Đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh hưng yên lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông từ năm 1996 đến năm 2016 (Trang 55 - 60)

1.2.2.2 .Xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý

2.2. Chủ trƣơng và quá trình chỉ đạo phát triển giáo dục phổ thông của

2.2.2.3. Đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học

Cần triển khai nhanh, có hiệu quả quyết định 20/QĐ-TTg ngày 1-2-

2008 của Thủ tướng Chính phủ về đề án kiên cố hố các phịng học giai đoạn

2008-2012. Để thực hiện các mục tiêu về tăng cường cơ sở vật chất cần thực

hiện hiệu quả các giải pháp tỉnh uỷ đề ra.

Trước tiên là đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối, quan điểm đầu tư phát triển sự nghiệp GD&ĐT đến cấp uỷ đảng chính quyền và mọi tầng lớp nhân dân. Tranh thủ sự đồng thuận và ủng hộ cao về mọi mặt. Có sự nhận thức đầy đủ về hiện đại hoá cơ sở vật chất giáo dục là những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, phấn đấu xây dựng các trường đạt chuẩn quốc gia, không phải là làm phong trào mà là làm cho chất lượng giáo dục được nâng lên, có chiều sâu bền vững.

Về kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia, thành lập ban chỉ đạo xây dựng ở các cấp. Quy hoạch đất xây dựng trường chuẩn; ưu tiên xây dựng cơ sở vật chất, nâng cấp bổ sung trang thiết bị dạy học, hồn thiện các phịng chức năng trong các nhà trường.

Thực hiện quyết định 1068/QĐ-UBND ngày 30-6-2011 của Uỷ ban

nhân dân tỉnh triển khai đề án xây dựng trường mầm non và phổ thông tỉnh

Hưng Yên đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2011-2015. Năm học 2014-2015, “tồn tỉnh có 263 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 122 trường TH (đạt tỷ lệ 72,18%), 72 trường THCS (đạt tỷ lệ 42,1%) và 13 trường THPT (đạt tỷ lệ 34%) [44, tr 14]. Năm học 2015-2016, “TH có 125 trường đạt chuẩn quốc gia (tỷ lệ 73,5%), THCS có 73 trường (đạt tỷ lệ 42,7%), THPT có 16 trường (đạt tỷ lệ 42,1%) [49, tr 6]. Với những quy định và tiêu chuẩn đề ra tiêu biểu ở huyện Kim Động. Trường THPT Đức Hợp đạt chuẩn quốc gia năm 2014 với các tiêu chuẩn đạt: 1. Tổ chức và quản lý nhà trường; 2.Tiêu chuẩn cán bộ

quản lý, giáo viên, nhân viên; 3.Chất lượng giáo dục; 4.Tài chính, cở sở vật chất cà thiết bị dạy học; 5. Quan hệ giữa gia đình, nhà trường, xã hội.

Về nguồn vốn, ngành giáo dục phối kết hợp chặt chẽ với các tổ chức xã hội, các đoàn thể, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng dân cư khai thác có hiệu quả nguồn lực về tài chính, trên cơ sở quán triệt và thực hiện tốt quy chế dân chủ để hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất cho các nhà trường. Các ngành chức năng của tỉnh như phịng Tài chính Kế hoạch, phịng Tài ngun-Mơi trường, phịng Thống kê… cần tăng cường cơng tác quản lý Nhà nước, kiểm tra và hướng dẫn tạo điều kiện cho các xã, thị trấn khai thác tận dụng các điều kiện, nguồn vốn và các dự án khả thi. Các địa phương cần có kế hoạch quản lý quy hoạch, tổ chức thực hiện có hiệu quả, nguồn vốn thu được tập trung ưu tiên cho việc xây dựng cơ sở vật chất trường học đạt chuẩn quốc gia và vốn cho đề án kiên cố hoá lớp học. Năm học 2015-2016, “thực hiện tốt việc mua sắm, bổ sung sách, thiết bị dạy học tổng kinh phí là 57,1 tỷ đồng. Cung ứng sách giáo khoa và vật tư tiêu hao bảo đảm phục vụ dạy học theo đúng quy định với tổng kinh phí 9,5 tỷ đồng, bình qn 6,0 bản sách/ học sinh” [49, tr 15]. Nguồn vốn được huy động như vốn đất giãn dân, nguồn tài chính từ các lực lượng xã hội, các tổ chức chính quyền, tổ chức đồn thể, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm…hỗ trợ đầu tư kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho các nhà trường.

Các nhà trường tích cực đẩy mạnh công tác xây dựng cơ sở vật chất trường học bằng các nguồn: ngân sách địa phương, công tác xã hội hoá để nâng cao chất lượng về cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị nhà trường. Số phịng học an tồn, phịng kiên cố cao tầng, phịng chức năng bước đầu có sự chuyển biến.

Cụ thể là: “ở cấp TH có tổng số 2830 phịng học, trong đó kiên cố cao tầng là 2563 chiếm tỷ lệ 90,5%. Cấp THCS tổng số phịng học là 2184, trong

đó số phịng kiên cố cao tầng là 2098 chiếm tỷ lệ 96,0.%. Cấp THPT tổng số phòng học là 1026, trong đó số phịng kiên cố cao tầng là 915 chiếm tỷ lệ 89,1%” [49, tr 15].

Việc xây dựng cơ sở vật chất tạo điều kiện cho các trường đạt tiêu

chuẩn quốc gia. Nhờ sự quan tâm của Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân, Sở GD&ĐT và huyện Uỷ, Uỷ ban nhân dân và phịng GD&ĐT, các cấp uỷ đảng chính quyền cơ sở nên bước đầu việc xây dựng trường chuẩn quốc gia đã có sự khởi sắc.

