Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình chăm sóc người cao tuổi tại chùa linh sơn, phường thanh nhàn, quận hai bà trưng, thành phố hà nội 01 (Trang 46)

CHƢƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

1.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

Để có thể tiến hành nghiên cứu và hồn thành luận văn thuận lợi đồng thời hiểu rõ hơn về cơ cấu tổ chức và hoạt động của mơ hình chăm sóc NCT tại chùa Linh sơn.Trƣớc tiên, cần phải hiểu rõ về địa bàn nghiên cứu: chùa Linh Sơn, phƣờng Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trƣng, Hà Nội.

Về địa chỉ: Di tích chùa Linh Sơn Thanh Nhàn hiện nằm ở ngõ 331 đƣờng Trần Khát Chân, phƣờng Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trƣng, Hà Nội.

Về lịch sử hình thành và phát triển: Chùa Linh Sơn có lịch sử phát triển lâu đời. Chùa làng Thanh Nhàn tên chữ là Linh Sơn Tự. Dân cƣ vùng Ô Đống Mác (hay Ơng Mạc) thì quen gọi là chùa Linh Sơn Thanh Nhàn, có lẽ để phân biệt với chùa Thanh Nhàn ở Ơ Chợ Dừa. Khơng ai biết chùa Linh Sơn Thanh Nhàn ra đời chính xác từ lúc nào, tuy nhiên điều chắc chắn là muộn nhất thì chùa cũng đã tồn tại vào khoảng giữa thế kỷ 18, dƣới thời Lê Trung Hƣng. Một trong các bằng chứng xác thực nhất đã tìm thấy ở bài bi ký khắc trên tấm bia đá dựng tại sân chùa, ghi rõ niên đại Cảnh Hƣng thứ 20 (tức năm 1759). “Nơi đây, xƣa kia, theo tấm bia đá cổ, tạo tác vào năm Cảnh Hƣng thứ 20 (năm 1759), thời nhà Lê, chùa Linh Sơn Thanh Nhàn toạ lạc trên một gò đất, dân làng gọi là Núi, đƣợc nhà sƣ Sa Mơn Chính Minh - trụ trì chùa Linh Sơn Thanh Nhàn thời đó viết lại nhƣ sau: “Nay ở xứ Ơng Mạc, làng Thanh Nhàn ở Kinh đơ,có một khu đất với một ngọn núi đất sừng sững. Núi ấy có mạch dẫn từ hồ Tây,chảy thơng ra sơng Tơ Lịch,bên phải có Bạch Hổ, bên trái là Thanh Long,phía trƣớc là chim tƣớc, sau là chim vũ, thu hết tầm mắt lại..quả là khu tĩnh thổ bậc nhất vậy”. Theo nguồn thƣ tịch của địa phƣơng, từ xa xƣa vùng đất phía Nam kinh thành Thăng Long này là vùng đất sâu trũng, hoang vu. Khu vực làng Thanh Nhàn ao hồ, song ngòi dầy đặc, lại thƣờng xuyên phải hứng chịu nạn vỡ đê,nƣớc tràn đƣa cát về làm thành gò đống.Bao quanh khu vực gò đất cao nhất (gọi là núi) dần xuất hiện dân cƣ. Lúc đầu thƣa thớt, về sau dân các nơi tìm về đây khai hoang, lập nghiệp ngày một đơng. Cùng với sự phát triển của làng mạc,thơn xóm,các trung tâm sinh hoạt tín ngƣỡng cũng dần hình thành tại

đây. Các trung tâm thờ cúng ra đời đã đáp ứng nhu cầu tín ngƣỡng, sinh hoạt văn hố của ngƣời dân trong làng. Chùa Linh Sơn Thanh Nhàn cũng ra đời và phục vụ tín ngƣỡng Phật giáo của ngƣời lao động nơi đâytừ đấy đến nay. Trải qua lịch sử, chùa Linh Sơn Thanh Nhàn không chỉ là trung tâm thực hiện nhu cầu tín ngƣỡng của ngƣời dân mà cịn là cơ sở ni giấu cán bộ hoạt động nằm vùng; nơi in ấn tài liệu của Đảng (theo Lịch sử truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân phƣờng Thanh Nhàn năm 1930-1995). Ngày 28-5-2003, chùa Linh Sơn Thanh Nhàn đƣợc UBND thành phố Hà Nội ra Quyết định số 2942/QĐ-UB xếp hạng kiến trúc nghệ thuật đẹp. Ngày 5-8- 2005, chùa đƣợc gắn biển di tích lịch sử cách mạng. [5]

