Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình chăm sóc người cao tuổi tại chùa linh sơn, phường thanh nhàn, quận hai bà trưng, thành phố hà nội 01 (Trang 46 - 50)

CHƢƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

1.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

Để có thể tiến hành nghiên cứu và hoàn thành luận văn thuận lợi đồng thời hiểu rõ hơn về cơ cấu tổ chức và hoạt động của mô hình chăm sóc NCT tại chùa Linh sơn.Trƣớc tiên, cần phải hiểu rõ về địa bàn nghiên cứu: chùa Linh Sơn, phƣờng Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trƣng, Hà Nội.

Về địa chỉ: Di tích chùa Linh Sơn Thanh Nhàn hiện nằm ở ngõ 331 đƣờng Trần Khát Chân, phƣờng Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trƣng, Hà Nội.

Về lịch sử hình thành và phát triển: Chùa Linh Sơn có lịch sử phát triển lâu đời. Chùa làng Thanh Nhàn tên chữ là Linh Sơn Tự. Dân cƣ vùng Ô Đống Mác (hay Ông Mạc) thì quen gọi là chùa Linh Sơn Thanh Nhàn, có lẽ để phân biệt với chùa Thanh Nhàn ở Ô Chợ Dừa. Không ai biết chùa Linh Sơn Thanh Nhàn ra đời chính xác từ lúc nào, tuy nhiên điều chắc chắn là muộn nhất thì chùa cũng đã tồn tại vào khoảng giữa thế kỷ 18, dƣới thời Lê Trung Hƣng. Một trong các bằng chứng xác thực nhất đã tìm thấy ở bài bi ký khắc trên tấm bia đá dựng tại sân chùa, ghi rõ niên đại Cảnh Hƣng thứ 20 (tức năm 1759). “Nơi đây, xƣa kia, theo tấm bia đá cổ, tạo tác vào năm Cảnh Hƣng thứ 20 (năm 1759), thời nhà Lê, chùa Linh Sơn Thanh Nhàn toạ lạc trên một gò đất, dân làng gọi là Núi, đƣợc nhà sƣ Sa Môn Chính Minh - trụ trì chùa Linh Sơn Thanh Nhàn thời đó viết lại nhƣ sau: “Nay ở xứ Ông Mạc, làng Thanh Nhàn ở Kinh đô,có một khu đất với một ngọn núi đất sừng sững. Núi ấy có mạch dẫn từ hồ Tây,chảy thông ra sông Tô Lịch,bên phải có Bạch Hổ, bên trái là Thanh Long,phía trƣớc là chim tƣớc, sau là chim vũ, thu hết tầm mắt lại..quả là khu tĩnh thổ bậc nhất vậy”. Theo nguồn thƣ tịch của địa phƣơng, từ xa xƣa vùng đất phía Nam kinh thành Thăng Long này là vùng đất sâu trũng, hoang vu. Khu vực làng Thanh Nhàn ao hồ, song ngòi dầy đặc, lại thƣờng xuyên phải hứng chịu nạn vỡ đê,nƣớc tràn đƣa cát về làm thành gò đống.Bao quanh khu vực gò đất cao nhất (gọi là núi) dần xuất hiện dân cƣ. Lúc đầu thƣa thớt, về sau dân các nơi tìm về đây khai hoang, lập nghiệp ngày một đông. Cùng với sự phát triển của làng mạc,thôn xóm,các trung tâm sinh hoạt tín ngƣỡng cũng dần hình thành tại

đây. Các trung tâm thờ cúng ra đời đã đáp ứng nhu cầu tín ngƣỡng, sinh hoạt văn hoá của ngƣời dân trong làng. Chùa Linh Sơn Thanh Nhàn cũng ra đời và phục vụ tín ngƣỡng Phật giáo của ngƣời lao động nơi đâytừ đấy đến nay. Trải qua lịch sử, chùa Linh Sơn Thanh Nhàn không chỉ là trung tâm thực hiện nhu cầu tín ngƣỡng của ngƣời dân mà còn là cơ sở nuôi giấu cán bộ hoạt động nằm vùng; nơi in ấn tài liệu của Đảng (theo Lịch sử truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân phƣờng Thanh Nhàn năm 1930-1995). Ngày 28-5-2003, chùa Linh Sơn Thanh Nhàn đƣợc UBND thành phố Hà Nội ra Quyết định số 2942/QĐ-UB xếp hạng kiến trúc nghệ thuật đẹp. Ngày 5-8- 2005, chùa đƣợc gắn biển di tích lịch sử cách mạng. [5]

