7. Kết cấu của luận văn
1.2. Đảng bộ tỉnh Hƣng Yên lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông
1.2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện và kết quả đạt được
Trước hết, bậc Tiểu học tỉnh uỷ chủ trương phải “Nâng cao chất lượng
phổ cập giáo dục trung học đúng độ tuổi. Nâng cao tỷ lệ học 2 buổi/ngày, khuyến khích tổ chức ăn bán trú. Đẩy mạnh phong trào phát âm chuẩn-viết chữ đẹp trong giáo viên và học sinh, tổ chức cho học sinh được học tin học. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tỷ lệ học sinh hồn thành chương
trình tiểu học hàng năm đạt 100% [52, tr 2]. Hình thành ở học sinh lịng ham hiểu biết, những kỹ năng cơ bản đầu tiên, tạo hứng thú học tập và học tập tốt.
Đối với cấp THCS, là cấp học cung cấp cho học sinh học vấn phổ
thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp, tạo điều kiện để học sinh tiếp tục học tập hoặc đi vào cuộc sống lao động cần “nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục THCS, 100% số trường dạy tin học. Kết quả tốt nghiệp hàng năm đạt tỷ lệ từ 98% trở lên” [4, tr 2].
Đối với cấp THPT, “Thực hiện tốt chương trình dạy học phân ban, đảm
bảo cho học sinh có học vấn phổ thơng, đồng thời tạo điều kiện cho sự phát triển năng lực của học sinh, giúp học sinh có những hiểu biết kỹ thuật, chú trọng hướng nghiệp, đẩy mạnh chọn ngành, chọn nghề học tiếp sau tốt nghiệp. Kết quả tốt nghiệp hàng năm đạt 98% trở lên” [4, tr 2] nhằm giúp học sinh chọn đúng hướng mà mình cần đi trong tương lai, phù hợp với khả năng của bản thân và phục vụ cho sự phát triển đất nước.
“Về đội ngũ cán bộ giáo viên, ở bậc tiểu học 60%, 15% giáo viên THPT, 50% cán bộ quản lý giáo dục trên chuẩn. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, ở lần lượt các bậc học. 100% phòng học phổ thông kiên cố cao tầng. Xây dựng 90% trường TH, 50% trường THCS và 50% trường THPT đạt chuẩn quốc gia. Hoàn thành phổ cập bậc trung học vào năm 2010” [4, tr 2].
Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã sâu sát chỉ đạo phát triển sự nghiệp GDPT với các Nghị quyết của BCH Đảng bộ, các Chỉ thị của Uỷ ban nhân dân, Chương trình phát triển và trực tiếp thực hiện của Sở GD&ĐT, cùng các trường THPT nhằm thực hiện các mục tiêu đã đề ra, sự chỉ đạo được thể hiện trên 4 mặt cơ bản: mở rộng quy mơ , nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện;
tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học; xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; thực hiện xã hội hoá giáo dục. Cả 4 mặt phát triển GDPT đã đạt được những thành tựu đáng kể.
1.2.2.1. Mở rộng quy mơ, nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện
Tính đến năm 2005 mạng lưới trường lớp phổ thông vẫn giữ ổn định với 169 trường TH, 169 trường THCS và 35 trường THPT (9 trường ngồi cơng lập). Về cơ bản đáp ứng được yêu cầu học tập của con em nhân dân. Chất lượng giáo dục cũng được nâng lên rõ rệt với thành tích : “trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia giải toán qua internet dành cho học sinh lớp 5 đội tuyển của tỉnh có 10 học sinh dự thi đạt 02 huy chương Bạc, 02 huy chương Đồng và 03 Bằng dự thi; kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 THPT với kết quả
39/59 học sinh đạt giải, trong đó có 02 giải Nhất, 03 giải Nhì, 19 giải Ba, 15 giải Khuyến khích. Có 01 học sinh được vào đội tuyển dự thi Olympic quốc tế mơn Hố học tại Vương quốc Anh” [38, tr 13; 15].
Tuy nhiên, dù chất lượng giáo dục đại trà được nâng lên song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Chưa có sự đồng đều trong các cơ sở giáo dục trên toàn tỉnh. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tuyển vào THPT còn thấp. Chất lượng giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống chưa cao; chất lượng hướng nghiệp dạy nghề cịn hình thức, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia bậc THCS mới chỉ là 27,2%, THPT là 13,5%.