Về cảnh quan và kiến trúc chùa Linh Sơn: Linh Sơn Tự từ cổng vào, bên phải có cổ thụ và tấm bia Cảnh Hƣng thứ 20 đƣợc dựng trên lƣng một con rùa mới làm, tất cả ở dƣới mái che. Tiền đƣờng rộng 5 gian, nhìn ra một ao vng có tƣờng đá vây quanh. Bên phải ao là một miếu nhỏ, bên trái là dãy nhà thấp, một phần đƣợc dùng làm phòng khám, chữa bệnhtừ thiện và làm cơm từ thiện. Tòa tiền đƣờng xây kiểu tƣờng hồi bít đốc, thềm cao, hàng hiên có dãy cột đá chạm hoa lá, bên trong bài trí hệ thống tƣợng Phật giáo đầy đủ theo phái Đại thừa Bắc tông. Bên trái cổng vào là dãy nhà Mẫu, thờ Bà chúa Liễu Hạnh. Sau lƣng thƣợng điện là tòa hậu đƣờng, bên phải là vƣờn tháp với 4 ngơi mộ Tổ. Tồn bộ chùa đã đƣợc trùng tu và tôn tạo với nhiều bức phù điêu đá. [5:2]

Về các hoạt động từ thiện và lễ hội: “Trải qua quá trình hình thành và phát triển, chùa Linh Sơn - Thanh Nhàn ngày nay không chỉ đƣợc biết đến nhƣ di tích lịch sử cách mạng mà cịn là nơi sinh hoạt tơn giáo đƣợc đơng đảo nhân dân tìm tới. Đặc biệt nơi đây cịn là địa chỉ để những phật tử có tấm lịng hảo tâm đóng góp, chia sẻ với nhiều hồn cảnh khó khăn trong xã hội. Chùa Linh Sơn Thanh Nhàn đã cụ thể hóa sự đóng góp đó bằng những việc làm từ thiện hết sức thiết thực và đậm tính nhân văn nhƣ: nấu cơm, cháo từ thiện cho các bệnh nhân ung thƣ có hồn cảnh khó khăn ở các bệnh viện

K; tổ chức những chƣơng trình phát quà kết hợp với khám chữa bệnh cho đồng bào vùng sâu vùng xa; chƣơng trình mổ mắt cho ngƣời nghèo; phát xe lăn cho ngƣời tàn tật…’’ [5:2]. Chùa ngoài ngày giỗ tổ là ngày 24/ 10 âm lịch hàng năm thì cũng tổ chức các lễ theo đạo Phật: nhƣ Vu Lan, Phật đản, lễ Thích Ca thành đạo, Lễ Thích Ca nhập niết bàn …

Tiểu kết chƣơng I

Trong chƣơng này, tác giả đề cập đến các khái niệm công cụ đƣợc sử dụng trong bài nghiên cứu nhƣ: mơ hình, ngƣời cao tuổi, sức khỏe, chăm sóc ngƣời cao tuổi, cơng tác xã hội, Phật giáo, tụng kinh … Đồng thời phân tích nội dung và ứng dụng của lý thuyết hệ thống và lý thuyết nhu cầu trong bài nghiên cứu. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã tìm hiểu, đƣa ra những quan điểm, luật pháp, chính sách liên quan đến NCTvà hoạt động chăm sóc NCT. Đặc biệt, tác giả cịn phân tích nhƣng đặc điểm về tâm lý, sinh lý của NCTvà phân tích nhu cầu của NCT để phục vụ cho việc đánh giá mơ hình chăm sóc NCT này. Ngồi ra, cịn nêu và phân tích sơ lƣợc về địa bàn nghiên cứu của luận văn liên quan đến các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho NCT tại đây.

