Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh hưng yên lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông từ năm 1996 đến năm 2016 (Trang 33 - 35)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Đảng bộ tỉnh Hƣng Yên lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông

1.2.2.1. Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Tính đến năm 2005 mạng lưới trường lớp phổ thông vẫn giữ ổn định với 169 trường TH, 169 trường THCS và 35 trường THPT (9 trường ngoài công lập). Về cơ bản đáp ứng được yêu cầu học tập của con em nhân dân. Chất lượng giáo dục cũng được nâng lên rõ rệt với thành tích : “trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia giải toán qua internet dành cho học sinh lớp 5 đội tuyển của tỉnh có 10 học sinh dự thi đạt 02 huy chương Bạc, 02 huy chương Đồng và 03 Bằng dự thi; kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 THPT với kết quả 39/59 học sinh đạt giải, trong đó có 02 giải Nhất, 03 giải Nhì, 19 giải Ba, 15 giải Khuyến khích. Có 01 học sinh được vào đội tuyển dự thi Olympic quốc tế môn Hoá học tại Vương quốc Anh” [38, tr 13; 15].

Tuy nhiên, dù chất lượng giáo dục đại trà được nâng lên song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Chưa có sự đồng đều trong các cơ sở giáo dục trên toàn tỉnh. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tuyển vào THPT còn thấp. Chất lượng giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống chưa cao; chất lượng hướng nghiệp dạy nghề còn hình thức, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia bậc THCS mới chỉ là 27,2%, THPT là 13,5%.

Từ đó, Đảng bộ tỉnh cần chú trọng hơn nữa việc chỉ đạo mở rộng quy mô kết hợp với nâng cao chất lượng giáo dục. Trong 10 năm thực hiện chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XVI. Ngành GD&ĐT Hưng Yên đã xây dựng kế hoạch phát triển giai đoạn 2001-2005, giai đoạn 2006-2010 và định hướng phát triển giáo dục đến năm 2015. Tính đến thời điểm này, kế hoạch phát triển giáo dục của tỉnh cơ bản đạt chỉ tiêu đề ra “Trong năm học 2004 - 2005 toàn ngành xây dựng mới được 359 trường học kiên cố cao tầng, TH: 80,1%, THCS: 88,6% và THPT: 81,3%” [38, tr 12].

Về chất lượng, nâng cao chất lượng giáo dục đại trà kết hợp phát triển giáo dục mũi nhọn, đầu tư tốt các điều kiện phục vụ cho kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp, các môn năng khiếu, xây dựng trường chuyên, lớp chọn… Khi tăng quy mô các trường cũng cần chú ý tới kỷ cương trường lớp, tăng cường công tác quản lý, chống các biểu hiện tiêu cực trong các kỳ thi và đặc biệt coi trọng công tác kiểm tra đột xuất các trường.

Tiến hành đổi mới, phương pháp giảng dạy theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, ứng dụng công nghệ thông tin trong các bài giảng. Một trong

những chủ trương cơ bản trong đổi mới GDPT là thay sách giáo khoa và tiếp

tục đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị phục vụ cho dạy và học ở các trường. Thực hiện các giải pháp đó, GDPT của tỉnh có sự phát triển cả về quy mô trường lớp và chất lượng giáo dục.

Về Quy mô trường, vẫn duy trì số trường, thành lập thêm 2 trường THCS và 8 trường THPT. “TH có 169 trường với 2730 lớp và 77.007 học sinh; THCS toàn tỉnh có 169 trường với 1928 lớp với 69.109 học sinh; THPT có 35 trường với 968 lớp và 43.991 học sinh” [38, tr 11;13].

Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%; tỷ lệ học sinh bỏ học giảm. “Ở tiểu học có 166/169 trường tổ chức dạy ngoại ngữ cho học sinh. Trong đó có 9 trường (thuộc huyện Khoái Châu ) có tổ chức dạy cả tin học và ngoại ngữ. Kết quả 2 mặt giáo dục là học lực và hạnh kiểm đều tốt. Học lực giỏi môn toán và tiếng việt đạt 34,4% và 27,2%” [38, tr 12]. “Cấp THCS, giữ vững và củng cố tiêu chuẩn phổ cập giáo dục. Năm học 2009-2010 tỉ lệ tốt nghiệp THCS: 98,07%, cấp THPT tỷ lệ tốt nghiệp: 99,44% xếp thứ 5 toàn quốc” [38, tr 10].

Chất lượng giáo dục mũi nhọn, các trường thường xuyên quan tâm bồi

dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu ở các khối lớp. “kết quả ở bậc THCS có 800 học sinh tham gia dự thi có 475 học sinh đạt giải (đạt tỷ lệ

59,38%), trong đó có 21 giải Nhất, 113 giải Nhì, 170 giải Ba và 171 giải Khuyến khích; ở bậc THPT có 901 học sinh tham gia dự thi với 532 học sinh đạt giải (đạt tỷ lệ 59,05%), trong đó có 17 giải Nhất, 104 giải Nhì, 226 giải Ba và 185 giải Khuyến khích. Số giải học sinh giỏi quốc gia: 50 giải/56 học sinh tham gia dự thi đạt tỷ lệ 89,3%, trong đó có 01 giải Nhất, 06 giải Nhì, 33 giải Ba và 10 giải Khuyến khích” [38, tr 10]. Ngoài ra, để nâng cao chất lượng giảng dạy các trường cũng đã tăng cường công tác tuyên truyền đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh qua các hoạt động ngoài giờ, sinh hoạt tập thể.

Trên toàn tỉnh, các trường phổ thông tổ chức cho học sinh học thêm môn nghề. Sở giáo dục ban hành quy chế cộng điểm thi tốt nghiệp cuối cấp cho học sinh có chứng chỉ môn học này. Công tác hướng nghiệp cũng được các nhà trường chú trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh hưng yên lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông từ năm 1996 đến năm 2016 (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)