CHƢƠNG 3 NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM
3.2. Một số kinh nghiệm
3.2.1. Kinh nghiệm trong xác định chủ trương
Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên, sau 21 năm sự
nghiệp GDPT của tỉnh đã đạt được những thành tựu quan trọng, đưa sự nghiệp giáo dục của cả tỉnh đi lên. Góp phần nâng cao dân trí, đáp ứng nguồn nhân lực cho q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố trên địa bàn tỉnh. Nhưng bên cạnh đó vẫn cịn những hạn chế, thiếu sót cần tìm phương hướng khắc phục. Từ việc nghiên cứu quá trình lãnh đạo GDPT của tỉnh Hưng n, ta có thể rút ra một số kinh nghiệm trong xác định chủ trương của Đảng bộ tỉnh như sau:
Một là, cần quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối phát triển giáo dục của Trung ương Đảng, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn của địa phương.
Tỉnh uỷ, các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương và các ban ngành cần quán triệt, thực hiện một cách nghiêm túc chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về giáo dục để đưa sự nghiệp giáo dục của tỉnh phát triển
đúng hướng. Trước tiên, trong thời kỳ đổi mới cần nhận thức rõ quan điểm
“Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, phải coi trọng và có những chính sách,
biện pháp phù hợp phát triển giáo dục, xứng với vị thế “hàng đầu” của nó. Gắn việc phát triển giáo dục với việc phát triển kinh tế, xã hội, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong quá trình lãnh đạo phát triển sự nghiệp giáo dục của tỉnh giai đoạn 2006-2016. Tỉnh uỷ Hưng Yên luôn quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng, mỗi khi Đảng có Nghị quyết hay Chỉ thị về giáo dục, Tỉnh uỷ đều có kế hoạch tổ chức quán triệt nhằm phổ biến, tuyên truyền sâu rộng sự nhận thức một cách đúng đắn về đường lối phát triển giáo dục của Đảng trong ngành giáo dục cũng như toàn thể cán bộ, nhân viên cùng toàn thể nhân dân. Chẳng hạn, ngày 5-12-2011 khi Bộ Chính trị ra Chỉ thị số 10- CT/TW về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục TH và THCS, tăng cường phân luồng học sinh sau THCS và xoá mù chữ cho người lớn. Ngay sau đó tỉnh uỷ đã có kế hoạch quán triệt, triển khai Chỉ thị này và đưa ra chương trình hoạt động cụ thể phù hợp với tình hình GDPT và đặc điểm hồn cảnh kinh tế, xã hội nhằm có đường lối chỉ đạo phù hợp, kịp thời.
Cùng với đó, cơng tác phát triển giáo dục của tỉnh cũng đạt được nhiều thành tựu khác như mở rộng, ổn định quy mô trường lớp, nâng cao chất lượng, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng…đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Từ đó, phát huy tiềm năng thế mạnh và khơi dậy truyền thống hiếu học của nhân dân trong tỉnh.
Hai là, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, cơ quan về giáo dục
Bởi vì, nếu một chủ trương đúng đắn mà không được tổ chức thực hiện
tốt sẽ không đem lại một kết quả tốt. Nói cách khác, một chủ trương chỉ có thể coi là đúng đắn, phù hợp khi nó được tổ chức thực hiện một cách đồng bộ,
khoa học từ trên xuống dưới. Trung ương Đảng đề ra đường lối phát triển giáo dục chung, đảng uỷ ở các cấp sẽ cụ thể hoá đường lối, chủ trương của Đảng và thực hiện trên địa bàn mình lãnh đạo. Cịn bộ máy nhà nước các cấp sẽ thể chế hoá các quan điểm lãnh đạo của từng tổ chức Đảng, tạo cơ sở thống nhất và pháp lý gồm những kế hoạch, mục tiêu cụ thể cho từng thời kỳ cụ thể đảm bảo phát triển sự nghiệp GDPT. Có sự gắn bó, hài hồ giữa 5 hệ thống là Đảng, Nhà nước, các đoàn thể, nhân dân và ngành giáo dục sẽ đảm bảo hiệu quả và tốc độ phát triển của ngành GDPT.
Từ vấn đề chung, sự chỉ đạo phát triển giáo dục của tỉnh cần có sự nhất quán, quan hệ chặt chẽ với nhau. Tỉnh uỷ Hưng Yên làm tốt điều này, từ khi có Nghị quyết của trung ương Đảng, Bộ GD&ĐT thì Đảng bộ tỉnh sẽ có kế hoạch quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị, Nghị quyết đó giúp các cấp, các ngành liên quan trong tỉnh nắm được quan điểm, mục tiêu và giải pháp của Đảng. Từ đó, mỗi đơn vị sẽ tiến hành xây dựng chương trình cụ thể để tổ chức thực hiện ở cấp mình. Tỉnh uỷ có quyết định thành lập tiểu ban xây dựng chương trình phát triển giáo dục với nhiệm vụ giúp Ban thường vụ tỉnh uỷ xây dựng và lãnh đạo thực hiện chương trình phát triển giáo dục. Tiểu ban xây dựng chương trình cùng các cơ quan chuyên môn của tỉnh thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện, hàng năm báo cáo kết quả với Ban thường vụ tỉnh uỷ. Giữa nhiệm kỳ BCH Đảng bộ tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện, cuối nhiệm kỳ tổng kết việc thực hiện chương trình. Việc thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh và sự kết hợp của các ban ngành, cơ quan liên quan. Cụ thể là BCH Đảng bộ giao cho Hội đồng nhân dân thể chế hoá về mặt Nhà nước, Uỷ ban nhân dân tỉnh triển khai tổ chức thực hiện thắng lợi chương trình phát triển; Sở GD&ĐT tổ chức quán triệt kế hoạch phát triển GD&ĐT, trực tiếp tham mưu giúp Ban thường vụ Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện cụ
thể cho từng năm học, tổng hợp định kỳ báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về sự nghiệp giáo dục trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với các ngành chức năng, Mặt trận Tổ quốc các cấp, các cơ quan đồn thể có liên quan, tun truyền tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng, đẩy mạnh cơng tác xã hội hố giáo dục.
Đảng uỷ các huyện, xã, thị trấn trên cơ sở nội dung chủ yếu của chương trình phát triển giáo dục, xây dựng chương trình, hành động với các giải pháp cụ thể, thiết thực để lãnh đạo thực hiện có hiệu quả ở địa phương mình. Thành lập ban chỉ đạo cấp xã, huyện, thị trấn thực hiện chương trình và tăng cường cơng tác xã hội hố giáo dục để huy động mọi nguồn lực đầu tư cho giáo dục. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể của tỉnh phối hợp với các cấp chính quyền tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia tích cực, hiệu quả để thực hiện thắng lợi mục tiêu mà chương trình đề ra.
Các cơ quan, đoàn thể, Hội đồng nhân dân, Hội khuyến học cũng căn
cứ chương trình kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục của tỉnh và cụ thể hố bằng chương trình và kế hoạch hoạt động phối kết hợp các tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư huy động nguồn lực đầu tư cho sự nghiệp giáo dục phát triển. Trong q trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc phản ánh về Sở GD&ĐT để tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định.
Nhân dân cũng đóng vai trị to lớn góp sức phát triển sự nghiệp giáo dục
khi cho con cháu đi học đúng độ tuổi, đóng góp chi phí giáo dục, ủng hộ…