Những cơ sở lý luận và thực tiễn trên là tiền để quan trọng để tác giả tìm hiểu về thực trạng và đánh giá hiệu quả của các hoạt động chăm sóc NCT của mơ hình chăm sóc ngƣời cao tuổi tại chùa Linh Sơn. Với những tìm hiểu tổng quan về địa bàn nghiên cứu chùa Linh Sơn, tơi đi phân tích cơ cấu tổ chức, thực trạng hoạt động của mơ hình trong việc CSSK cho NCT và các đối tƣợng yếu thế.

CHƢƠNG II. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA MƠ HÌNH CHĂM SĨC NGƢỜI CAO TUỔI TẠI CHÙA LINH SƠN

2.1. Quá trình hình thành của mơ hình

Mơ hình chăm sóc ngƣời cao tuổi tại chùa Linh Sơn đƣợc hình thành từ năm 2005. Bắt nguồn từ các hoạt động làm cơm, cháo từ thiện cho các bệnh viện K ở Hà Nội.

Theo thơng tin từ Trụ trì chùa Linh Sơn thì: trong một lần đến bệnh viện K thăm và tặng q một gia đình có ba anh chị em bị u bƣớu ở cổ, cụ thấy một cháu bé bị ung thƣ lƣỡi, thấy cháu yếu quá, tiên liệu không sống đƣợc nên cụ và một thầy khác cho cháu bé mấy trăm ngàn. Mấy ngƣời bệnh nhân khác thấy thế đều đến chỗ cụ xin ít tiền. Cụ rút hết những đồng tiền cuối cùng mình có để chia sẻ cho bệnh nhân. Cụ thấy đƣợc nhiều bệnh nhân ở đây rất khó khăn, khổ quá, phải lo đủ các thứ tiền nên nảy sinh ý định làm từ thiện, giúp mọi ngƣời. Nghĩ là làm, cụ lên xin ý kiến lãnh đạo bệnh viện, đƣợc đồng ý thì tiến hành ln. Và chùa Linh Sơn Thanh Nhàn chính là tổ chức đầu tiên tổ chức bữa ăn từ thiện cho bệnh nhân ở Bệnh viện K. Cụ kêu gọi các phật tử gần chùa đến tham gia và kết quả mới đầu chỉ có khoảng gần ba chục ngƣời và đa phần là các bà ở gần chùa thỉnh thoảng vẫn đến chùa thắp hƣơng. Do đó, cụ chỉ đủ sức làm mỗi ngày 50 suất cơm và tiền lấy từ nguồn công đức của nhà chùa. Cụ cùng thầy và phật tử làm liên tục đƣợc 7-8 tháng thì bệnh viện cũng lo lắng, hỏi xem cụ có thể làm đƣợc đến bao giờ. Cụ bảo, Cụ ln lo lắng khơng biết đƣợc mình sẽ làm đƣợc bao lâu. Khơng ngờ đến nay đã đƣợc 11 năm rồi1.

“Sau hoạt động làm cơm, cháo từ thiện ấy, có nhiều phật tử biết đến chùa hơn, đặc biệt là các cụ lớn tuổi, họ đến để đóng góp cơng đức à, có ngƣời thì qun góp tiền, có cụ thì đóng góp gạo, rau củ, thịt trứng rồi gia vị… có bà thì đến xin tham gia làm

cơm, cháo cùng, rồi xin đƣợc tổ chức các buổi tụng kinh vào buổi sáng. Có cụ lại muốn đóng góp cơng đức bằng việc làm bao sái cho nhà chùa, nhiều lắm. Đến mấy năm gần đây, nhận đƣợc sự quyên góp nhiều hơn của nhiều vị phật tử có tâm, tơi có tổ chức thêm các chuyến đi từ thiện đến các vùng nghèo đói, vùng sâu vùng xa để hỗ trợ phần nào cho ngƣời dân, giúp chúng sinh bớt khổ. Rồi đến đầu năm 2012, tôi đƣợc biết nhiều ngƣời dân ở quận Hai Bà Trƣng khơng có bảo hiểm, khó khăn mà nhiều ngƣời lại mắc nhiều bệnh ốm đau nên thầy đã làm việc với quận Hai Bà Trƣng và kêu gọi các bác sĩ, y tá, dƣợc sĩ có hảo tâm đến khám và chữa bệnh, phát thuốc từ thiện cho bệnh nhân. Trong đó đa phần là ngƣời già à. Họ Khổ lắm, đau ốm nhiều bệnh tật, nhiều ngƣời khơng có tiền để đi bệnh viện, chịu khổ”1 .

