Quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh hưng yên lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông từ năm 1996 đến năm 2016 (Trang 49)

1.2.2.2 .Xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý

2.2. Chủ trƣơng và quá trình chỉ đạo phát triển giáo dục phổ thông của

2.2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên

Đảng bộ tỉnh đặt ra những mục tiêu cụ cho từng cấp, bậc học “nâng

cao chất lượng phổ cập giáo dục trung học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS” và từng mặt cụ thể.

Về chất lượng giáo dục, hạnh kiểm: “ 99% học sinh TH thực hiện đầy

đủ nhiệm vụ, 90% học sinh THCS đạt hạnh kiểm tốt. Học lực, ở TH số học sinh khá giỏi là 60% trở lên, trung bình 59%; THPT đạt khá giỏi 40% trở lên, trung bình 59%. Việc hồn thành chương trình cuối cấp, học sinh lớp 5 hồn thành chương trình Tiểu học đạt 100%; 80% học sinh tốt nghiệp THCS vào THPT và được “phân luồng” sau THCS. Về chất lượng giáo dục mũi nhọn 100% đội tuyển dự thi cấp tỉnh có đạt giải và đạt giải đồng đội [38, tr 3]. Đội ngũ giáo viên, “phấn đấu đến năm 2015, 100% giáo viên các cấp học đạt trình độ chuẩn; trong đó trên chuẩn: Tiểu học là 75%, THCS 60-65%, THPT là 15%, cán bộ quản lý là 75% [53, tr 3]. Một yếu tố không thể thiếu cho việc thực hiện quá trình giáo dục là xây dựng cơ sở vật chất. Yêu cầu xây dựng phòng học kiên

cố, “Phổ thông đạt 100%, xây dựng trường chuẩn quốc gia bậc TH là 80-90%, 55- 60% trường THCS và 30-35% trường THPT” [53, tr 3].

Để đạt được những mục tiêu đề ra, tỉnh uỷ Hưng Yên đã chỉ đạo sát

sao, cụ thể quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển sự nghiệp giáo dục của tỉnh với sự hỗ trợ đắc lực của Uỷ ban nhân dân và Hội đồng nhân dân cùng sự cố gắng thực hiện của Sở GD&ĐT cùng các cấp uỷ đảng, xã, thị trấn, các trường và các ban ngành liên quan. Nhờ sự chỉ đạo đó kết hợp với những biện pháp cụ thể, sự nghiệp GD&ĐT nói chung và GDPT của tỉnh nói riêng đã đạt được những thành tựu nhất định trên những mặt cụ thể.

2.2.2.1. Tiếp tục mở rộng quy mơ nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện

Tỉnh uỷ đã đưa ra nhiều giải pháp cụ thể nhằm giữ ổn định quy mô

trường lớp, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn, coi trọng giáo dục nhân cách, đạo đức lối sống cho học sinh.

Tỉnh uỷ còn đề ra giải pháp cụ thể cho từng cấp học. Đối với TH và

THCS cần tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Coi trọng cả 3 mặt giáo dục dạy chữ, dạy nghề và dạy người; đặc biệt chú ý giáo dục lý tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống, lịch sử truyền thống dân tộc, giáo dục về tình yêu quê hương, đất nước, chế độ xã hội chủ nghĩa. “nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học cho học sinh (phấn đấu ở những trường có điều kiện đảm bảo 100% học sinh lớp 3 học ngoại ngữ theo chương trình mới và 60-70% học Tin học, trên 70% học sinh học 2 buổi/ngày, 95% trẻ khuyết tật ra lớp, 100% học sinh THCS được học tin học)” [53, tr 5].

Và chú trọng bồidưỡng học sinh giỏi ở các cấp học. Tăng cường công

tác quản lý, kiểm tra đánh giá, nắm bắt tình hình từng đội tuyển học sinh giỏi kịp thời có những điều chỉnh phù hợp.

Thực hiện những giải pháp đó, GDPT tỉnh đạt kết quả quan trọng. Quy

ngành, bậc học. Năm học 2013-2014, tồn tỉnh có 287.151 học sinh, sinh viên trong đó, có 243.249 học sinh phổ thông. Giáo dục TH có 169 trường, cấp THCS có 171 trường, 38 trường THPT và 1 trường nhiều cấp học (Trường phổ thơng Đồn Thị Điểm-EcoPark, huyện Văn Giang).

