7. Kết cấu của luận văn
1.1. Các yếu tố tác động và chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Hƣng Yên về
1.1.3. Tình hình giáo dục phổ thông của tỉnh Hưng Yên trước năm1996
Tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, Đại hội VI (12-1996) đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, trong đó có đổi mới giáo dục: “Giáo dục nhằm mục tiêu hình thành và phát triển toàn diện nhân cách xã hội chủ nghĩa của thế hệ trẻ, đào tạo đội ngũ lao động có kĩ thuật, đồng bộ về ngành nghề phù hợp với yêu cầu phân công lao động của xã hội” [ 12, tr.89].
Đại hội chỉ rõ yêu cầu với GDPT: “Các trường phổ thông phải dạy kiến thức phổ thông cơ bản, lao động kĩ thuật tổng hợp, hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông” [12, tr.90].
Đại hội Đảng lần VII (2-1991), nhấn mạnh và chỉ rõ: “Khoa học và giáo dục đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, là động lực đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, vươn lên trình độ tiên tiến trên thế giới” [13, tr.79]. Mục tiêu của GD&ĐT nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành một đội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ và sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Đối với GDPT, giai đoạn 1991 – 1995 cần: “Tập trung thực hiện chương trình phổ cập giáo dục cấp I và chống mù chữ, phát triển cấp II và cấp III phù hợp với yêu cầu và điều kiện của nền kinh tế. Củng cố và phát triển trường phổ thông cho trẻ khuyết tật” [13, tr.79].
Quán triệt quan điểm trên, Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh đề ra cùng với khoa học và công nghệ, GD&ĐT là quốc sách hàng đầu. Quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu là bước đột phá, tạo nền tảng cho những chính sách phát triển giáo dục của các địa phương.
Tỉnh ủy Hưng Yên đã ban hành Nghị quyết của Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ tỉnh Hưng Yên về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành trung ương khóa VIII.
Thành tựu đạt được là mạng lưới trường học hình thành rộng khắp, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phát triển cả về số lượng và chất lượng, phong trào xã hội hóa giáo dục phát triển: “Toàn tỉnh hiện có 338 trường phổ thông các cấp, hoàn thành xóa mù chữ và phổ cập tiểu học sớm. Hiện có 47,1% đạt trình độ đại học, cao đẳng trở lên, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn cao, 100% số trường học có quỹ hỗ trợ tài năng trẻ hoặc quỹ khuyến họ [50, tr.2]. Tuy nhiên, tình hình giáo dục phổ thông của tỉnh Hưng Yên trước năm 1996 còn tồn tại những hạn chế. Cơ sở vật chất trong các trường nhìn chung còn nghèo, phòng học kiên cố cao tầng thiếu nhiều, nhất là ở tiểu học. Cơ cấu
đội ngũ giáo viên chưa cân đối, thiếu giáo viên nhạc họa, ngoại ngữ, tin học và giáo dục công dân. Toàn tỉnh còn thiếu 700 giáo viên bậc tiểu học và phổ thông cơ sở.
Nguyên nhân của những hạn chế đó là do nhận thức của các ngành, các cấp về vai trò của giáo dục chưa sâu sắc. Công tác quản lý giáo dục có những bất cập, chưa tháo gỡ vướng mắc về cơ chế và thủ tục hành chính.
Như vậy, vấn đề đặt ra là chất lượng giáo dục còn thấp bao gồm chất lượng giáo viên và chất lượng học tập của học sinh. Mạng lưới cơ sở vật chất của các trường phổ thông trong tỉnh còn thiếu hoặc xuống cấp. Công tác xã hội hóa giáo dục chưa đạt hiệu quả, chưa phát triển thành phong trào rộng rãi. Do vậy, tình hình giáo dục phổ thông của tỉnh Hưng Yên trước năm 1996 tuy đạt được những thành tựu to lớn nhưng cần khắc phục hạn chế đặt ra vào giai đoạn sau.