Thuyết nhu cầu của Abraham Maslow

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình chăm sóc người cao tuổi tại chùa linh sơn, phường thanh nhàn, quận hai bà trưng, thành phố hà nội 01 (Trang 34 - 37)

CHƢƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận của đề tài

1.1.2.1. Thuyết nhu cầu của Abraham Maslow

Abraham Maslow (1908-1970), nhà tâm lý học gốc Do Thái nhập cƣ từ Nga vào Mỹ. Maslow đã nêu ra thuyết nhu cầu, ông cho rằng mỗi nhu cầu con ngƣời trong hệ thống thứ bậc phải đƣợc thỏa mãn trong mối tƣơng quan với môi trƣờng để con ngƣời có thể phát triển khả năng cao nhất của mình. Thuyết nhu cầu của Maslow nêu lên 5 bậc thang. Hệ thống thứ bậc phụ thuộc khá nhiều vào mơi trƣờng bên ngồi. Mơ hình thuyết nhu cầu của Maslow xem xét các nhu cầu kích thích vận động khác nhau đƣợc đặt theo hệ thống thứ bậc và cho rằng trƣớc khi đáp ứng các nhu cầu ở mức cao hơn, tinh vi hơn thì phải thỏa mãn nhu cầu ở mức sơ cấp. [25: 115]

Năm nhu cầu đƣợc Maslow khái quát hóa trong thang nhu cầu dƣới đây:

Hình 1.1. Thang nhu cầu của Maslow

Bậc thang thứ nhất: Trong hệ thống thứ bậc nhu cầu, đó là nhu cầu sinh học (sự sinh tồn cơ bản), nếu nhu cầu cơ bản này khơng đạt đƣợc sẽ bị tắc thì khơng thể tiến thêm ở bậc nhu cầu tiếp theo. Bao gồm các nhu cầu cơ bản của con ngƣời nhƣ thức ăn đầy đủ, khơng khí để thở, nƣớc uống, sƣởi ấm, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi. Các nhu cầu làm cho con ngƣời thoải mái về cơ thể. Đây là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con ngƣời. [4: 119]

Bậc thang thứ hai: Là nhu cầu vế sự an tồn (sự an sinh và an tồn) có nghĩa là một mơi trƣờng khơng nguy hiểm, có lợi cho sự phát triển liên tục và lành mạnh của cá nhân. Cá nhân mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống cịn của mình khỏi các nguy hiểm. Nhu cầu này cũng đƣợc khẳng định thông qua các mong muốn về sự ổn định trong cuộc sống, đƣợc yên tâm về các chế độ bảo hiểm xã hội, các chế độ khi về hƣu, đƣợc sống trong các khu phố an ninh, sống trong xã hội có pháp luật, có nhà cửa để ở. Tóm lại cá nhân cần có cảm giác an tâm khi đƣợc an toàn thân thể, đƣợc đảm bảo việc làm, đƣợc hƣởng các dịch vụ y tế và xã hội và tài sản cá nhân đƣợc bảo vệ. [4: 120]

Bậc thang thứ ba: Là nhu cầu xã hội (đƣợc thừa nhận, đƣợc yêu thƣơng và đƣợc chấp nhận). Ở mức nhu cầu này, hoạt động giao tiếp đƣợc quan trọng. Nhƣ việc tìm kiếm kết bạn, tìm ngƣời yêu, lập gia đình, tham gia một cộng đồng nào đó, đi làm việc, tham gia các câu lạc bộ, làm việc nhóm. Sự tổn thƣơng về mặt tâm lý trong mơi trƣờng gia đình, nhà trƣờng, xã hội sẽ làm cho cá nhân không thể phát triển cao hơn. Maslow cho rằng, nếu nhu cầu này không đƣợc thỏa mãn, đáp ứng nó có thể gây ra các bệnh trầm trọng về tinh thần, thần kinh. [4:121]

Bậc thang thứ bốn: Nhu cầu đƣợc tơn trọng. Nhu cầu này cịn đƣợc gọi là nhu cầu tự trọng vì nó thể hiện mong muốn đƣợc ngƣời khác q mến, nể trọng thông qua các thành quả của bản thân và sự cảm nhận, quý trọng chính bản thân, danh tiếng của mình, có lịng tự trọng, sự coi trọng khả năng của bản thân. Khi chúng ta gia nhập một tổ chức, một đội nhóm, chúng ta cảm thấy mình thuộc về nơi đó nên ln muốn mọi ngƣời trong nhóm nể trọng, quý mến. Đồng thời chúng ta cũng phấn đấu để cảm thấy mình có vị trí trong nhóm đó. [4: 121]

Bậc thang thứ năm: Bậc thang cao nhất trong hệ thống thứ bậc nhu cầu của Maslow, có tác động lớn nhất đến sự hồn thiện nhân cách, đó là nhu cầu về sự phát triển cá nhân. Maslow mô tả nhu cầu này là sự mong muốn đƣợc là chính mình, đƣợc làm những cái mà mình “sinh ra để làm”. Đó là nhu cầu đƣợc tự khẳng định mình, nhu cầu cho sự trƣởng thành cá nhân, cơ hội của sự phát triển và học hỏi cá nhân để tự hoàn thiện mình. Nhu cầu này thể hiện ở việc muốn đƣợc sáng tạo, đƣợc thể hiện khả năng, đƣợc trình diễn mình và đƣợc cơng nhận thành đạt. [4: 122]

Trong luận nghiên cứu này tơi sử dụng lý thuyến nhu cầu nhằm tìm hiểu những nhu cầu, mong muốn của ngƣời cao tuổi khi tham gia vào các hoạt động của mơ hình. Ngƣời cao tuổi khi tham gia các hoạt động của chùa mong muốn đƣợc khỏe mạnh, đƣợc khám chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí và đƣa ra những lời khuyên về chế độ dinh dƣỡng, rèn luyện, phịng bệnh (nhu cầu an tồn). NCT mong muốn đƣợc vui vẻ,

trò chuyện, giao lƣu, chia sẻ (nhu cầu xã hội). NCT mong muốn đƣợc mọi ngƣời trong tổ tôn trọng, quan tâm, lắng nghe, yêu mến bản thân (nhu cầu tơn trọng). NCT muốn đƣợc khẳng định mình, thấy bản thân có ích thơng qua việc tham gia vào hoạt động xã hội của chùa. Từ đó có thể biết đƣợc mơ hình chăm sóc NCT tại chùa Linh Sơn đã đáp ứng đƣợc những nhu cầu nào của ngƣời cao tuổi dựa theo lý thuyết nhu cầu này. Đồng thời đƣa ra những giải pháp góp phần hồn thiện mơ hình để đáp ứng đầy đủ, nhu cầu ngày càng cao của ngƣời cao tuổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình chăm sóc người cao tuổi tại chùa linh sơn, phường thanh nhàn, quận hai bà trưng, thành phố hà nội 01 (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)