Về chất lượng, được nâng lên rõ rệt. Tỉ lệ trẻ 6 tuổi huy động vào lớp 1

đạt 100%. Năm học 2013-2014, “học sinh hồn thành chương trình TH tính đến ngày 25-5-2014 là 99,9% tồn tỉnh khơng có hiện tượng ngồi nhầm lớp. Tỉ lệ tốt nghiệp của hệ THPT là 99,71% “ [47, tr 8]

Triển khai đề án dạy ngoại ngữ, năm học 2013-2014, “Sở GD&ĐT duy

trì 100% trường tổ chức dạy tiếng anh theo chương trình mới đối với khối lớp 3,4,5, trong đó, có 59/169 trường với 619 lớp, 18.214 học sinh được học chương trình 4 tiết/tuần. Ngồi ra có 7 huyện/thành phố và 01 trường phổ thơng Đồn Thị Điểm-E copark tổ chức cho 371 lớp, 11.698 học sinh được làm quen với ngoại ngữ từ lớp 1,2” [48, tr 8].

Đảng bộ chỉ đạo cho sở giáo dục triển khai tới các trường việc rà soát,

xây dựng kế hoạch củng cố và duy trì chất lượng phổ cập giáo dục trung học, thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Năm học 2014-2015, “kết quả đạt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 của tỉnh là: 10/10 huyện/ thành phố đạt 100%; trong đó đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 1 là 2/10 huyện, đạt 20%” [48, tr 4]. Các trường triển khai dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, tổ chức tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán. Các trường TH duy trì tốt phong trào “rèn

chữ- giữ vở” và “ phát âm chuẩn-viết chữ đẹp”. Về kết quả 2 mặt giáo dục,

năm học 2014-2015, kết quả đánh giá học sinh TH học kỳ I: “về năng lực đạt 98,5%, chưa đạt 1,5%; về phẩm chất đạt 99,9%, chưa đạt 0,1%; kết quả học tập hồn thành chương trình lớp học 99%, chưa hồn thành chương trình lớp học 1%. Cấp THCS hạnh kiểm tốt đạt 72,4 %, khá 22%, học lực giỏi 16,7%,

khá 42%. Cấp THPT hạnh kiểm tốt đạt 72%, khá 21,6%; học lực giỏi 12,1%, khá 59,6%” [48, tr 11].

Về giáo dục mũi nhọn: Hưng n là tỉnh thuộc 3 nhóm triển khai mơ

hình trường học mới; VNEN tại 01 trường thuộc dự án- trường tiểu học Lạc Đạo A, huyện Văn Lâm từ năm học 2012-2013. Năm học 2014-2015, toàn tỉnh có 106 trường áp dụng mơ hình VNEN vào dạy học, đó là mơ hình học nhóm giáo viên là người hướng dẫn. Trong đó, có 03 trường áp dụng dạy học theo mơ hình VNEN tồn phần và 103 trường áp dụng từng phần (môn tự nhiên-xã hội ở lớp 2,3; môn khoa học, lịch sử-địa lý ở lớp 4,5). Mô hình trường học mới VNEN thực sự giúp học sinh tính tự học, sáng tạo, tính tự giác, tự quản, sự tự tin, hứng thú trong học tập. Với phương pháp dạy học mới, giúp các em phát huy tốt các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng đánh giá lẫn nhau trong giờ học. Đồng thời, năm học 2014-2015 tồn tỉnh có 58 trường với 217 lớp và 7.212 học sinh, Sở GD&ĐT tổ chức tập huấn cho 100% cán bộ quản lý và giáo viên ở các trường dạy học theo tài liệu tiếng Việt 1-Công nghệ giáo dục.

Từ năm học 2013-2014, 100% các trường TH trong toàn tỉnh áp dụng

phương pháp “bàn tay nặn bột” vào giảng dạy các môn tự nhiên-xã hội và khoa học.

Ngồi ra, tỉnh cịn tổ chức dạy học môn tin học bắt buộc ở các trường đạt chuẩn mức độ 2 và khuyến khích các trường khác thực hiện nếu có đủ điều kiện. “Kết quả tồn tỉnh có 9/10 huyện/ thành phố tổ chức cho 735 lớp, 213.73 học sinh được học môn tin học” [48, tr 8].

Kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 12 là: “có 322/945 học sinh đạt

giải, đạt tỷ lệ 34,07%, trong đó có 12 giải Nhất, 59 giải Nhì, 113 giải Ba và 138 giải Khuyến khích” [48, tr 11].

STT Họ và Tên Học sinh trƣờng THPT

Thủ

khoa trƣờng ĐH Điểm

1 Nguyễn Ngọc Huy Văn Giang Bách khoa Hà

Nội

29,0

2 Nguyễn Thị Thuỳ Tiên Lữ KTYT Hải

Dương

27,5

3 Khương Thị Minh

Nguyệt

Trưng Vương Y tế Công cộng 25,0

Nguồn: Sở GD&ĐT tỉnh Hưng Yên.

