Tiếp tục mở rộng quy mô nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh hưng yên lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông từ năm 1996 đến năm 2016 (Trang 50 - 55)

1.2.2.2 .Xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý

2.2. Chủ trƣơng và quá trình chỉ đạo phát triển giáo dục phổ thông của

2.2.2.1. Tiếp tục mở rộng quy mô nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Tỉnh uỷ đã đưa ra nhiều giải pháp cụ thể nhằm giữ ổn định quy mô

trường lớp, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn, coi trọng giáo dục nhân cách, đạo đức lối sống cho học sinh.

Tỉnh uỷ còn đề ra giải pháp cụ thể cho từng cấp học. Đối với TH và

THCS cần tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Coi trọng cả 3 mặt giáo dục dạy chữ, dạy nghề và dạy người; đặc biệt chú ý giáo dục lý tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống, lịch sử truyền thống dân tộc, giáo dục về tình yêu quê hương, đất nước, chế độ xã hội chủ nghĩa. “nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học cho học sinh (phấn đấu ở những trường có điều kiện đảm bảo 100% học sinh lớp 3 học ngoại ngữ theo chương trình mới và 60-70% học Tin học, trên 70% học sinh học 2 buổi/ngày, 95% trẻ khuyết tật ra lớp, 100% học sinh THCS được học tin học)” [53, tr 5].

Và chú trọng bồidưỡng học sinh giỏi ở các cấp học. Tăng cường công

tác quản lý, kiểm tra đánh giá, nắm bắt tình hình từng đội tuyển học sinh giỏi kịp thời có những điều chỉnh phù hợp.

Thực hiện những giải pháp đó, GDPT tỉnh đạt kết quả quan trọng. Quy

ngành, bậc học. Năm học 2013-2014, toàn tỉnh có 287.151 học sinh, sinh viên trong đó, có 243.249 học sinh phổ thông. Giáo dục TH có 169 trường, cấp THCS có 171 trường, 38 trường THPT và 1 trường nhiều cấp học (Trường phổ thông Đoàn Thị Điểm-EcoPark, huyện Văn Giang).

Về chất lượng, được nâng lên rõ rệt. Tỉ lệ trẻ 6 tuổi huy động vào lớp 1

đạt 100%. Năm học 2013-2014, “học sinh hoàn thành chương trình TH tính đến ngày 25-5-2014 là 99,9% toàn tỉnh không có hiện tượng ngồi nhầm lớp. Tỉ lệ tốt nghiệp của hệ THPT là 99,71% “ [47, tr 8]

Triển khai đề án dạy ngoại ngữ, năm học 2013-2014, “Sở GD&ĐT duy

trì 100% trường tổ chức dạy tiếng anh theo chương trình mới đối với khối lớp 3,4,5, trong đó, có 59/169 trường với 619 lớp, 18.214 học sinh được học chương trình 4 tiết/tuần. Ngoài ra có 7 huyện/thành phố và 01 trường phổ thông Đoàn Thị Điểm-E copark tổ chức cho 371 lớp, 11.698 học sinh được làm quen với ngoại ngữ từ lớp 1,2” [48, tr 8].

Đảng bộ chỉ đạo cho sở giáo dục triển khai tới các trường việc rà soát,

xây dựng kế hoạch củng cố và duy trì chất lượng phổ cập giáo dục trung học, thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Năm học 2014-2015, “kết quả đạt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 của tỉnh là: 10/10 huyện/ thành phố đạt 100%; trong đó đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 1 là 2/10 huyện, đạt 20%” [48, tr 4]. Các trường triển khai dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, tổ chức tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán. Các trường TH duy trì tốt phong trào “rèn chữ- giữ vở” và “ phát âm chuẩn-viết chữ đẹp”. Về kết quả 2 mặt giáo dục, năm học 2014-2015, kết quả đánh giá học sinh TH học kỳ I: “về năng lực đạt 98,5%, chưa đạt 1,5%; về phẩm chất đạt 99,9%, chưa đạt 0,1%; kết quả học tập hoàn thành chương trình lớp học 99%, chưa hoàn thành chương trình lớp học 1%. Cấp THCS hạnh kiểm tốt đạt 72,4 %, khá 22%, học lực giỏi 16,7%,

khá 42%. Cấp THPT hạnh kiểm tốt đạt 72%, khá 21,6%; học lực giỏi 12,1%, khá 59,6%” [48, tr 11].

Về giáo dục mũi nhọn: Hưng Yên là tỉnh thuộc 3 nhóm triển khai mô hình trường học mới; VNEN tại 01 trường thuộc dự án- trường tiểu học Lạc Đạo A, huyện Văn Lâm từ năm học 2012-2013. Năm học 2014-2015, toàn tỉnh có 106 trường áp dụng mô hình VNEN vào dạy học, đó là mô hình học nhóm giáo viên là người hướng dẫn. Trong đó, có 03 trường áp dụng dạy học theo mô hình VNEN toàn phần và 103 trường áp dụng từng phần (môn tự nhiên-xã hội ở lớp 2,3; môn khoa học, lịch sử-địa lý ở lớp 4,5). Mô hình trường học mới VNEN thực sự giúp học sinh tính tự học, sáng tạo, tính tự giác, tự quản, sự tự tin, hứng thú trong học tập. Với phương pháp dạy học mới, giúp các em phát huy tốt các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng đánh giá lẫn nhau trong giờ học. Đồng thời, năm học 2014-2015 toàn tỉnh có 58 trường với 217 lớp và 7.212 học sinh, Sở GD&ĐT tổ chức tập huấn cho 100% cán bộ quản lý và giáo viên ở các trường dạy học theo tài liệu tiếng Việt 1-Công nghệ giáo dục.