Từ đó, Đảng bộ tỉnh cần chú trọng hơn nữa việc chỉ đạo mở rộng quy mô kết hợp với nâng cao chất lượng giáo dục. Trong 10 năm thực hiện chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XVI. Ngành GD&ĐT Hưng Yên đã xây dựng kế hoạch phát triển giai đoạn 2001-2005, giai đoạn 2006-2010 và định hướng phát triển giáo dục đến năm 2015. Tính đến thời điểm này, kế hoạch phát triển giáo dục của tỉnh cơ bản đạt chỉ tiêu đề ra “Trong năm học 2004 - 2005 toàn ngành xây dựng mới được 359 trường học kiên cố cao tầng, TH: 80,1%, THCS: 88,6% và THPT: 81,3%” [38, tr 12].
Về chất lượng, nâng cao chất lượng giáo dục đại trà kết hợp phát triển giáo dục mũi nhọn, đầu tư tốt các điều kiện phục vụ cho kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp, các môn năng khiếu, xây dựng trường chuyên, lớp chọn… Khi tăng quy mô các trường cũng cần chú ý tới kỷ cương trường lớp, tăng cường công tác quản lý, chống các biểu hiện tiêu cực trong các kỳ thi và đặc biệt coi trọng công tác kiểm tra đột xuất các trường.
Tiến hành đổi mới, phương pháp giảng dạy theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, ứng dụng công nghệ thông tin trong các bài giảng. Một trong những chủ trương cơ bản trong đổi mới GDPT là thay sách giáo khoa và tiếp tục đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị phục vụ cho dạy và học ở các trường. Thực hiện các giải pháp đó, GDPT của tỉnh có sự phát triển cả về quy mô trường lớp và chất lượng giáo dục.
Về Quy mô trường, vẫn duy trì số trường, thành lập thêm 2 trường THCS và 8 trường THPT. “TH có 169 trường với 2730 lớp và 77.007 học sinh; THCS tồn tỉnh có 169 trường với 1928 lớp với 69.109 học sinh; THPT có 35 trường với 968 lớp và 43.991 học sinh” [38, tr 11;13].
Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%; tỷ lệ học sinh bỏ học giảm. “Ở tiểu học có 166/169 trường tổ chức dạy ngoại ngữ cho học sinh. Trong đó có 9 trường (thuộc huyện Khoái Châu ) có tổ chức dạy cả tin học và ngoại ngữ. Kết quả 2 mặt giáo dục là học lực và hạnh kiểm đều tốt. Học lực giỏi mơn tốn và tiếng việt đạt 34,4% và 27,2%” [38, tr 12]. “Cấp THCS, giữ vững và củng cố tiêu chuẩn phổ cập giáo dục. Năm học 2009-2010 tỉ lệ tốt nghiệp THCS: 98,07%, cấp THPT tỷ lệ tốt nghiệp: 99,44% xếp thứ 5 toàn quốc” [38, tr 10].
Chất lượng giáo dục mũi nhọn, các trường thường xuyên quan tâm bồi
dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu ở các khối lớp. “kết quả ở bậc THCS có 800 học sinh tham gia dự thi có 475 học sinh đạt giải (đạt tỷ lệ
59,38%), trong đó có 21 giải Nhất, 113 giải Nhì, 170 giải Ba và 171 giải Khuyến khích; ở bậc THPT có 901 học sinh tham gia dự thi với 532 học sinh đạt giải (đạt tỷ lệ 59,05%), trong đó có 17 giải Nhất, 104 giải Nhì, 226 giải Ba và 185 giải Khuyến khích. Số giải học sinh giỏi quốc gia: 50 giải/56 học sinh tham gia dự thi đạt tỷ lệ 89,3%, trong đó có 01 giải Nhất, 06 giải Nhì, 33 giải Ba và 10 giải Khuyến khích” [38, tr 10]. Ngồi ra, để nâng cao chất lượng giảng dạy các trường cũng đã tăng cường công tác tuyên truyền đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh qua các hoạt động ngoài giờ, sinh hoạt tập thể.
