Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh hưng yên lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông từ năm 1996 đến năm 2016 (Trang 37)

1.2.2.2 .Xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý

1.2.2.3. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học

Đến năm 2005, với sự cố gắng của các xã, thị trấn, sự hỗ trợ của trung

ương, tỉnh, huyện, sự tham gia đóng góp của nhân dân, tồn tỉnh đã có sự nỗ lực lớn trong việc kiên cố hố các trường học, phịng học, đưa số phòng học kiên cố cao tầng tăng nhanh, đáp ứng yêu cầu dạy và học: “năm 2005 có trên 80% phịng học phổ thơng kiên cố, cao tầng, 106 phịng thư viện chuẩn bậc phổ thơng” [52, tr 1].

Nhận thức được việc đôn đốc đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các trường có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc phát triển sự nghiệp giáo dục nên tỉnh uỷ đã tích cực chỉ đạo xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị.

Đối với các cơ quan quản lý, các ngành chức năng của tỉnh như phịng Tài chính-Kế hoạch, phịng Tài ngun-Mơi trường, phịng Thống kê… phối hợp với sở GD&ĐT cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý Nhà nước kiểm tra và tận dụng các điều kiện, nguồn vốn để mở rộng quy mô trường lớp và nâng cao chất lượng giáo dục ở từng cấp học.

Đảng bộ đã chỉ đạo công việc xây dựng, sửa chữa trường lớp, mua sắm bổ sung thêm trang thiết bị, quan tâm đầu tư xây dựng kinh phí các phịng học chức năng, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các trường học. Đến nay, 80% các trường THCS, THPT đã sử dụng có hiệu quả phần mềm quản lý trường học, phần mềm xếp thời khoá biểu. Sở đã mua bản quyền và cấp miễn phí cho các trường THPT phần mềm xây dựng, tổ chức và quản lý đề thi trắc nghiệm TestPro sử dụng liên thông với máy chấm thi trắc nghiệm.

1.2.2.4. Thực hiện xã hội hóa giáo dục và các phong trào thi dua

Xã hội hoá là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, có ý nghĩa

chiến lược và tác động tích cực đến sự nghiệp giáo dục. Chủ trương đã được khẳng định trong các văn kiện của Đảng, ngay từ khi Nghị quyết Trung ương 2 khoá VI tới Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII nêu rõ: “ Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước” [11, tr 47].

Từ khi Đảng và Nhà nước chủ trương đẩy mạnh công tác xã hội hoá

giáo dục, Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã lãnh đạo các địa phương làm tốt cơng tác xã hội hố giáo dục trong phạm vị tồn tỉnh: “đảm bảo ít nhất 20% nguồn kinh phí chi thường xun cho hoạt động chun

mơn, ngành GD&ĐT chủ động phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành tăng cường hoạt động của hội khuyến học từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn, khu dân cư, dòng họ” [52, tr 6].

Các trường đã làm tốt công tác tuyên truyền và tổ chức ký cam kết

trong toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh thực hiện tốt cuộc vận động “ Hai

Không” với 4 nội dung là nói khơng với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành

tích, nói khơng với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc ngồi nhầm lớp; cuộc

vận động “ Mỗi Thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.

Phấn đấu mỗi cán bộ, giáo viên và nhân viên trong ngành giáo dục tự học, tự bồi dưỡng rèn luyện, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tham dự đầy đủ các đợt sinh hoạt, cuộc thi viết bài về tấm gương tiêu biểu học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích

cực” được đưa thành một tiêu chí thi đua. Qua phát động và chỉ đạo thực hiện

có 100% các trường đăng ký. 100% các trường học có đội văn nghệ, có đủ cơng trình vệ sinh nước sạch trong trường học. Đã có nhiều tập thể xuất sắc trong triển khai phong trào như: Trường Tiểu học Quang Hưng huyệnPhù Cừ, Tiểu học Bãi Sậy, THCS Nguyễn Thiện Thuật huyện Khoái Châu; Trường THPT Hưng Yên, Đức Hợp huyện Kim Động…

Tiểu kết chƣơng 1

Qua việc tìm hiểu chủ trương của Đảng có thể thấy tỉnh có nhiều thuận

lợi để phát triển sự nghiệp giáo dục. Tỉnh có truyền thống hiếu học, nơi sinh ra nhiều tấm gương ưu tú, nhà khoa bảng là tấm gương soi sáng cho thế hệ mai sau.

