu khổ”1 .

“Tôi ban đầu tổ chức làm cơm rồi cháo từ thiện này là nhằm mục đích chính là giúp đỡ, chia sẻ khó khăn cho bệnh nhân nghèo ở bệnh viện K. Không ngờ rằng việc đó lại nhận đƣợc sự giúp đỡ, tham gia, ủng hộ của đông đảo các phật tử lớn tuổi. Các bà, các cụ đến đây rất nhiệt tình, có trách nhiệm, chăm chỉ làm việc, không cần phải nhắc nhở hay lớn tiếng gì đâu. Họ rất tự giác, đến thƣờng xuyên luôn, không kể mƣa bão gì đó. Làm nhƣ thế mà đâu có đƣợc lƣơng đâu. Tôi đâu có trả lƣơng cho họ đâu, đi làm từ thiện hết à. Nhiều bà đến xin vào làm có nói với tôi: Chúng con đi làm thế này để tích thêm tí đức cho mình và con cháu, ở nhà cũng rảnh rỗi, may mà cụ mở ra việc cho chúng con làm, coi nhƣ tập thể dục cho khỏe khoắn, lại vừa làm đƣợc việc có ích, nhƣ vậy là chúng con vui rồi. Tôi đƣợc biết thế cũng mừng, không ngờ đƣợc việc làm của mình không chỉ giúp đƣợc bệnh nhân nghèo, giờ là một công đôi việc luôn đó, cho các bà ấy có việc làm, bớt đi nỗi cô đơn của tuổi già ấy. Giúp đỡ đƣợc cho họ thì nhà chùa cũng vui. Sau này, nhiều hoạt động khác mở ra nhƣ bao sái này, tụng kinh này, rồi đi từ thiện xa này, còn có khám chữa bệnh từ thiện nữa thì có đông ngƣời cao tuổi đến đây tham gia lắm. Cũng có ngƣời trẻ nhƣng không nhiều lắm, đa phần tuổi là từ

sau khi về hƣu à. Còn chủ yếu là các bà chứ các cụ ông ít lắm. Bây giờ cũng có nhiêù cụ ông là chỉ có đến khám bệnh từ thiện với trong các chuyến đi từ thiện xa đấy, có nhiều cụ ông tham gia lắm”1.

Nhƣ vậy, có thể thấy đƣợc mô hình chăm sóc ngƣời cao tuổi tại chùa Linh Sơn, phƣờng Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trƣng, thành phố Hà Nội ra đời đầu tiên là hoạt động làm cơm và cháo từ thiện. Từ đó, các hoạt động khác cũng dần ra đời và đƣợc thành lập thành các tổ và phát triển đến nay, cụ thể là: tổ tụng kinh, tổi bao sái, tổ từ thiện đi xa và cuối cùng là phòng khám và chữa bệnh từ thiện. Tất cả các hoạt động trên đều bắt nguồn từ lòng từ bi, quan tâm đến các đối tƣợng yếu thế trong cuộc sống, đặc biệt là nhóm bệnh nhân nghèo và ngƣời cao tuổi của nhà chùa. Đến nay, mô hình đã có hơn 11 năm phát triển, có đông đảo sự tham gia của ngƣời cao tuổi vào các hoạt động của mô hình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình chăm sóc người cao tuổi tại chùa linh sơn, phường thanh nhàn, quận hai bà trưng, thành phố hà nội 01 (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)