“Tôi ban đầu tổ chức làm cơm rồi cháo từ thiện này là nhằm mục đích chính là giúp đỡ, chia sẻ khó khăn cho bệnh nhân nghèo ở bệnh viện K. Không ngờ rằng việc đó lại nhận đƣợc sự giúp đỡ, tham gia, ủng hộ của đông đảo các phật tử lớn tuổi. Các bà, các cụ đến đây rất nhiệt tình, có trách nhiệm, chăm chỉ làm việc, không cần phải nhắc nhở hay lớn tiếng gì đâu. Họ rất tự giác, đến thƣờng xun ln, khơng kể mƣa bão gì đó. Làm nhƣ thế mà đâu có đƣợc lƣơng đâu. Tơi đâu có trả lƣơng cho họ đâu, đi làm từ thiện hết à. Nhiều bà đến xin vào làm có nói với tơi: Chúng con đi làm thế này để tích thêm tí đức cho mình và con cháu, ở nhà cũng rảnh rỗi, may mà cụ mở ra việc cho chúng con làm, coi nhƣ tập thể dục cho khỏe khoắn, lại vừa làm đƣợc việc có ích, nhƣ vậy là chúng con vui rồi. Tôi đƣợc biết thế cũng mừng, khơng ngờ đƣợc việc làm của mình khơng chỉ giúp đƣợc bệnh nhân nghèo, giờ là một công đôi việc ln đó, cho các bà ấy có việc làm, bớt đi nỗi cơ đơn của tuổi già ấy. Giúp đỡ đƣợc cho họ thì nhà chùa cũng vui. Sau này, nhiều hoạt động khác mở ra nhƣ bao sái này, tụng kinh này, rồi đi từ thiện xa này, cịn có khám chữa bệnh từ thiện nữa thì có đơng ngƣời cao tuổi đến đây tham gia lắm. Cũng có ngƣời trẻ nhƣng khơng nhiều lắm, đa phần tuổi là từ

sau khi về hƣu à. Còn chủ yếu là các bà chứ các cụ ơng ít lắm. Bây giờ cũng có nhiêù cụ ơng là chỉ có đến khám bệnh từ thiện với trong các chuyến đi từ thiện xa đấy, có nhiều cụ ơng tham gia lắm”1.

Nhƣ vậy, có thể thấy đƣợc mơ hình chăm sóc ngƣời cao tuổi tại chùa Linh Sơn, phƣờng Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trƣng, thành phố Hà Nội ra đời đầu tiên là hoạt động làm cơm và cháo từ thiện. Từ đó, các hoạt động khác cũng dần ra đời và đƣợc thành lập thành các tổ và phát triển đến nay, cụ thể là: tổ tụng kinh, tổi bao sái, tổ từ thiện đi xa và cuối cùng là phòng khám và chữa bệnh từ thiện. Tất cả các hoạt động trên đều bắt nguồn từ lòng từ bi, quan tâm đến các đối tƣợng yếu thế trong cuộc sống, đặc biệt là nhóm bệnh nhân nghèo và ngƣời cao tuổi của nhà chùa. Đến nay, mơ hình đã có hơn 11 năm phát triển, có đơng đảo sự tham gia của ngƣời cao tuổi vào các hoạt động của mơ hình.