Trên toàn tỉnh, các trường phổ thông tổ chức cho học sinh học thêm môn nghề. Sở giáo dục ban hành quy chế cộng điểm thi tốt nghiệp cuối cấp cho học sinh có chứng chỉ mơn học này. Cơng tác hướng nghiệp cũng được các nhà trường chú trọng.
1.2.2.2.Xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý
Dưới sự chỉ đạo, giúp đỡ của Đảng bộ tỉnh và sự tích cực trau dồi kiến thức của đội ngũ cán bộ giáo viên, trình độ chun mơn khơng ngừng được nâng cao. “Năm 2005, số giáo viên đạt chuẩn trở lên bậc TH có 45%, cấp THCS là 35%, cấp THPT là 8%” [52, tr 1]. Nhưng vẫn còn một bộ phận nhỏ giáo viên năng lực chuyên mơn cịn thấp chưa đảm trách được chương trình thay sách. Cơ cấu giáo viên khơng đồng bộ, thiếu đồ dùng dạy học, tình trạng dạy thay, chéo môn diễn ra phổ biến ở bậc THCS. Bởi vậy, Đảng bộ chủ trương cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác bồi dưỡng giáo viên đặt ra mục tiêu đến năm 2010 có 60% giáo viên TH và THCS, 15% giáo viên THPT trên chuẩn. Chương trình phát triển sự nghiệp giáo dục tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2006-2010 được thể hiện bằng:
Trước hết, “có kế hoạch bồi dưỡng, sử dụng hợp lý giáo viên chưa đạt
chuẩn, giáo viên dạy trái cấp, trái ban đào tạo” [52, tr.4]. Đồng thời, cũng cần phân bổ các giáo viên một cách hợp lý “định kỳ phân loại chất lượng giáo
viên, cán bộ quản lý, khắc phục giáo viên, cán bộ quản lý không đạt chuẩn” [52, tr 4]. Thực hiện tốt nhiệm vụ đổi mới chương trình GDPT, nhất là chương trình phân ban ở THPT và kết hợp mở các lớp học tập chính trị, nghiệp vụ nhằm nâng cao lý luận chính trị, đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên.
Về chuyên môn, giáo viên được tham dự các lớp chuyên đề đổi mới
phương pháp dạy học, thực hiện giảng dạy sách giáo khoa mới đi học bồi dưỡng nâng chuẩn nên tỷ lệ giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn ngày càng tăng. Năm 2010 ở bậc TH có 57,6% giáo viên đạt trên chuẩn, bậc THCS là 28,7% và bậc THPT là 7,8%.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Các trường đã tổ chức các hội thi như ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đối với các bậc học, thi giáo viên dạy giỏi 100% tiết dạy bằng giáo án điện tử. Nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn, mở được nhiều chuyên đề hội thảo cấp huyện, cấp trường bồi dưỡng cho giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy.
Để phát triển giáo dục việc quan tâm tới đội ngũ cán bộ quản lý cũng có vai trị vơ cùng quan trọng. Cơng tác quản lý giáo dục cấp tỉnh có quản lý của Sở GD&ĐT và sự quản lý của trường học. Sở GD tích cực tham mưu với Uỷ ban nhân dân tỉnh ra các văn bản chỉ đạo phát triển sự nghiệp GD&ĐT, xây dựng kế hoạch và một số biện pháp đổi mới hình thức bàn giao hàng tháng, bồi dưỡng cán bộ quản lý, về kiểm tra và quy hoạch cán bộ quản lý. Đặc biệt cịn tăng cường tổ chức các mơ hình câu lạc bộ cán bộ quản lý TH, THCS, kế toán, mỹ thuật… nhằm tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên được giao lưu học tập- được Sở GD&ĐT chọn làm mơ hình điểm cho các huyện học tập. Đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến cải tiến trong phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin dạy học. Làm tốt công
tác tham mưu với chính quyền địa phương tăng cường cơ sở vật chất và đẩy mạnh cơng tác xã hội hố giáo dục.