Về cảnh quan và kiến trúc chùa Linh Sơn: Linh Sơn Tự từ cổng vào, bên phải có cổ thụ và tấm bia Cảnh Hƣng thứ 20 đƣợc dựng trên lƣng một con rùa mới làm, tất cả ở dƣới mái che. Tiền đƣờng rộng 5 gian, nhìn ra một ao vuông có tƣờng đá vây quanh. Bên phải ao là một miếu nhỏ, bên trái là dãy nhà thấp, một phần đƣợc dùng làm phòng khám, chữa bệnhtừ thiện và làm cơm từ thiện. Tòa tiền đƣờng xây kiểu tƣờng hồi bít đốc, thềm cao, hàng hiên có dãy cột đá chạm hoa lá, bên trong bài trí hệ thống tƣợng Phật giáo đầy đủ theo phái Đại thừa Bắc tông. Bên trái cổng vào là dãy nhà Mẫu, thờ Bà chúa Liễu Hạnh. Sau lƣng thƣợng điện là tòa hậu đƣờng, bên phải là vƣờn tháp với 4 ngôi mộ Tổ. Toàn bộ chùa đã đƣợc trùng tu và tôn tạo với nhiều bức phù điêu đá. [5:2]

Về các hoạt động từ thiện và lễ hội: “Trải qua quá trình hình thành và phát triển, chùa Linh Sơn - Thanh Nhàn ngày nay không chỉ đƣợc biết đến nhƣ di tích lịch sử cách mạng mà còn là nơi sinh hoạt tôn giáo đƣợc đông đảo nhân dân tìm tới. Đặc biệt nơi đây còn là địa chỉ để những phật tử có tấm lòng hảo tâm đóng góp, chia sẻ với nhiều hoàn cảnh khó khăn trong xã hội. Chùa Linh Sơn Thanh Nhàn đã cụ thể hóa sự đóng góp đó bằng những việc làm từ thiện hết sức thiết thực và đậm tính nhân văn nhƣ: nấu cơm, cháo từ thiện cho các bệnh nhân ung thƣ có hoàn cảnh khó khăn ở các bệnh viện

K; tổ chức những chƣơng trình phát quà kết hợp với khám chữa bệnh cho đồng bào vùng sâu vùng xa; chƣơng trình mổ mắt cho ngƣời nghèo; phát xe lăn cho ngƣời tàn tật…’’ [5:2]. Chùa ngoài ngày giỗ tổ là ngày 24/ 10 âm lịch hàng năm thì cũng tổ chức các lễ theo đạo Phật: nhƣ Vu Lan, Phật đản, lễ Thích Ca thành đạo, Lễ Thích Ca nhập niết bàn …

Tiểu kết chƣơng I

Trong chƣơng này, tác giả đề cập đến các khái niệm công cụ đƣợc sử dụng trong bài nghiên cứu nhƣ: mô hình, ngƣời cao tuổi, sức khỏe, chăm sóc ngƣời cao tuổi, công tác xã hội, Phật giáo, tụng kinh … Đồng thời phân tích nội dung và ứng dụng của lý thuyết hệ thống và lý thuyết nhu cầu trong bài nghiên cứu. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã tìm hiểu, đƣa ra những quan điểm, luật pháp, chính sách liên quan đến NCTvà hoạt động chăm sóc NCT. Đặc biệt, tác giả còn phân tích nhƣng đặc điểm về tâm lý, sinh lý của NCTvà phân tích nhu cầu của NCT để phục vụ cho việc đánh giá mô hình chăm sóc NCT này. Ngoài ra, còn nêu và phân tích sơ lƣợc về địa bàn nghiên cứu của luận văn liên quan đến các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho NCT tại đây.

Những cơ sở lý luận và thực tiễn trên là tiền để quan trọng để tác giả tìm hiểu về thực trạng và đánh giá hiệu quả của các hoạt động chăm sóc NCT của mô hình chăm sóc ngƣời cao tuổi tại chùa Linh Sơn. Với những tìm hiểu tổng quan về địa bàn nghiên cứu chùa Linh Sơn, tôi đi phân tích cơ cấu tổ chức, thực trạng hoạt động của mô hình trong việc CSSK cho NCT và các đối tƣợng yếu thế.

CHƢƠNG II. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA MÔ HÌNH CHĂM SÓC NGƢỜI CAO TUỔI TẠI CHÙA LINH SƠN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình chăm sóc người cao tuổi tại chùa linh sơn, phường thanh nhàn, quận hai bà trưng, thành phố hà nội 01 (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)