Từ năm 1996 đến năm 2005 Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã đề ra một số chương trình phát triển giáo dục phổ thơng như: Chương trình phát triển giáo

dục đào tạo giai đoạn 2001-2005 và một số định hướng đến năm 2010 trong Nghị quyết BCH Đảng bộ tỉnh khố XV; chương trình phát triển giáo dục đào tạo giai đoạn 2006-2010 và một số định hướng đến năm 2015 của BCH Đảng bộ tỉnh khoá XVI, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XVI (2005). Trên cơ sở đó đề ra phương hướng nhiệm vụ cho thời kỳ 1996-2005. Những chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên về phát triển giáo dục phổ thông đã nhanh chóng được triển khai vào đời sống thực tiễn và định hướng cho các ban ngành, đơn vị cá nhân tham gia thực hiện phát triển giáo dục phổ thông trong toàn tỉnh.

Tuy nhiên, trong GDPT của tỉnh xuất hiện những mâu thuẫn nan giải giữa nhu cầu phát triển về số lượng và yêu cầu về chất lượng, giữa kế hoạch phát triển giáo dục với thị trường lao động. Một số cấp uỷ Đảng chưa quan tâm đầy đủ đến cơng tác xã hội hố, cịn tư tưởng ỷ lại trơng chờ. Những tồn tại đó địi hỏi Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hưng Yên cần tiếp tục tháo gỡ, đưa sự nghiệp giáo dục phổ thông của tỉnh tiếp tục phát triển lên một bước mới, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố và hội nhập của tỉnh Hưng Yên nói riêng cũng như cả nước nói chung.

CHƢƠNG 2

ĐẢNG BỘ TỈNH HƢNG YÊN LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC THÔNG TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2016 2.1. Tình hình và nhiệm vụ mới của tỉnh Hƣng Yên, chủ trƣơng của Đảng về giáo dục phổ thông từ năm 2006 đến năm 2016

2.1.1. Tình hình và nhiệm vụ mới của tỉnh Hưng Yên

Bước sang thời kỳ mới, lĩnh vực giáo dục của Hưng Yên sẽ có những

điều kiện thuận lợi mới để phát triển. Nhưng cũng không tránh khỏi những khó khăn, thách thức đối với cơng tác phát triển giáo dục đặc biệt là giáo dục phổ thông.

Những thuận lợi: Bước sang một thiên niên kỷ mới, một thế kỷ mới, thế kỷ thông tin, công nghệ cao sẽ tạo nên những biến đổi sâu sắc, to lớn mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó nổi lên là tính chất tồn cầu, hội nhập và mở cửa. Bước vào thế kỷ mới là bước vào thế kỷ của nền kinh tế tri thức. Với những chính sách mở cửa, ưu đãi của Đảng và Nhà nước trong việc mở cửa, giao lưu với quốc tế và khu vực. Ngành giáo dục Hưng Yên nói riêng và giáo dục cả nước nói chung có thể tranh thủ cơ hội này để giao lưu, học hỏi tri thức từ thế giới từ nội dung đến phương pháp dạy học, kỹ năng quản lý… Đảng và Nhà nước đang tiến hành đổi mới GD&ĐT theo hướng chuẩn hoá, hiện đại

hoá và xã hội hoá, GD&ĐT cùng với khoa học và công nghệ đã trở thành tiền

đề, động lực của q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Khoa học và công nghệ nhất là công nghệ thông tin phát triển nhanh, tạo ra những phương thức, phương tiện, công cụ mới phục vụ việc đổi mới phương pháp dạy và học. Sự hội nhập quốc tế và khu vực, sự phát triển kinh tế tri thức có những tác động tích cực đến phát triển GD&ĐT.