Năm học 2013-2014, tỷ lệ học sinh khối 12 thi đỗ đại học của Trường THPT Đức Hợp đạt 54,6% đứng thứ 15 trên tổng số 37 trường THPT trong toàn tỉnh. Năm học 2013-2014 tỷ lệ học sinh khối 12 thi đỗ đại học đạt 49,8% đứng thứ 12 trên tổng số 37 trường THPT trong toàn tỉnh.

2.2.2.2. Đẩy mạnh xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý

Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên của tỉnh tiếp tục quán triệt

thực hiện theo Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 25 tháng 7 năm 2011 về chương trình phát triển Giáo dục-Đào tạo tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011- 2015, một số định hướng đến năm 2020. Thực hiện rà soát lại đội ngũ giáo viên các cấp học, coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng và tuyển dụng giáo viên; ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu quả quản lý và giảng dạy. Quan tâm tới vai trò của Sở GD&ĐT trong việc chủ động xây dựng kế hoạch tham mưu giúp Tỉnh Uỷ và Uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong học tập và giảng dạy.

Tăng cường đào tạo bồi dưỡng cán bộ, giáo viên về tư tưởng chính trị,

tạo điều kiện cho giáo viên đi đào tạo- bồi dưỡng nâng chuẩn và trên chuẩn để nâng cao chất lượng tay nghề chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.

Thực hiện công tác quy hoạch, bồi dưỡng và bổ nhiệm đội ngũ cán bộ

quản lý theo quy định và quan tâm tuyển chọn bồi dưỡng đội ngũ cốt cán nghiệp vụ các bộ môn ở các cấp học, sử dụng làm lực lượng nòng cốt để triển khai bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. Thực hiện chế độ đãi ngộ khuyến khích động viên kịp thời, thích đáng đối với giáo viên giỏi có thành tích trong giảng dạy. Tỉnh uỷ khẳng định cần: “tăng cường bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ quản lý, giáo viên ở các nhà trường. Tăng cường việc sử dụng các phần mềm hỗ trợ quản lý ở đơn vị” [53, tr 4].

Với những giải pháp đó, đội ngũ cán bộ quản lý của các đơn vị cơ bản

đầy đủ. Năm học 2014-2015, “bậc TH đạt chuẩn 100% trở lên, trong đó trên chuẩn 87,7%; bậc THCS đạt chuẩn trở lên 100%, trong đó trên chuẩn 57,6%; cấp THPT đạt chuẩn 100%, trong đó trên chuẩn 13,8%” [48, tr 14].

Sở GD&ĐT còn xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng thường

xuyên cho “14.727 cán bộ quản lý, giáo viên các cấp (đạt tỷ lệ 100% trong đó, có 4.720 giáo viên TH, 4.077 giáo viên THCS, 2.036 giáo viên THPT và GDTX với 155 lớp” [54, tr 5].

Trong Nghị quyết Đảng bộ tỉnh khoá XVIII cũng đề ra mục tiêu: “đảm bảo đến năm 2020, 100% giáo viên TH, 90% giáo viên THCS, 29% giáo viên THPT có trình độ trên chuẩn” [54, tr 4].

Cùng với việc tăng cường số lượng cũng như chất lượng giáo viên việc

chú trọng công tác phát triển Đảng trong nhà trường cũng được tỉnh uỷ chú trọng chỉ đạo. Nhờ sự chỉ đạo sát sao mà số lượng đảng viên trong ngành giáo dục tăng lên khá nhanh. Năm 2015, đã có hơn một nghìn đảng viên trong ngành giáo dục. Tăng cường thêm sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng trong ngành.

2.2.2.3. Đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học

Cần triển khai nhanh, có hiệu quả quyết định 20/QĐ-TTg ngày 1-2-

2008 của Thủ tướng Chính phủ về đề án kiên cố hố các phịng học giai đoạn

2008-2012. Để thực hiện các mục tiêu về tăng cường cơ sở vật chất cần thực

hiện hiệu quả các giải pháp tỉnh uỷ đề ra.

Trước tiên là đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối, quan điểm đầu tư phát triển sự nghiệp GD&ĐT đến cấp uỷ đảng chính quyền và mọi tầng lớp nhân dân. Tranh thủ sự đồng thuận và ủng hộ cao về mọi mặt. Có sự nhận thức đầy đủ về hiện đại hoá cơ sở vật chất giáo dục là những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, phấn đấu xây dựng các trường đạt chuẩn quốc gia, không phải là làm phong trào mà là làm cho chất lượng giáo dục được nâng lên, có chiều sâu bền vững.