Từ năm học 2013-2014, 100% các trường TH trong toàn tỉnh áp dụng

phương pháp “bàn tay nặn bột” vào giảng dạy các môn tự nhiên-xã hội và

khoa học.

Ngoài ra, tỉnh còn tổ chức dạy học môn tin học bắt buộc ở các trường đạt chuẩn mức độ 2 và khuyến khích các trường khác thực hiện nếu có đủ điều kiện. “Kết quả toàn tỉnh có 9/10 huyện/ thành phố tổ chức cho 735 lớp, 213.73 học sinh được học môn tin học” [48, tr 8].

Kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 12 là: “có 322/945 học sinh đạt

giải, đạt tỷ lệ 34,07%, trong đó có 12 giải Nhất, 59 giải Nhì, 113 giải Ba và 138 giải Khuyến khích” [48, tr 11].

STT Họ và Tên Học sinh trƣờng THPT

Thủ

khoa trƣờng ĐH Điểm

1 Nguyễn Ngọc Huy Văn Giang Bách khoa Hà

Nội

29,0

2 Nguyễn Thị Thuỳ Tiên Lữ KTYT Hải

Dương

27,5

3 Khương Thị Minh

Nguyệt

Trưng Vương Y tế Công cộng 25,0

Nguồn: Sở GD&ĐT tỉnh Hưng Yên.

Năm học 2013-2014, tỷ lệ học sinh khối 12 thi đỗ đại học của Trường THPT Đức Hợp đạt 54,6% đứng thứ 15 trên tổng số 37 trường THPT trong toàn tỉnh. Năm học 2013-2014 tỷ lệ học sinh khối 12 thi đỗ đại học đạt 49,8% đứng thứ 12 trên tổng số 37 trường THPT trong toàn tỉnh.

2.2.2.2. Đẩy mạnh xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý

Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên của tỉnh tiếp tục quán triệt

thực hiện theo Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 25 tháng 7 năm 2011 về chương trình phát triển Giáo dục-Đào tạo tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011- 2015, một số định hướng đến năm 2020. Thực hiện rà soát lại đội ngũ giáo viên các cấp học, coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng và tuyển dụng giáo viên; ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu quả quản lý và giảng dạy. Quan tâm tới vai trò của Sở GD&ĐT trong việc chủ động xây dựng kế hoạch tham mưu giúp Tỉnh Uỷ và Uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong học tập và giảng dạy.

Tăng cường đào tạo bồi dưỡng cán bộ, giáo viên về tư tưởng chính trị,

tạo điều kiện cho giáo viên đi đào tạo- bồi dưỡng nâng chuẩn và trên chuẩn để nâng cao chất lượng tay nghề chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.

Thực hiện công tác quy hoạch, bồi dưỡng và bổ nhiệm đội ngũ cán bộ

quản lý theo quy định và quan tâm tuyển chọn bồi dưỡng đội ngũ cốt cán nghiệp vụ các bộ môn ở các cấp học, sử dụng làm lực lượng nòng cốt để triển khai bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. Thực hiện chế độ đãi ngộ khuyến khích động viên kịp thời, thích đáng đối với giáo viên giỏi có thành tích trong giảng dạy. Tỉnh uỷ khẳng định cần: “tăng cường bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ quản lý, giáo viên ở các nhà trường. Tăng cường việc sử dụng các phần mềm hỗ trợ quản lý ở đơn vị” [53, tr 4].

Với những giải pháp đó, đội ngũ cán bộ quản lý của các đơn vị cơ bản

đầy đủ. Năm học 2014-2015, “bậc TH đạt chuẩn 100% trở lên, trong đó trên chuẩn 87,7%; bậc THCS đạt chuẩn trở lên 100%, trong đó trên chuẩn 57,6%; cấp THPT đạt chuẩn 100%, trong đó trên chuẩn 13,8%” [48, tr 14].

Sở GD&ĐT còn xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng thường

xuyên cho “14.727 cán bộ quản lý, giáo viên các cấp (đạt tỷ lệ 100% trong đó, có 4.720 giáo viên TH, 4.077 giáo viên THCS, 2.036 giáo viên THPT và GDTX với 155 lớp” [54, tr 5].

Trong Nghị quyết Đảng bộ tỉnh khoá XVIII cũng đề ra mục tiêu: “đảm bảo đến năm 2020, 100% giáo viên TH, 90% giáo viên THCS, 29% giáo viên THPT có trình độ trên chuẩn” [54, tr 4].

Cùng với việc tăng cường số lượng cũng như chất lượng giáo viên việc

chú trọng công tác phát triển Đảng trong nhà trường cũng được tỉnh uỷ chú trọng chỉ đạo. Nhờ sự chỉ đạo sát sao mà số lượng đảng viên trong ngành giáo dục tăng lên khá nhanh. Năm 2015, đã có hơn một nghìn đảng viên trong ngành giáo dục. Tăng cường thêm sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng trong ngành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh hưng yên lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông từ năm 1996 đến năm 2016 (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)