CHƢƠNG 3 NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM
3.2. Một số kinh nghiệm
3.2.2. Kinh nghiệm trong chỉ đạo thực hiện
Một là, trong chỉ đạo thực hiện phải chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý.
Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là nhân tố quyết định việc
thực hiện những định hướng và mục tiêu của sự nghiệp giáo dục. Quán triệt thực hiện các giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên theo Chỉ thị số
40/CT-BBT của Ban bí thư về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp. Giáo viên cần đủ về số lượng và cơ cấu đồng bộ về mơn, ngành, nghề học và trình độ; trình độ, năng lực, phẩm chất cần thường xuyên được bồi dưỡng và cần đảm bảo cho cán bộ quản lý, giáo viên có điều kiện làm việc, sinh sống để họ an tâm làm nhiệm vụ giảng dạy. Để nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên trong tỉnh, ngành đã mở các lớp chuyên đề bồi dưỡng giúp giáo viên tiếp cận và thực hiện chương trình giảng dạy theo hướng đổi mới, nâng cao hiệu quả sinh hoạt tổ chuyên môn, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Tạo điều kiện cho giáo viên đi học bồi dưỡng nâng chuẩn. Cán bộ quản lý cần có chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực quản lý.
Hai là, phải coi học sinh là chủ thể của nhà trường, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo và thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục.
Người Thầy cần khắc phục phương pháp dạy học theo lối truyền thụ kiến thức một chiều “đọc chép” trước đây. Từng bước áp dụng phương pháp dạy học tiên tiến trên cơ sở phù hợp với từng bậc học. Đối với TH, cần tạo ra môi trường thân thiện, vui vẻ, thoải mái, vừa học vừa chơi phù hợp với lứa tuổi tạo cho các em hứng thú học tập, dễ đọc, dễ nhớ. Ở cấp THCS, cần tránh lối học vẹt, đọc chép mà cần cung cấp kiến thức một cách toàn diện cả kiến thức cơ bản và các môn thể dục thể thao, thẩm mỹ giúp các em hình thành thế giới quan, biết tư duy khoa học và phương pháp làm việc khoa học. Cấp THPT, dạy cho học sinh biết cách học, kết hợp cả văn hoá và học nghề, tạo cho các em môi trường thực hành, thực tập nghề.
Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, gắn giáo dục trong nhà trường với giáo dục gia đình và xã hội. Kết hợp xã hội hố với đa dạng hoá, dân chủ hoá nền giáo dục. Bởi lẽ, giáo dục không phải là việc của riêng cá nhân ai mà là của toàn thể xã hội. Nhờ chủ trương xã hội hoá được đẩy mạnh, các cấp uỷ
Đảng và chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo mà việc huy động nhân dân có tác dụng tích cực trong việc tăng cường cơ sở vật chất, trợ giúp học sinh nghèo, chia sẻ với Nhà nước trong việc xây dựng và phát triển giáo dục.
Đồng thời trong quá trình xã hội hố giáo dục cũng cần đa dạng hoá
các loại hình đào tạo. Bên cạnh, loại hình trường cơng lập là nòng cốt, chủ đạo cần mở thêm các trường bán công, dân lập, tư thục đáp ứng yêu cầu học tập của số đông, phù hợp với khả năng của người học về sức học và điều kiện học nhằm vừa mở rộng quy mô vừa đảm bảo chất lượng giáo dục.
Thứ ba là, tăng cường công tác phát triển Đảng trong hệ thống giáo dục phổ thông.
Từ thực tiễn cách mạng đấu tranh giải phóng khỏi ách thực dân của dân
tộc đã chứng minh rằng sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố có vai trị quyết định thắng lợi của cách mạng. Và nay sự nghiệp GDPT cũng không phải ngoại lệ. Cách thức tốt nhất để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng là hoàn thiện bộ máy lãnh đạo của Đảng trong hệ thống giáo dục với việc kết nạp đội ngũ cán bộ, giáo viên trong trường vào đội ngũ của Đảng, thực hiện sự lãnh đạo một cách trực tiếp.
Trong sự nghiệp giáo dục khơng chỉ thể hiện vai trị của Đảng bộ trong việc quán triệt, tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng mà còn là vai trò quan trọng của các tổ chức Đảng trong ngành giáo dục. Các chi bộ, cơ sở, trường học là tổ chức lãnh đạo trực tiếp và toàn diện mọi hoạt động của cơ sở, trường học. Nhằm phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp GD&ĐT nói chung, sự nghiệp GDPT nói riêng thì việc tăng cường phát triển đội ngũ của Đảng trong các trường phổ thông là yếu tố quyết định. Là một kinh nghiệm mà chúng ta cần ghi nhớ và vận dụng sáng tạo.
Tiểu kết chƣơng 3
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên; sự phối hợp của các ban ngành; sự đồng long nhất trí của đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục. Sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên trong lĩnh vực phát triển giáo dục phổ thơng từ năm 1996 đến năm 2016 có nhiều ưu điểm và đạt được nhiều thành tựu.