2.2.2.4. Thực hiện xã hội hóa giáo dục

Tỉnh uỷ chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 05/CP của Chính phủ về cơng tác

xã hội hoá giáo dục, củng cố kiện tồn, phát huy vai trị của các trung tâm học tập cộng đồng. Nâng cao chất lượng hoạt động của hội đồng giáo dục cấp tỉnh, huyện, xã, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển GD&ĐT.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hố giáo dục-làm tốt cơng tác thơng

tin tuyên truyền về những chủ trương, chính sách phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước để toàn dân chăm lo quan tâm, phát triển sự nghiệp giáo dục. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, làm tốt việc huy động trẻ ra lớp, không để học sinh bỏ học, thất học, quan tâm đến học sinh có hồn cảnh khó khăn, tạo điều kiện cho các cháu đến trường. Ngành giáo dục phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh. Nhiều địa phương đã làm tốt cơng tác xã hội hố giáo dục. Công tác phát triển khuyến học, khuyến tài được chú trọng, các tổ chức chính trị xã hội, cá nhân nhiệt tình ủng hộ quỹ khuyến học.

Tổ chức Tầm nhìn thế giới: “đã xây dựng phòng học, mua sắm thiết bị, bồi dưỡng giáo viên, trang bị sách giáo khoa và các đồ dùng cho học sinh ở các trường mầm non, TH, THCS của 21 xã thuộc huyện Kim Động, 14 xã huyện Phù Cừ với tổng kinh phí hỗ trợ từ 2011 đến 2014 là 699.000 USD. Tổ

chức PLAN đã hỗ trợ kinh phí xây dựng trường học kiên cố cao tầng đồng bộ cho xã Nhuế Dương huyện Khoái Châu, xã An Viên huyện Tiên Lữ trị giá 500 triệu đồng/1 đơn vị” [55, tr 7].

Hệ thống trường ngồi cơng lập phát triển góp phần đáp ứng nhu cầu

học tập của người học “giảm chi ngân sách Nhà nước mỗi năm khoảng 52 tỷ đồng (mầm non 12 tỷ đồng, phổ thông 15 tỷ đồng, chuyên nghiệp 25 tỷ đồng)” [55, tr 7].

Hội khuyến học các cấp, công tác khuyến học dòng họ, cơ quan, đơn vị, địa phương hoạt động hiệu quả: “ quỹ khuyến học tỉnh là trên 610 triệu, quỹ khuyến học huyện trên 4,0 tỷ đồng, quỹ khuyến học xã, phường, thị trấn trên 7,9 tỷ đồng, quỹ khuyến học dòng họ trên 4,1 tỷ đồng” [55, tr 7].

Ngành giáo dục đã làm tốt công tác tuyên truyền, huy động nguồn lực

từ các nhà hảo tâm và các doanh nghiệp để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị: “các doanh nghiệp và các nhà hảo tâm đã ủng hộ ngành trên 47,8 tỷ đồng như doanh nghiệp Vũ Hưng-Kim Động đầu tư 200 triệu đồng, Ngân hàng Thương mại Liên Việt xây 16 phòng học trị giá 17 tỷ đồng, Doanh nhân Hoàng Tiến Dũng-thị trấn Vương Tiên Lữ tặng 50 bộ máy vi tính trị giá 300 triệu đồng, bà Đỗ Xuân Quỳnh- Tiên Lữ ủng hộ 180 triệu đồng mua sắm đồ dùng cho trường mầm non; các doanh nghiệp và các nhà hảo tâm huyện Khoái Châu tài trợ xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị cho các trường trên 17 tỷ đồng” [49, tr 21].

Ngành giáo dục tỉnh Hưng Yên còn tiếp tục phấn đấu triển khai Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh phong trào “Học tập và làm theo

tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, gắn với các cuộc vận động “Hai Không”,

cuộc vận động “Mỗi Thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng

tạo” và tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ

Chí Minh đã trở thành cuộc sinh hoạt chính trị sâu rộng trong ngành và được cấp uỷ đảng, chính quyền chỉ đạo kịp thời sâu sắc, sự phối hợp chặt chẽ với ban ngành đoàn thể và sự đồng thuận của phụ huynh, học sinh.

Tiểu kết chƣơng 2

Nhìn chung trải qua 11 năm chỉ đạo phát triển sự nghiệp giáo dục theo

chủ trương, đường lối chung của Trung ương Đảng và Đảng bộ tỉnh Hưng Yên. Hệ thống trường lớp, quy mô học sinh tương đối ổn định. Huy động tối đa học sinh trong độ tuổi mầm non ra lớp, tỷ lệ học sinh bỏ học giảm và chủ yếu do học lực. Duy trì tốt kết quả phổ cập giáo dục và thực hiện chương trình sách giáo khoa mới. Cơng tác bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên được chú trọng và ngành đã hưởng ứng thực hiện tốt các cuộc vận động, phong trào thi đua trong ngành. Công tác thanh tra, kiểm tra được tiến hành thường xuyên, đúng kế hoạch, có tác động tích cực trong việc giữ vững kỷ cương, nề nếp và nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Tích cực thực hiện việc bồi dưỡng, kết nạp cán bộ, giáo viên vào hàng ngũ của Đảng. Với sự nỗ lực cố gắng của toàn ngành cùng sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh mà tỉnh Hưng Yên luôn đi đầu trong phong trào giáo dục của cả nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn những hạn chế

như cơ sở vật chất cịn khó khăn, tiến độ xây dựng trường chuẩn quốc gia một số trường ở các huyện còn chậm. Đặt ra yêu cầu Đảng bộ tỉnh Hưng Yên cần có nhiều biện pháp thiết thực hơn nữa để giữ vững và phát huy những mặt đã làm được và khắc phục những hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh hưng yên lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông từ năm 1996 đến năm 2016 (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)