2.2. Mục đích, nhiệm vụ và đối tƣợng hỗ trợ của mơ hình

Mục đích của mơ hình:

Mơ hình chăm sóc ngƣời cao tuổi tại chùa Linh Sơn, phƣờng Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trƣng, Hà Nội đƣợc thành lập với mục đích là cung cấp, tổ chức các hoạt động hỗ trợ, chăm sóc cho ngƣời cao tuổi và ngƣời trung niên đã về hƣu trên địa bàn Hà Nội, và đặc biệt là ở quận Hai Bà Trƣng. Đồng thời, thông qua các hoạt động này của NCT để có thể trợ giúp, hỗ trợ những đối tƣợng có hồn cảnh khó khăn, nghèo đói, bệnh tật: “Ở đây cung cấp các hoạt động hỗ trợ những ngƣời khó khăn, bệnh tật. Trong đó đối tƣợng đƣợc ƣu tiên là ngƣời cao tuổi, đặc biệt là những ngƣời cao tuổi có hồn cảnh khó khăn, ốm đau. Những NCT khỏe mạnh, có điều kiện thì tham gia các hoạt động

làm cơm, cháo, đi từ thiện xa để giúp đỡ những mảnh đời khó khăn hơn. Mang đến cho ngƣời cao tuổi một môi trƣờng sinh hoạt vui vẻ, ấm áp và tràn đầy tình thƣơng”1.

Do vậy, mơ hình có những nhiệm vụ nhƣ sau:

 Thứ nhất: tổ chức và quản lý các hoạt động hỗ trợ, chăm sóc NCT, các đối tƣợng khác tham gia trong mơ hình. Tạo điều kiện tốt nhất cho NCT khi tham gia các hoạt động của mơ hình.

 Thứ hai: Thƣờng xuyên theo dõi, kiểm tra nhằm đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho NCT, đảm bảo các hoạt động diễn ra bình thƣờng, đạt yêu cầu. Trƣờng hợp cần thiết phải có trách nhiệm thơng báo trƣớc cho NCT và các nhóm đối tƣợng khác trong mơ hình.

 Thứ ba: Tổ chức tốt cơng tác tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả đúng mục đích, đúng nguyện vọng các nguồn kinh phí, nguồn tài trợ cả về tiền mặt lẫn hiện vật của các cơ quan, tổ chức, gia đình và các cá nhân trong và ngoài nƣớc làm từ thiện tại trung tâm.

 Thứ tƣ: Phối hợp chặt chẽ với ngƣời cao tuổi, các đối tƣợng có hồn cảnh khó khăn, bệnh viện K, quận Hai Bà Trƣng, các đoàn thể… để hỗ trợ, chăm sóc cho các đối tƣợng.

Nhƣ vậy, việc thực hiện tốt nhiệm vụ của mơ hình là một nhiệm vụ quan trọng góp phần vào sự phát triển và hồn thiện mọi mặt của mơ hình.

Đối tƣợng của mơ hình:

Đối tƣợng hỗ trợ chính của mơ hình là ngƣời cao tuổi tại Hà Nội tự nguyện xin vào tham gia các hoạt động của mơ hình, ngồi ra cịn có những ngƣời cao tuổi có hồn cảnh khó khăn, bệnh tật, nghèo khó thuộc quận Hai Bà Trƣng đƣợc sự xác nhận của các phƣờng trong quận Hai Bà Trƣng mới đƣợc phép tham gia vào hoạt động khám và

chữa bệnh miễn phí của mơ hình. “Phần lớn ngƣời đến tham gia các hoạt động ở đây đều là lớn tuổi, khoảng từ 55 tuổi đến 78 tuổi là nhiều nhất. Cũng có cụ trên 80 tuổi đấy. Ở đây đa phần là các bà, cũng có các ơng nhƣng ít lắm. Trừ hoạt động khám bệnh ra thì các cụ các bà đến đây sinh hoạt đều khỏe mạnh, có sức khỏe tốt, nhanh nhẹn, chăm chỉ và rất tận tâm với việc mình đảm nhận tham gia. Các cụ đều tự nguyện hết, nhà chùa khơng có ép buộc gì hết và nhà chùa cũng khơng có trả lƣơng cho họ, còn ngƣợc lại, họ đến đây tham gia cùng với nhà chùa cũng khơng phải chi trả bất kì chi phí gì hết. Tồn bộ là nhà chùa lấy tiền từ quỹ từ thiện do các phật tử quyên góp hết. Mà đa phần các cụ đều ở quanh chùa hết, chỉ có số ít là ở xa nhƣng cũng chỉ trong Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình chăm sóc người cao tuổi tại chùa linh sơn, phường thanh nhàn, quận hai bà trưng, thành phố hà nội 01 (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)