Những vấn đề của thời đại, của đất nước và của tỉnh đang đặt ra cho sự nghiệp GD&ĐT cả nước nói chung và Hưng Yên nói riêng đứng trước những thuận lợi và khó khăn mới. Thuận lợi đối với sự nghiệp GD&ĐT của tỉnh còn là việc nhận thức của nhân dân trong tỉnh không ngừng được nâng lên, vai trị và vị trí của GD&ĐT ngày càng được đề cao. Các cấp, các ngành ngày càng coi trọng vai trò của GD&ĐT, quan tâm sâu sắc hơn tới sự nghiệp trồng người, coi đầu tư cho GD&ĐT là đầu tư cho sự phát triển.

Hưng Yên lại nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Hệ thống kết

cấu hạ tầng kinh tế xã hội tương đối phát triển, dễ dàng kết nối với các trung tâm kinh tế lớn của cả nước và với nước ngoài. Những năm gần đây, kinh tế của tỉnh có sự phát triển mạnh, đời sống của nhân dân đang dần được cải thiện, tạo điều kiện cho việc huy động các nguồn lực cho giáo dục.

Những khó khăn: Thách thức đối với GD&ĐT Hưng Yên là yêu cầu nhanh chóng nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế. Vừa một lúc phải thực hiện nâng cao dân trí, vừa phải đào tạo nguồn lực cho nhiều ngành kinh tế gắn với công nghiệp hiện đại và thị trường lao động ngày càng khó tính.

Chất lượng GD&ĐT nhiều mặt còn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày

càng cao của thị trường lao động. Chất lượng giảng dạy và học tập của một bộ phận giáo viên và học sinh chưa đáp ứng được nhu cầu. Tỷ lệ trường, lớp kiên cố hố, cao tầng cịn ít, thiết bị dạy học trong các trường phổ thông chưa đồng bộ, thiết bị dạy nghề còn thiếu và lạc hậu. Việc huy động cơng tác xã hội hố được quan tâm song chưa đáp ứng được nhu cầu của giáo dục. Công tác quản lý Nhà nước về giáo dục còn nhiều bất cập. u cầu nhanh chóng đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp giáo dục đặt ra ngày càng bức thiết trong bối cảnh hội nhập toàn cầu.

2.1.2. Chủ trương của Đảng về phát triển giáo dục phổ thông

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội X, 10 năm thực hiện chiến

lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010 và 20 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991. Báo cáo chính trị của BCH Trung ương Đảng khố X tại Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XI của Đảng đã đánh giá một số kết quả của sự nghiệp giáo dục. Đổi mới giáo dục đạt được một số kết quả bước đầu. Chi ngân sách Nhà nước cho GD&ĐT trên 20% tổng chi ngân sách; việc huy động nguồn lực xã hội cho giáo dục, phát triển GD&ĐT ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm. Quy mô giáo dục tiếp tục phát triển. Đến năm 2010, tất cả các tỉnh thành phố đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng, năm 2010 đạt 40% tổng số lao động đang làm việc. Những thành tựu và kết quả có được là do truyền thống hiếu học của dân tộc và sự quan tâm, chăm lo của Đảng và Nhà nước sự cố gắng thực hiện của các ban ngành, toàn ngành giáo dục và học sinh. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục còn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, chưa giải quyết mối quan hệ giữa tăng số lượng, quy mô với nâng cao chất lượng, giữa dạy chữ và dạy người. Chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học lạc hậu, đổi mới chậm; cơ cấu giáo dục không hợp lý giữa các lĩnh vực, ngành nghề đào tạo. Quản lý Nhà nước về giáo dục còn bất cập. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận còn chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục. Việc khắc phục xu hướng thương mại hố và sa sút đạo đức trong giáo dục cịn chậm, hiệu quả thấp, đang trở thành nỗi bức xúc của xã hội.