Hệ thống trường lớp, cơ cấu ngành học, bậc học hợp lý, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng và chất lượng cao của nhân dân. Các trường TH, THCS và THPT được xây dựng gần khu dân cư để học sinh đi học gần nhà, đảm bảo an toàn thuận tiện. Chất lượng cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên ngày càng tăng lên. Cơ sở vật chất đang trang bị đầy đủ và từng bước hiện đại. Nhận thức của nhân dân, xã hội về vai trị của Giáo dục có những thay đổi lớn. GDPT nhận được sự quan tâm của toàn xã hội cả về vật chất và tinh thần. Công tác giáo dục mũi nhọn phát triển. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được đẩy mạnh.
Tuy nhiên, sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên trong lĩnh vực phát triển giáo dục phổ thơng cịn một số hạn chế. Để khắc phục những hạn chế đó, Đảng bộ cần tổng kết đánh giá và rút ra những kinh nghiệm cần thiết; đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục.
KẾT LUẬN
Qua việc tìm hiểu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên với sự nghiệp GDPT ta có thể thấy được Đảng bộ tỉnh đã nhận thức được tầm quan trọng của GDPT và sự phát triển chung của tỉnh. Tỉnh uỷ đã tiến hành quán triệt, thực hiện, vận dụng một cách sáng tạo các Nghị quyết, Chỉ thị của trung ương Đảng đã áp dụng vào tình hình thực tế với biện pháp thực hiện cụ thể đem lại những thành tựu quan trọng. Đó là, mở rộng quy mơ trường lớp và không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục. Đội ngũ cán bộ, giáo viên được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và phân chia một cách hợp lý. Thực hiện xã hội hố giáo dục, huy động tồn xã hội tham gia vào quá trình phát triển giáo dục, đóng góp cơng sức, tiền của cho việc xây dựng cơ sở vật chất, khuyến học, khuyến tài, động viên tinh thần học tập cho học sinh trong tỉnh. Hệ thống cơ sở vật chất cũng được quan tâm đầu tư xây dựng. Đó là kết quả sự phấn đấu của toàn Đảng toàn dân và toàn ngành giáo dục, nhân dân dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên.
Sự nghiệp GDPT của tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng còn tồn tại những hạn chế. Chất lượng giáo dục được nâng cao nhưng chưa đồng đều giữa các trường trong tỉnh, còn hiện tượng tiêu cực trong thi cử, đánh giá, thiếu phòng học chức năng…Tuy nhiên, những hạn chế này sẽ sớm được tỉnh khắc phục với những biện pháp cụ thể.
Sự phát triển GDPT của tỉnh Hưng Yên giai đoạn 1996-2016 đã để lại
nhiều kinh nghiệm cho sự phát triển giáo dục sau này. Trong quá trình giáo dục phải luôn luôn quán triệt thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng. Nhưng không phải áp dụng một cách thơ cứng mà cần có sự mềm dẻo, linh hoạt phù hợp với thực tiễn của địa phương để các chủ trương phát huy tối đa hiệu quả, có thể bổ sung, phát triển cho phù hợp. Và qua thực tiễn chỉ đạo có sự “Phản hồi ngược” từ cấp trên nhằm có sự sửa đổi kịp thời mang lại kết quả
tối ưu nhất, phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Khi đã có chủ trương đúng đắn thì việc thực hiện chỉ đạo chủ trương đó cũng là khâu hết sức quan trọng, cần nhận được sự quan tâm đúng mức. Đảm bảo, quá trình thực hiện là một quá trình thống nhất với sự tham gia đầy đủ của các ban ngành đoàn thể, của toàn thể nhân dân.
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên là một bộ phận không thể thiếu của ngành nên cần chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho họ. Một xã hội học tập mới cần lấy học sinh làm trung tâm, liên kết chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội. Thực hiện tốt chủ trương xã hội hố của Đảng. Và cần tăng cường cơng tác phát triển Đảng trong hệ thống GDPT nhằm thực hiện sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng.
Tóm lại, ta thấy rằng sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên với sự nghiệp GDPT của tỉnh từ năm1996 đến năm 2016 đã có kết quả nhất định. Khẳng định đường lối lãnh đạo phát triển giáo dục tỉnh là đúng đắn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Thường vụ tỉnh uỷ Hưng Yên (2005), Bác Hồ với Hưng Yên, Hưng
Yên với Bác Hồ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Ban Khoa giáo Trung ương (2002), Giáo dục và Đào tạo trong thời kỳ đổi
mới: chủ trương, thực hiện, đánh giá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Nguyễn Thanh Bình (2008), Giáo dục Việt Nam trong thời kỳ đổi mới,
Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), 10 năm phát triển giáo dục và đào tạo
Việt Nam qua các con số 2001-2012, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Nghị quyết hội nghị trung ương 8 khố XI
về đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo.