Về kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia, thành lập ban chỉ đạo xây dựng ở các cấp. Quy hoạch đất xây dựng trường chuẩn; ưu tiên xây dựng cơ sở vật chất, nâng cấp bổ sung trang thiết bị dạy học, hoàn thiện các phòng chức năng trong các nhà trường.

Thực hiện quyết định 1068/QĐ-UBND ngày 30-6-2011 của Uỷ ban

nhân dân tỉnh triển khai đề án xây dựng trường mầm non và phổ thông tỉnh

Hưng Yên đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2011-2015. Năm học 2014-2015, “tồn tỉnh có 263 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 122 trường TH (đạt tỷ lệ 72,18%), 72 trường THCS (đạt tỷ lệ 42,1%) và 13 trường THPT (đạt tỷ lệ 34%) [44, tr 14]. Năm học 2015-2016, “TH có 125 trường đạt chuẩn quốc gia (tỷ lệ 73,5%), THCS có 73 trường (đạt tỷ lệ 42,7%), THPT có 16 trường (đạt tỷ lệ 42,1%) [49, tr 6]. Với những quy định và tiêu chuẩn đề ra tiêu biểu ở huyện Kim Động. Trường THPT Đức Hợp đạt chuẩn quốc gia năm 2014 với các tiêu chuẩn đạt: 1. Tổ chức và quản lý nhà trường; 2.Tiêu chuẩn cán bộ

quản lý, giáo viên, nhân viên; 3.Chất lượng giáo dục; 4.Tài chính, cở sở vật chất cà thiết bị dạy học; 5. Quan hệ giữa gia đình, nhà trường, xã hội.

Về nguồn vốn, ngành giáo dục phối kết hợp chặt chẽ với các tổ chức xã hội, các đoàn thể, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng dân cư khai thác có hiệu quả nguồn lực về tài chính, trên cơ sở quán triệt và thực hiện tốt quy chế dân chủ để hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất cho các nhà trường. Các ngành chức năng của tỉnh như phịng Tài chính Kế hoạch, phịng Tài ngun-Mơi trường, phòng Thống kê… cần tăng cường công tác quản lý Nhà nước, kiểm tra và hướng dẫn tạo điều kiện cho các xã, thị trấn khai thác tận dụng các điều kiện, nguồn vốn và các dự án khả thi. Các địa phương cần có kế hoạch quản lý quy hoạch, tổ chức thực hiện có hiệu quả, nguồn vốn thu được tập trung ưu tiên cho việc xây dựng cơ sở vật chất trường học đạt chuẩn quốc gia và vốn cho đề án kiên cố hoá lớp học. Năm học 2015-2016, “thực hiện tốt việc mua sắm, bổ sung sách, thiết bị dạy học tổng kinh phí là 57,1 tỷ đồng. Cung ứng sách giáo khoa và vật tư tiêu hao bảo đảm phục vụ dạy học theo đúng quy định với tổng kinh phí 9,5 tỷ đồng, bình qn 6,0 bản sách/ học sinh” [49, tr 15]. Nguồn vốn được huy động như vốn đất giãn dân, nguồn tài chính từ các lực lượng xã hội, các tổ chức chính quyền, tổ chức đồn thể, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm…hỗ trợ đầu tư kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho các nhà trường.

Các nhà trường tích cực đẩy mạnh công tác xây dựng cơ sở vật chất trường học bằng các nguồn: ngân sách địa phương, công tác xã hội hoá để nâng cao chất lượng về cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị nhà trường. Số phịng học an tồn, phịng kiên cố cao tầng, phịng chức năng bước đầu có sự chuyển biến.

Cụ thể là: “ở cấp TH có tổng số 2830 phịng học, trong đó kiên cố cao tầng là 2563 chiếm tỷ lệ 90,5%. Cấp THCS tổng số phịng học là 2184, trong

đó số phịng kiên cố cao tầng là 2098 chiếm tỷ lệ 96,0.%. Cấp THPT tổng số phòng học là 1026, trong đó số phịng kiên cố cao tầng là 915 chiếm tỷ lệ 89,1%” [49, tr 15].

Việc xây dựng cơ sở vật chất tạo điều kiện cho các trường đạt tiêu

chuẩn quốc gia. Nhờ sự quan tâm của Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân, Sở GD&ĐT và huyện Uỷ, Uỷ ban nhân dân và phịng GD&ĐT, các cấp uỷ đảng chính quyền cơ sở nên bước đầu việc xây dựng trường chuẩn quốc gia đã có sự khởi sắc.

2.2.2.4. Thực hiện xã hội hóa giáo dục

Tỉnh uỷ chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 05/CP của Chính phủ về cơng tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh hưng yên lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông từ năm 1996 đến năm 2016 (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)