Từ thực trạng đó, đặt ra yêu cầu cần tích cực đổi mới nền giáo dục khắc phục hạn chế. Trong Kết luận Hội nghị lần thứ 6 khoá XI số 51-KL/TW ngày

29-10-2012 về đề án “đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu

trong giai đoạn hiện nay. Đào tạo; hệ thống tổ chức; loại hình GD&ĐT; nội dung phương pháp dạy và học; cơ chế quản lý; xây dựng đội ngũ giáo viên; cán bộ quản lý; cơ sở vật chất; nguồn lực…trong toàn bộ hệ thống (giáo dục mầm non, GDPT, giáo dục đại học, đào tạo nghề)” [11, tr 139-140].

Nội dung của đề án đổi mới được nêu trong công văn số 6550- CV/VPTW, 11/10/2013 của Văn phòng Trung ương Đảng, về việc gửi đề cương thông báo nhanh kết quả hội nghị lần thứ 8 BCH Trung ương Đảng khoá XI. Từ mục tiêu chung “hệ thống GD&ĐT được chuẩn hoá, hiện đại hoá, dân chủ hoá, xã hội hoá và hội nhập quốc tế; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và mang đậm bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến ở khu vực”[11, tr 146-147]. Đảng đã nêu mục tiêu cụ thể cho từng cấp, bậc học. Đối với GDPT, “tập trung nâng cao dân trí, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, hình thành phẩm chất, năng lực cơng dân, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng đạo đức, lối sống, kỹ năng, ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng anh, tin học), năng lực thực hành và vận dụng kiến thức vào thực tiễn… bảo đảm cho học sinh kết thúc lớp 9 phải có tri thức phổ thông nền tảng cơ sở; các năm THPT phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn sau phổ thơng có chất lượng. Thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm sau 2020. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục. Phấn đấu đến năm 2020 có 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục THPT và tương đương” [11, tr 147].

Nhưng đây là vấn đề phức tạp còn nhiều ý kiến khác nhau cần phải tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thấu đáo, cẩn trọng, tạo sự thống nhất cao để BCH Trung ương ban hành Nghị quyết vào thời gian thích hợp. Nên trong thời gian đầu các cấp uỷ đảng và chính quyền đã tiếp tục quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII, Kết luận trung ương 6 khoá

khoá X về tiếp tục thực hiện Nghị quyết trung ương 2 khoá VIII, phương hướng phát triển GD&ĐT đến năm 2020 và những nhiệm vụ cụ thể. Ở cấp phổ thơng, tích cực triển khai Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 5-12-2011 của Bộ Chính trị về củng cố giáo dục TH và THCS; tăng cường phân luồng học sinh sau THCS và xoá mù chữ cho người lớn. Các cấp uỷ đảng, chính quyền và ngành giáo dục triển khai đợt sinh hoạt, hiến kế và xây dựng chương trình hoạt động, khắc phục cơ bản tiêu cực trong dạy thêm, học thêm, việc lạm thu và sử dụng khơng đúng mục đích, tiêu cực trong thi cử.

Đến ngày 14-11-2013, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khố XI về

đổi mới căn bản và tồn diện GD&ĐT đã được ban hành. Nghị quyết là sự cụ thể, chi tiết hoá đề án đổi mới giáo dục đã đề ra trước đó. Nghị quyết đã quán triệt quan điểm chỉ đạo đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục “đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội” [5, tr 2].

Nêu rõ đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết từ quan điểm tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện đảm bảo thực hiện…Phát triển giáo dục là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài chuyển quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, phát triển giáo dục phải gắn liền với nhu cầu phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh hưng yên lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông từ năm 1996 đến năm 2016 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)