6. Nguyễn Toàn Cảnh, Nguyễn Quỳnh Uyển (2002), Tuyển tập tác phẩm
bàn về giáo dục Việt Nam, Nxb Lao Động, Hà Nội.
7. Nguyễn Hữu Châu (2007), Giáo dục Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
8. Cục thống kê tỉnh Hưng Yên (2013), Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên
2012, Nxb Thống Kê, Hà Nội.
9. Đảng bộ tỉnh Hưng Yên (2005), Văn kiện trình đại hội đại biểu Đảng bộ
tỉnh lần thứ XVI. Lưu tại văn phòng Tỉnh ủy Hưng Yên.
10. Đảng bộ tỉnh Hưng Yên (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh
lần thứ XVII. Lưu tại văn phòng Tỉnh ủy Hưng Yên.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Quan điểm của Đảng về giáo dục và đào tạo
trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đại biểu tồn quốc lần
thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Cù Huy Đạt, Văn Đức (1960), Các tác gia kinh điển của chủ nghĩa Mác
bàn về giáo dục, Nxb Giáo dục.
19. Phạm Văn Đồng (1999), Vấn đề giáo dục và đào tạo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Phạm Minh Hạc (1991), Góp phần đổi mới tư duy giáo dục, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
21. Phạm Minh Hạc (1997), Giáo dục nhân cách và đào tạo nhân lực: góp
phần triển khai Nghị quyết hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành trung ương Đảng, khố VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Phạm Minh Hạc (1999), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
23. Phạm Minh Hạc (2001), Phát triển toàn diện con người thời kỳ công
nghiệp hố, hiện đại hố, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Phạm Minh Hạc (2006), “ 20 năm đổi mới giáo dục thành tựu và thách
thức”, Tạp chí nghiên cứu con người ( số 2).
25. Vũ Ngọc Hải (2007), Giáo dục Việt Nam đổi mới và phát triển hiện đại
26. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hưng Yên tập 1 (1998), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. Lê Mậu Hãn, Thái Phương (2012), Các đại hội và hội nghị trung ương
Đảng Cộng sản việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 28. Bùi Minh Hiển (2005), Lịch sử giáo dục Việt Nam, Nxb Đại học Sư phạm,
Hà Nội.
29.Đặng Thị Thanh Huyền ( 2001), Giáo dục phổ thông với phát triển chất
lượng nguồn nhân lực-những bài học thực tiễn từ Nhật Bản, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
30. Nguyễn Thị Huyền (2013), Đảng bộ huyện Lập Thạch (tỉnh Vĩnh Phúc)
lãnh đạo sự nghiệp phát triển giáo dục phổ thông từ năm 1997 đến năm 2012, Luận văn Thạc sỹ Lịch sử, trường Đại học KHXH&NV (ĐHQGHN), Hà Nội.
31.Đặng Bá Lãm (2003), Giáo dục Việt Nam những năm đầu thập niên thế kỷ
XXI, Nxb Giáo dục.
32.Phan Ngọc Liên (cb), (2007), Hồ Chí Minh về giáo dục, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
33.Phan Ngọc Liên (2008), Đảng Cộng sản Việt Nam với sự nghiệp giáo dục
và đào tạo, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
34.Hồ Chí Minh (1972), Bàn về công tác giáo dục, Nxb Sự Thật, Hà Nội. 35.Hồ Chí Minh tồn tập (1996), Tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 36.Hồ Chí Minh tồn tập (1996), Tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
37.Nguyễn Thị Nhiên (2011), Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo sự nghiệp
giáo dục phổ thơng từ năm 2001 đến năm 2010, Khố luận cử nhân Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN), Hà Nội.
38.Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên (2005), Báo cáo tổng kết năm học
39.Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên (2006), Báo cáo tổng kết năm học
2005-2006 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2006-2007.
40. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên (2007), Báo cáo tổng kết năm học
2006-2007 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2007-2008.
41.Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên (2008), Báo cáo tổng kết năm học
2007-2008 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2008-2009.
42.Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên (2009), Báo cáo tổng kết năm học
2008-2009 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2009-2010
43.Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên (2010), Báo cáo tổng kết năm học
2009-2010 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2010-2011.
44.Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên (2011), Báo cáo tổng kết năm học
2010-2011 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2011-2012.
45.Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên(2012), Báo cáo tổng kết năm học
2011-2012 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2012-2013.
46.Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên (2013), Báo cáo tổng kết năm học
2012-2013 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2013-2014.
47.Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên ( 2014), Báo cáo tổng kết năm học
2013-2014 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2014-2015.
48.Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng yên (2015), Báo cáo tổng kết năm học
2014-2015 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2015-2016.
49.Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng yên (2016), Báo cáo tổng kết năm học
2015-2016 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2016-2017.
50.Tỉnh ủy Hưng Yên (1997), Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