Chủ trương phát triển giáo dục phổ thông của Đảng bộ tỉnh Hưng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh hưng yên lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông từ năm 1996 đến năm 2016 (Trang 28 - 31)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Đảng bộ tỉnh Hƣng Yên lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông

1.2.1. Chủ trương phát triển giáo dục phổ thông của Đảng bộ tỉnh Hưng

Đại hội Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XIV (1996) đề ra nhiệm vụ cho

giáo dục: “Đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [50, tr.10].

Mục tiêu đến năm 2000: “Duy trì thành quả phổ cập giáo dục tiểu học, phấn đấu tất cả các trường tiểu học dạy đủ 9 mơn trước năm 2000. Hồn thành việc chuẩn hóa đội ngũ giáo viên. Bồi dưỡng trên chuẩn cho 10% giáo viên tiểu học, 20% giáo viên phổ thông cơ sở, 5% giáo viên đã tốt nghiệp đại học đạt trình độ thạc sĩ. Phấn đấu mỗi năm học tăng từ 2% - 5% học sinh lớp

12 vào đại học và học sinh giỏi các cấp đạt giải quốc gia qua các năm học” [50, tr.5].

Nhiệm vụ đặt ra là mở rộng diện trường tiểu học dạy đủ 9 mơn. Kiện tồn tổ chức và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục – đào tạo từ tỉnh đến cơ sở. Nâng cao chất lượng và hiệu quả xã hội hóa giáo dục – đào tạo.

Giải pháp đặt ra là:

Thứ nhất, tăng cường các nguồn lực cho giáo dục và đào tạo. Tích cực huy động các nguồn lực ngoài ngân sách như: Học phí, quỹ xã hội hóa giáo dục, sự đóng góp của các đơn vị sử dụng lao động, lao động cơng ích, sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân…Ưu tiên việc mua sắm sách, thiết bị, báo chí phục vụ dạy và học.

Thứ hai, xây dựng đội ngũ giáo viên: Nâng cấp toàn diện trường Cao đẳng sư phạm để đào tạo đội ngũ giáo viên có chất lượng cao. Đến năm 2000 khắc phục được tình trạng thiếu giáo viên. Có kế hoạch và biện pháp thực hiện mục tiêu bồi dưỡng giáo viên đạt chuẩn, trên chuẩn của các bậc học đã đề ra.

Thứ ba, thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục – đào tạo: Nâng cao chất lượng dạy- học các môn khoa học xã hội và nhân văn, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, pháp luật cho học sinh. Đổi mới phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy của người học, định hướng tự học, tự nghiên cứu.

Thứ tư, đổi mới nâng cao chất lượng công tác quản lý giáo dục – đào tạo: Nghiên cứu và ban hành các quy định theo thẩm quyền và kiểm tra thực hiện các quy định đó trong các ngành học, bậc học. Đổi mới quy trình đánh giá thi đua.

Tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đại hội Đảng bộ tỉnh

Hưng Yên lần thứ XV về tổ chức thực hiện Nghị quyết trung ương 2 (khóa VIII). Giáo dục phổ thơng của tỉnh Hưng n đã được củng cố, phát triển với mục tiêu tập trung mọi nguồn lực, tạo được những chuyển biến cơ bản, toàn diện trong giáo dục – đào tạo, chuyển biến mạnh về kỷ cương, nề nếp, chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, chất lượng giáo dục toàn diện, hiệu quả giáo dục – đào tạo. Xây dựng con người và nguồn lực cho sự nghiệp đẩy mạnh cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Để chuẩn bị việc tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đại hội

Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XVI (2005) được tiến hành với tinh thần

nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, huy động mọi nguồn lực, tiếp tục đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, chủ động hội nhập, xây dựng Hưng Yên thành tỉnh khá trong cả nước. Đại hội đã tiến hành

kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, về giáo dục Đại hội nhận định “ Sự nghiệp GD&ĐT tiếp tục phát triển, từng bước thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá và xã hội hoá” [ 9, tr 11]. Với đội ngũ giáo viên, “ Cơ bản đạt chuẩn, tỷ lệ trên chuẩn tăng”. Và “ Chất lượng giáo dục được nâng lên, tỷ lệ huy động trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%, hàng năm tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp đạt trên 95%...hoàn thành phổ cập THCS năm 2001, triển khai tích cực phổ cập THPT” [ 9, tr 11-12]. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại hạn chế là chất lượng giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố của tỉnh, cần tiếp tục đổi mới, cần sự quan tâm đầu tư phát triển hơn nữa.

Trên cơ sở đã định, Đảng bộ tỉnh đề ra phương hướng tiếp tục phát

triển, nâng cao chất lượng GD&ĐT nói chung và GDPT nói riêng “ phải đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; chú trọng giáo dục chính trị, tư tưởng và rèn luyện tu dưỡng phẩm chất đạo đức [9, tr

42], cùng với mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho từng bậc học và cấp học theo chủ trương chung của Đảng và phù hợp với tình hình thực tế địa phương. Mục tiêu về quy mô và chất lượng giáo dục là “phát triển giáo dục cân đối về quy mô, loại hình, tăng cường chất lượng, hiệu quả; chuyển dần sang mơ hình giáo dục mở, xây dựng xã hội học tập. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; bảo đảm 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1, 100% học sinh hết tiểu học vào lớp 6, 90% học sinh học hết phổ thông cơ sở vào THPT và học nghề” [ 9, tr 42]. Tiếp tục “đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục và khuyến học, phát huy hiệu quả của các trung tâm học tập cộng đồng, hướng nghiệp dạy nghề. Giữ vững thành quả phổ cập THCS” [9, tr 42] phấn đấu “Hàng năm có từ 20 đến 25% học sinh tốt nghiệp THPT vào đại học, cao đẳng, tăng số học sinh giỏi quốc gia, phấn đấu có học sinh giỏi khu vực và quốc tế” [9, tr 42-43]. Về cơ sở vật chất, “100% phịng học phổ thơng, 50 đến 55% phòng học mầm non kiên cố cao tầng” [9, tr 43]. Để phát triển giáo dục việc quan tâm đến sự nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp học, ngành học có ý nghĩa quan trọng. Tích cực đổi mới cơ chế quản lý giáo dục theo hướng phân cấp và tăng quyền chủ động của các cơ sở giáo dục.

Với những nội dung như trên, Đại hội Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ

XVI đã thành công tốt đẹp và tiếp tục tạo cơ hội phát triển mới cho giáo dục của tỉnh, đặc biệt là GDPT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh hưng yên lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông từ năm 1996 đến năm 2016 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)