Khái niệm tụng kinh và lợi ích của tụng kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình chăm sóc người cao tuổi tại chùa linh sơn, phường thanh nhàn, quận hai bà trưng, thành phố hà nội 01 (Trang 32 - 34)

CHƢƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận của đề tài

1.1.1.7. Khái niệm tụng kinh và lợi ích của tụng kinh

“Tụng kinh: Là đọc tụng thành tiếng và có âm điệu, hoặc đọc thầm những lời Phật dạy trong kinh điển một cách thành kính, phù hợp với căn cơ của chúng sinh” [40: 110].

Lợi ích của sự tụng kinh:

Tụng kinh là một liệu pháp chữa bệnh, góp phần chữa trị các bệnh tật, nhất là về tƣ tƣởng, tâm lý. Giúp cho con ngƣời giảm bớt lo âu, căng thẳng, cảm giác bình an,

thanh tịnh. “Qua các cuộc thử nghiệm, niềm tin đƣợc khoa học xác nhận là một yếu tố quan trọng đóng góp vào sự chữa trị bệnh tật. Do đó, trong phạm vi Phật giáo, sự thực hành cầu nguyện với niềm tin để chữa trị bệnh tật, làm cho hết đau nhức và phối hợp thực hành cùng với sự chăm sóc của bác sĩ trong tiến trình chữa trị bệnh tật và phục hồi sức khỏe là điều cần thực hiện ở các khóa lễ và trong những lễ cầu an riêng biệt cho ngƣời phật tử có nhu cầu” [32: 44]. “Trong Phật giáo, có nhiều phƣơng pháp thực hành gọi là tu tập để làm phát sinh ra trạng thái thƣ giãn thân và tâm nhƣ dâng hƣơng, tụng kinh , trì chú, lễ Phật 108 lạy, ngồi thiền, thiền hành và cầu nguyện. Thực hành điều này hỗ trợ rất tốt cho việc chữa trị bệnh tật. Qua nhiều cuộc nghiên cứu khoa học về trạng thái thân tâm thƣ giãn khi thực hành các phƣơng pháp bng thƣ cũng nhƣ khi có niềm tin, có kết luận là khi trạng thái thƣ giãn thân tâm xuất hiện thì cơ thể con ngƣời tiết ra chất nitric oxide đƣa đến hàng loạt sự tốt đẹp xuất hiện trong cơ thể của chúng ta giúp: Cơ thể chúng ta có khả năng phịng vệ chống lại nhiều các thứ bệnh tật. Chúng ta gia tăng tự cảm nhận niềm vui và sự lành mạnh. Các hội chứng bệnh, thân thể hay tâm thần do căng thẳng làm phát sinh, giảm đi nhanh chóng hay hồn tồn hết hẳn.” [32: 27].

Tụng kinh giúp ngƣời tụng hiểu và ghi nhớ lời Phật dạy để có thể ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày. “Tụng kinh trƣớc nhất và quan trọng hơn hết là để "hiểu chính xác lời Phật dạy, ứng dụng vào cuộc sống hằng ngày, đem lại lợi lạc cho bản thân và tha nhân. Tụng kinh là dịp tốt nhất để chúng ta có thể học hỏi, tƣ duy về lời Phật dạy rồi áp dụng chúng vào đời sống hằng ngày của chúng ta. Chính sự áp dụng lời Phật dạy, sau quá trình tƣ duy và thể nghiệm, giúp chúng ta gặt hái những điều chúng ta mong muốn trong cuộc sống, nhƣ sự an lạc và hạnh phúc” [39: 119].

Tụng kinh giúp ngƣời tụng điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của bản thân cho phù hợp với lời Phật dạy, làm việc thiện, loại bỏ những hành vi tham lam, độc ác.“Tụng kinh trong Phật giáo còn là một dịp tốt giúp chúng ta trau dồi và phát triển ba nghiệp

trong sạch và an tịnh. Trong giờ phút tụng kinh, nhờ sự chú tâm chuyên nhất vào lời kinh, tâm ý của chúng ta chấm dứt sự bám víu vào các duyên thế sự. Tâm ý của chúng ta nhờ đó trở nên thanh tịnh và thuần khiết. Tâm của chúng ta xa lìa các tâm lý tham lam, sân hận, si mê và các tâm lý âm tính khác, có hại cho tâm tƣ, tình cảm, nhân cách và đạo đức của bản thân. Ngoài ra, do miệng đọc tụng lời kinh, các lời nói mang tính chất sai sự thật, ác độc, thêm bớt và nói lời vơ nghĩa khơng có cơ hội để phát triển. Khi đọc kinh thì miệng của chúng ta xƣớng lên những lời lẽ đạo đức, trí tuệ, nhờ đó chúng ta có cơ hội vun trồng các hạt giống thiện.” [40].

Nhƣ vậy, Tụng kinh để trau dồi sự thanh tịnh, giảm bớt căng thẳng, lo âu, phiền não, để mình và ngƣời đƣợc an lạc và hạnh phúc. Tụng kinh giúp ghi khắc sâu chân lý Phật dạy, ứng dụng vào từng trƣờng hợp cụ thể của cuộc sống, để khắc phục đau khổ, nhổ sạch gốc rễ của khổ đau là tham lam, sân hận, si mê. Tụng kinh nhƣ vậy là một sự tu tập: bỏ ác làm lành, phát triển các đức tính tốt trong mỗi ngƣời. Tụng kinh có nhiều lợi ích nhƣ thế cho nên nhiều Phật tử và đặc biệt là ngƣời cao tuổi rất chuyên cần tụng niệm lời Phật dạy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình chăm sóc người cao tuổi tại chùa linh sơn, phường thanh nhàn, quận hai bà trưng, thành phố hà nội 01 (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)