Để đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng. “tháng10 và 11/2009,
Sở đã tổ chức 7 lớp tập huấn cho 297 hiệu trưởng các trường phổ thơng trong tỉnh theo chương trình hợp tác Việt Nam-Singapore (giai đoạn 1); tổ chức 4 lớp tập huấn cho 120 hiệu trưởng các trường phổ thông theo dự án SREM [45, tr 13]. Mặt khác, tăng cường cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng, chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đẩy mạnh cơng tác phát triển Đảng trong trường học, xây dựng các tổ chức đoàn thể mạnh thực hiện tốt quy chế dân chủ trong ngành giáo dục. Điển hình như trường THPT Đức Hợp với 29 đảng viên luôn làm tốt vai trị lãnh đạo về tư tưởng chính trị, lãnh đạo chính quyền và các đồn thể quần chúng hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ. Năm 2013 chi bộ được Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hưng Yên tặng cờ thi đua 5 năm liền và luôn được Huyện uỷ Kim Động công nhận đạt danh hiệu tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh. Ngồi ra, cịn phối hợp chặt chẽ với cơng an và các ban ngành đồn thể chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống, ngăn ngừa các tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường, phát hiện và xử lý kịp thời cán bộ vi phạm pháp luật.
1.2.2.3. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học
Đến năm 2005, với sự cố gắng của các xã, thị trấn, sự hỗ trợ của trung
ương, tỉnh, huyện, sự tham gia đóng góp của nhân dân, tồn tỉnh đã có sự nỗ lực lớn trong việc kiên cố hố các trường học, phịng học, đưa số phòng học kiên cố cao tầng tăng nhanh, đáp ứng yêu cầu dạy và học: “năm 2005 có trên 80% phịng học phổ thơng kiên cố, cao tầng, 106 phòng thư viện chuẩn bậc phổ thông” [52, tr 1].
Nhận thức được việc đôn đốc đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các trường có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc phát triển sự nghiệp giáo dục nên tỉnh uỷ đã tích cực chỉ đạo xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị.
Đối với các cơ quan quản lý, các ngành chức năng của tỉnh như phòng Tài chính-Kế hoạch, phịng Tài ngun-Mơi trường, phịng Thống kê… phối hợp với sở GD&ĐT cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý Nhà nước kiểm tra và tận dụng các điều kiện, nguồn vốn để mở rộng quy mô trường lớp và nâng cao chất lượng giáo dục ở từng cấp học.
Đảng bộ đã chỉ đạo công việc xây dựng, sửa chữa trường lớp, mua sắm bổ sung thêm trang thiết bị, quan tâm đầu tư xây dựng kinh phí các phịng học chức năng, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các trường học. Đến nay, 80% các trường THCS, THPT đã sử dụng có hiệu quả phần mềm quản lý trường học, phần mềm xếp thời khoá biểu. Sở đã mua bản quyền và cấp miễn phí cho các trường THPT phần mềm xây dựng, tổ chức và quản lý đề thi trắc nghiệm TestPro sử dụng liên thông với máy chấm thi trắc nghiệm.
1.2.2.4. Thực hiện xã hội hóa giáo dục và các phong trào thi dua
Xã hội hoá là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, có ý nghĩa
chiến lược và tác động tích cực đến sự nghiệp giáo dục. Chủ trương đã được khẳng định trong các văn kiện của Đảng, ngay từ khi Nghị quyết Trung ương 2 khoá VI tới Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII nêu rõ: “ Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước” [11, tr 47].
Từ khi Đảng và Nhà nước chủ trương đẩy mạnh công tác xã hội hoá
giáo dục, Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã lãnh đạo các địa phương làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục trong phạm vị toàn tỉnh: “đảm bảo ít nhất 20% nguồn kinh phí chi thường xuyên cho hoạt động chuyên
môn, ngành GD&ĐT chủ động phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành tăng cường hoạt động của hội khuyến học từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn, khu dân cư, dòng họ” [52, tr 6].
Các trường đã làm tốt công tác tuyên truyền và tổ chức ký cam kết
trong toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh thực hiện tốt cuộc vận động “ Hai
Không” với 4 nội dung là nói khơng với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành
tích, nói khơng với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc ngồi nhầm lớp; cuộc
vận động “ Mỗi Thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.
Phấn đấu mỗi cán bộ, giáo viên và nhân viên trong ngành giáo dục tự học, tự bồi dưỡng rèn luyện, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tham dự đầy đủ các đợt sinh hoạt, cuộc thi viết bài về tấm gương tiêu biểu